Phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp nào – Luật 24h
Phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp nào
Mô tả: Phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp nào? – Hãng luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá rẻ nhất, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ là một trong những phương thức lựa chọn nhà thầu. Vậy pháp luật hiện hành quy định về phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoan hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp nào? Sau đây, các Luật sư của Luật 24H sẽ tư vấn giải đáp thắc mắc trên.
Nội dung chính:
Các trường hợp áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.
Quy trình chi tiết.
Cơ sở pháp lý.
Luật Đấu thầu 2013
Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
Giải quyết vấn đề
Các trường hợp áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.
Khoản 1 Điều 28 Luật Đấu thầu 2013 quy định về các trường hợp áp dung phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ như sau:
Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau:
Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp.
Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.
Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thười điểm đóng thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.
Quy trình chi tiết.
Căn cứ vào Điều 21 Nghị định 63/2014/NĐ-CP , quy trình chi tiết như sau:
Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu: Lựa chọn danh sách ngắn; Lập hồ sơ mời thầu; Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
Tổ chức lựa chọn nhà thầu: Mời thầu; Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu; Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu; Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật: Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất kỹ thuật; Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính: Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu trong danh sách được duyệt; Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính; Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất tài chính; Xếp hạng nhà đầu tư.
Thương thảo hợp đồng;
Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Luật sư tư vấn Luật Đấu thầu , gọi: 1900 65 74
>>Xem thêm: phiếu đăng ký thông báo hủy/ gia hạn/ điều chỉnh/ đính chính thông tin đã đăng tải trong đấu thầu – Luật 24h
>>Xem thêm: Hình thức mua sắm trực tiếp trong đấu thầu được thực hiện khi nào – Luật 24h
Lựa chọn danh sách ngắn:
Việc lựa chọn danh sách ngắn quy định tại Điều 22 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:
Đối với đấu thầu rộng rãi:
+ Lập hồ sơ mời tuyển;
+ Phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển bằng văn bản;
+ Thông báo mời sơ tuyển;
+ Phát hành hồ sơ mời sơ tuyển;
+ Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển;
+ Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển;
+ Mở và đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển;
+ Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển.
+ Công khai danh sách ngắn.
Đối với đấu thầu hạn chế:
+ Xác định, phê duyệt danh sách ngắn;
+ Công khai danh sách ngắn.
Lập hồ sơ mời thầu.
Điều 23 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về lập hồ sơ mời thầu như sau:
Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
+ Dựa vào quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án, quyết định phê duyệt dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên và các tài liệu khác.
+ Dựa theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án;
+ Dựa theo kế hoạch nhà thầu được phê duyệt;
+ Căn cứ vào tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt đối với gói thầu xây lắp; yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật đối với hàng hóa;
+ Dựa theo các quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;
+ Các chính sách của Nhà nước về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu và các quy định khác liên quan.
Nội dung lập hồ sơ mời thầu:
+ Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật .
+ Xác định giá thấp nhất;
+ Đánh giá tổng hợp;
+ Nhãn hiệu, xuất xứ của hàng hóa;
+ Quy định về sử dụng lao động;
Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp
Căn cứ vào Điều 24 Nghị định 63/2014/NĐ-CP để xác định tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp như sau:
Xác định điểm giá
Sử dụng thang điểm 100 hoặc 1000 thống nhất với thang điểm về kỹ thuật để xác định điểm giá.
Điểm giá của hồ sơ đề xuất về tài chính đang xét, sẽ bằng (giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá (nếu có) thấp nhất ) nhân với (100 hoặc 1.000) tất cả chia cho (giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá (nếu có) của hồ sơ đề xuất tài chính đang xét)
Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp.
Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá.
+ Đối với gói thầu xây lắp: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) từ 10% – 15%, tỷ trọng điểm về giá (G) từ 85% – 90%.
+ Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa: Tỷ trong điểm về kỹ thuật (K) từ 10% đến 30%, tỷ trọng điểm về giá (G) từ 70% đến 90%.
+ Đối với gói thầu mua thuốc: (K) từ 20% – 30%, (G) từ 70%-80%.
+ Xác định điểm tổng hợp:
Điểm tổng hợp đang xét = K × Điểm kỹ thuật đang xét + G × Điểm giá đang xét
Trong đó:
Điểm kỹ thuật đang xét : là số điểm được xác định tại bước đánh giá về kỹ thuật;
Điểm giá đang xét : Là số điểm được xác địn tại bước đánh giá về giá.
K + G = 100%
Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu
Việc thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu được thực hiện theo Điều 25 và Điều 105 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:
Nội dung thẩm định bao gồm:
+ Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
+ Kiểm tra sự phù hợp về nội dung của các hồ sơ.
+ So sự phù hợp về mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện dự án, gói thầu;
+ So với hồ sơ thiết kế, sự toán của gói thầu, yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa (nếu có);
+ So với biên bản trao đổi giữa bên mời thầu với các nhà thầu tham dự trong giai đoạn 1.
+ So với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.
+ Xem xét những ý kiến giữa tổ chức, cá nhân thành lập hồ sơ.
Báo cáo thẩm định.
Dựa vào báo cáo thẩm định để phê duyệt hồ sơ mời thầu. Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản.
Tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Điều 26 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức lựa chọn nhà thầu như sau:
Mời thầu:
+ Đối với trường hợp không sử dụng danh sách ngắn, thì bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin lựa chọn nhà thầu lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc cho Báo đấu thầu. Thời gian Báo đầu thầu nhận được thông tin tối thiểu là 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến phát hành hồ sơ. Các thông tin này được đăng tải 01 kỳ trên Báo đấu thầu.
+ Đối với trường hợp sử dụng danh sách ngắn: Gửi thư mời thầu đến các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn.
Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu:
+ Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn. Đối với nhà thầu liên danh chỉ cần một thành viên trong liên danh mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu, kể cả trường hợp chưa hình thành liên danh khi mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu.
+ Trường hợp sửa đổi hồ sơ mời thầu sau khi phát hành, bên mời thầu phải gửi quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi hồ sơ mời thầu đến các nhà thầu đã mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu.
+ Nếu cần làm rõ hồ sơ mời thầu thì nhà thầu gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu tối thiều 03 ngày làm việc (đối với đấu thầu trong nước), 05 ngày làm việc (đối với đấu thầu nước ngoài) tước ngày có thời điểm đóng thầu.
Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:
+ Nhà thầu chịu trách nhiệm trong việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
+ Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế đội quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
+ Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị gửi đến bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu.
+ Bên mời thầu phải tiếp nhận hồ sơ dự thầu của tất cả các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu.
Mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật:
+ Việc mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu.
+ Việc mời thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu.
+ Biên bản mở thầu phải được kỹ xác nhận bởi đại diện của bên mở thầu và nhà thầu tham dự lễ mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu.
+ Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu; bảo đảm dự thầu, giấy ủy quyền đại diện theo pháp luật, thỏa thuận liên quan, các nội dung khác.
+ Hồ sơ đề xuất tài chính của tất cả các nhà thầu phải được bên mời thầu niêm phong trong một túi riêng biệt và được đại diện của bên mời thầu, nhà thầu tham dự lễ mở thầy ký niêm phong.
Nguyên tắc đánh giá, làm rõ hồ sơ dự thầu, sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch;
Căn cứ Điều 15, Điều 16, Điều 17 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, nguyên tắc đánh giá, làm rõ hồ sơ dự thầu, sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện như sau:
Nguyên tắc đánh giá
+ Phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu.
+ Phải căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu.
+ Trường hợp có sự sai khác giữa bản chính và bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại.
Làm rõ hồ sơ dự thầu:
+ Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu.
+ Sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ.
Sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch.
+ Sửa lại những sai sót trong hồ sơ dự thầu bao gồm lỗi số học và các lỗi khác.
+ Hiệu chỉnh sai lệch được áp dụng khi phát hiện sai lệch về phạm vi cung cấp, không có đơn giá, chào thiếu thuế, phí, lệ phí phải nộp theo yêu cầu bên trong hồ sơ mời thầu.
Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
Việc đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được quy định rõ tại Điều 28 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Nội dung cơ bản đánh giá gồm:
Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất kỹ thuật;
Đánh giá về năng lực kinh nghiệm;
Đánh giá về kỹ thuật;
Lưu ý: Danh sách các nhà thầu đáp ứng về yêu cầu kỹ thuật phải được phê duyệt bằng văn bản. Bên mời thầu phải thông báo danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến tất cả các nhà thầu tham dự thầu, trong đó mời các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến mở hồ sơ đề xuất về tài chính.
Mở hồ sơ đề xuất về tài chính;
Mở hồ sơ đề xuất về tài chính được quy định rõ tại Điều 29 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Nội dung mở hồ sơ đề xuất cơ bản gồm:
Kiểm tra niêm phong túi đựng các hồ sơ đề xuất về tài chính.
Mở hồ sơ đề xuất về tài chính;
Lập biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính.
Đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính;
Việc đánh giá hồ sơ đề xuất tài chính thực hiện theo Điều 30 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:
Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính;
+ Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất tài chính.
+ Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về tài chính.
+ Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính.
Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính:
+ Có bản gốc hồ sơ đề xuất về tài chính;
+ Có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên đóng dấu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
+ Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính.
Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu:
+ Thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
+ Sau khi lựa chọn được danh sách xếp hạng nhà thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét.
Thương thảo hợp đồng; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
Luật sư tư vấn Luật Đấu thầu, gọi : 1900 65 74
>>Xem thêm: Điều kiện để phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo quy định mới – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp nào – Luật 24
Thương thảo hợp đồng được quy định rõ tại Điều 19 Nghị định 63/2014/NĐ-CP , cơ bản gồm các nội dung sau:
+ Nhà thầu đứng thứ nhất được thương thảo hợp đồng;
+ Thương thảo hợp đồng về những nội dung chưa rõ, chưa đủ chi tiết hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, dữa các nội dung khác.
+ Thương thảo về sai lệch do nhà thầu phát hiện ra;
+ Thương thảo về nhân sự đối với gói thầu xây lắp;
+ Thương thảo về các nội dung khác.
+ Trường hợp thương thảo với nhà thấu thứ nhất không thành công, sẽ thương thảo với các nhà thầu tiếp theo. Nếu việc thương thảo không thành, chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy đầu.
Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu được quy định rõ tại Điều 20 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, cơ bản có những nội dung sau:
+ Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định dựa trên báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu;
+ Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được phê duyệt bằng văn bản.
+ Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu phải đăng tải thông tin về kết quả lựa chịn nhà thầu và gửi văn bản thông báo cho các nhà thầu tham dự.
+ Trường hợp hủy thầu phải nêu rõ lý do hủy thầu và trách nhiệm của các bên liên quan khi hủy thầu.
Các dịch vụ tư vấn của hãng Luật 24H
-Tư vấn trình tự, thủ tục , hồ sơ đấu thầu
-Hỗ trợ thực hiện thủ tục;
-Dịch vụ luật sư tư vấn tại nhà.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giải đáp được vướng mắc của bạn về vấn đề Phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp nào? . Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên hoặc các vấn đề pháp lý khác bạn có thể liên hệ theo hotline: 1900 9574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net/ để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Xem thêm: công ty luật 24H
>>Xem thêm: Tội cản trở giao thông trong luật hình sự theo quy định pháp luật – Luật 24h
>>Xem thêm: Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình – Luât 24h
>>>Xem thêm: Tòa án làm mất hồ sơ khởi kiện của người khởi kiện thì phải làm thế nào?
>>Xem thêm: Tội xâm phạm thư tín Xử lý hành vi xem trộm thư, tin nhắn facebook – Luật 24h
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"