Phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam?

Phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam?

Quyền nhân thân là quyền gắn liền với mỗi cá nhân và là một trong những quyền quan trọng, cần được bảo vệ nhất trong Bộ luật dân sự. Vậy phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam quy đinh như thế nào?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

1. Căn cứ pháp lý:

Bộ luật dân sự 2015.

2. Giải quyết vấn đề:

2.1 Khái niệm và các quyền thân nhân theo quy định

2.1.1 Khái niệm:

Theo khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền nhân thân thì quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Như vậy, có thể hiểu quyền nhân thân là là quyền của cá nhân đối với các giá trị nhân thân của mình được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.

2.1.2 Các quyền thân nhân theo quy đinh:

Bộ luật dân sư năm 2015 ghi nhận quyền nhân thân của cá nhân bao gồm các quyền cụ thể sau:

  • Quyền có họ, tên (Điều 26);
  • Quyền thay đổi họ (Điều 27);
  • Quyền thay đổi tên (Điều 28);
  • Quyền xác định, xác định lại dân tộc (Điều 29);
  • Quyền được khai sinh, khai tử (Điều 30);
  • Quyền đối với quốc tịch (Điều 31);
  • Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 32);
  • Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể (Điều 33);
  • Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 34);
  • Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (Điều 35);
  • Quyền xác định lại giới tính (Điều 36);
  • Chuyển đổi giới tính (Điều 37);
  • Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình (Điều 38)
  • Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình (Điều 39);

Như vậy, Bộ luật dân sự 2015 quy định có 14 quyền nhân thân. Các quyền nhân thân trên đều mang tính chất phi tài sản và gắn liền với một chủ thể nhất định và không thể chuyển dịch.

Phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam?
Phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam?

2.2 Các phương thức bảo vệ quyền nhân thân theo pháp luật dân sự Việt Nam:

Bộ luật Dân sự năm 2015 xác định quyền nhân thân cũng là một quyền dân sự, do vậy phương thức bảo vệ được quy định chung như việc bảo vệ các quyền dân sự khác, được quy định tại điều 11, Bộ luật dân sự 2015 về phương thức bảo vệ quyền dân sự: Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

– Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình:

Từ điều 2, Bộ luật dân sự đã ghi nhận nội dung của phương thức này cũng như được xem là nguyên tắc của Bộ luật dân sự, đây được xem là phương thức đầu tiên, cơ bản.

Chủ thể trong quan hệ nhân thân khi bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ:

  • Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì Tòa án, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ công nhận các quyền nhân thân của chủ thể.
  •  Khi quyền nhân thân bị xâm phạm thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tôn trọng các quyền của chủ thể khi bị xâm phạm.
  • Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bảo vệ quyền nhân thân của các chủ thể nếu bị xâm phạm.
  • Quyền nhân thân của các chủ thể được xác lập, thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự sẽ được pháp luật bảo đảm. Khi quyền nhân thân bị xâm phạm thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bảo vệ bằng cách công nhận quyền, cụ thể bằng các biện pháp cưỡng chế.

– Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm:

Đây là phương thức khá phổ biến và được nhiều người sử dụng. Việc buộc chấm dứt hành vi xâm phạm nhằm tránh tình trạng tiếp tục gây ra những thiệt hại cho người mang quyền. Về nguyên tắc, mọi chủ thể được thực hiện các hành vi theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng và quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Do vậy, trong quá trình thực hiện các phương thức này, chủ thể có quyền thực hiện thông báo, yêu cầu chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi đó. Ưu điểm của phương thức này là khả năng bảo vệ quyền dân sự một cách nhanh chóng, kịp thời, trong nhiều trường hợp có thể tránh được thiệt hại xảy ra.

– Buộc xin lỗi, cải chính công khai:

Thông thường, phương thức này thường được áp dụng đồng thời với phương thức buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, tuy nhiên lại khó áp dụng hiệu quả. Vì khi người bị xâm phạm quyền nhân thân trong trường hợp này chủ yếu liên quan đến quyền hình ảnh, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩn, uy tín hoặc bị mật đời tư, được thực hiện qua các hành vi đăng tải hình ảnh, video nhạy cảm, hoặc tung tin đồn sai sự thật nhằm bôi nhọ, nói xấu cá nhân và tổ chức trên báo, …tốc độ lan truyền thông tin rất nhanh chóng, đặc biệt là trong môi trường mạng xã hội.

Có thể thấy, nếu người bị xâm phạm quyền nhân thân đã trực tiếp yêu cầu người xâm phạm phải chấm dứt hành vi, xin lỗi, cải chính công khai mà người này vẫn không thực hiện thì người bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án buộc người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính.

– Buộc thực hiện nghĩa vụ:

Trong các quan hệ pháp luật dân sự thuần túy, quyền của bên này là nghĩa vụ tương ứng đối với bên kia và ngược lại. Như vậy, nghĩa vụ là cái ràng buộc cực kỳ lớn, nó mang tính bắt buộc mà dù trong tình huống nào (trừ trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan) thì người có nghĩa vụ cũng phải thực hiện nhằm bảo đảm quyền cho bên còn lại. Nghĩa vụ phải thực hiện có thể do thỏa thuận hoặc do pháp luật ấn định. Buộc thực hiện nghĩa vụ có thể do cá nhân, pháp nhân tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ.

– Buộc bồi thường thiệt hại.

Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp đã có thiệt hại về sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín, xảy ra. Yêu cầu bồi thường thiệt hại thường có thể áp dụng độc lập hoặc kết hợp với các phương thức khác như buộc chấm dứt hành vi xâm phạm. Việc xác định mức bồi thường hoàn toàn phụ thuộc vào người mang quyền trên cơ sở thỏa thuận, đồng ý từ người được yêu cầu bồi thường cũng như các chứng từ, giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí đã bỏ ra để khắc phục thiệt hại. Buộc bồi thường thiệt hại thường được cá nhân, pháp nhân yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng trong trường hợp có thiệt hại về quyền tài sản.

Việc buộc bồi thường thiệt hại phải có đầy đủ các căn cứ: Có thiệt hại xảy ra; Có hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền dân sự; Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền dân sự với thiệt hại xảy ra; Có lỗi của người gây thiệt hại

– Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

Phương thức hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền chỉ có thể được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Quyết định cá biệt là loại quyết định được ban hành trên cơ sở các quyết định chủ đạo, quyết định quy phạm với mục đích giải quyết các công việc cụ thể được áp dụng một lần. Quyết định cá biệt trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể. Tính đặc trưng của quyết định cá biệt thể hiện:  Chỉ áp dụng một lần. Giá trị pháp lý của quyết định cá biệt sẽ kết thúc khi quyết định được thực hiện; Có đối tượng áp dụng cụ thể. Chỉ có đối tượng được nêu đích danh phải tuân thủ quyết định hành chính cá biệt tương ứng.

Tính trái pháp luật của quyết định cá biệt có thể xuất phát từ việc ban hành không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hoặc nội dung trái với quy định của pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người bị áp dụng quyết định.

Để bảo vệ quyền nhân thân của mình, cá nhân, pháp nhân phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy quyết định cá biệt mà mình cho là trái pháp luật thông qua đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

– Yêu cầu khác theo quy định của luật:

Ngoài những phương thức bảo vệ quyền nhân thân kể trên, do quan hệ nhân thân và các yêu cầu của các chủ thể rất đa dạng, phong phú nên có thể còn có những yêu cầu khác trong quan hệ nhân thân cụ thể. Và cũng để tạo sự thông thoáng và linh hoạt hơn trong các phương thức bảo vệ quyền nhân thân, đây cũng là sự thể hiện đồng bộ trong toàn hệ thống pháp luật.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam?, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam?

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong pháp luật dân sự Việt Nam?. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phân phối chứng khoán là gì ?

Phân phối chứng khoán là gì ? Phân phối chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế ...

Xem thêm

Mệnh giá chứng khoán là gì ?

Mệnh giá chứng khoán là gì ? Mệnh giá chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế nà...

Xem thêm

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ?

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ? Nhà đầu tư chứng khoán chuyên ngh...

Xem thêm

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán?

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán? Tổ chức xã hội – nghề nghiệp v...

Xem thêm

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Pháp luật quy đ...

Xem thêm

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán?

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán? Nguyên tắc hoạt động về ...

Xem thêm

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán?

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán? Điều kiện cấp chứng...

Xem thêm

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán?

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán? Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng kh...

Xem thêm

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam?

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam? Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam nh...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574