Quốc tịch và luật quốc tịch Việt Nam

Quốc tịch và luật quốc tịch Việt Nam, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Quốc tịch và luật quốc tịch Việt Nam. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý 

Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008

Giải quyết vấn đề 

Quốc tịch: 

Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 xác định: “Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam”.

Quốc tịch là một khái niệm, một phạm trù chính trị – pháp lý xác định một mối quan hệ giữa cá nhân một con người với một Nhà nước nhất định. Quan hệ này cho phép xác định con người nào đó là công dân của một nước cụ thể. Mỗi quốc gia có một chế độ pháp lý khác nhau về quốc tịch. Mối liên hệ pháp lý này được biểu hiện ở tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó đối với quốc gia mà họ mang quốc tịch và tổng thể quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với công dân của mình. Do vậy, Luật quốc tịch quy định cụ thể về vấn đề nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch, tước quốc tịch đối với công dân phù hợp với đặc thù của nước đó.

Quốc tịch gắn liền với mỗi con người từ khi sinh ra đến khi chết đi, là tiền đề để họ được hưởng các quyền công dân và làm nghĩa vụ công dân đối với nhà nước mà mình mang quốc tịch.

Quốc tịch và luật quốc tịch Việt Nam
Quốc tịch và luật quốc tịch Việt Nam

Luật Quốc tịch Việt Nam:

Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề quốc tịch, Nhà nước Việt Nam ngay từ khi ra đời đã rất quan tâm và coi trọng việc soạn thảo, ban hành các văn bản pháp luật về quốc tịch. Trong từng thời kỳ cách mạng, nhà nước ta đều ban hành các văn bản pháp luật quy định về quốc tịch cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, cho đến nay, hệ thống các văn bản pháp luật về quốc tịch của nhà nước Việt Nam đã có một số lượng đáng kể, góp phần quan trọng vào việc phát huy sức mạnh của dân tộc, của nhân dân trong công cuộc giải phóng đất nước trước đây và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Xét về mặt lập pháp, có thể phân sự phát triển của pháp luật Việt Nam về quốc tịch thành 2 giai đoạn: từ năm 1945 đến năm 1975 và từ năm 1975 đến nay.

a) Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975.

Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, với chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp đất nước ta bị chia cắt thành ba miền với ba chế độ cai trị và hệ thống pháp luật khác nhau. Vấn đề quốc tịch và công dân vì thế không được quy định một cách rõ ràng trong các văn bản pháp luật.

Cách mạng tháng 8 thành công, nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời. Lúc này, việc xác định một người có quốc tịch Việt Nam là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa chính trị to lớn để chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc Hội đầu tiên của Nhà nước Việt Nam. Chính vì thế, cùng với việc ban hành các văn bản pháp luật về nhiều lĩnh vực khác nhau, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 53/SL ngày 20 tháng 10 năm 1945 quy định quốc tịch Việt Nam.

Sau đó ngày 07/12/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành Sắc lệnh số 73/SL quy định việc nhập quốc tịch Việt Nam.

Tháng 12/1946, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta lại bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầy cam go, quyết liệt. Trong hoàn cảnh đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã ký và ban hành Sắc lệnh số 215/SL ngày 20/8/1948 ấn định những quyền lợi đặc biệt cho những người ngoại quốc giúp vào cuộc kháng chiến Việt Nam.

Năm 1954, Hiệp định Geneve về Việt Nam được ký kết, đất nước ta bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác biệt. Ngày 14/12/1959, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã ký và ban hành Sắc lệnh số 51/SL bãi bỏ Điều 5, 6 Sắc lệnh 53/SL ngày 20/10/1945.

Từ năm 1960, theo Luật Tổ chức Chính phủ, trong thành phần của Chính phủ không có Bộ Tư pháp, các nhiệm vụ của Bộ Tư pháp được chuyển giao cho Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao và một phần cho chính quyền địa phương. Về lĩnh vực quốc tịch, ngày 08/2/1971 Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã ban hành Nghị quyết số 1043/NQ-TVQHK6 về việc xin thôi hoặc nhập quốc tịch Việt Nam, trong đó “giao cho Hội đồng Chính phủ xét và quyết định về những trường hợp cụ thể xin vào hoặc xin thôi quốc tịch Việt Nam”.

Có thể khẳng định rằng, trước năm 1975, các vấn đề về quốc tịch chủ yếu được quy định trong một số sắc lệnh và nghị quyết nêu trên. Mỗi văn bản pháp luật chỉ giải quyết một vấn đề cụ thể do thực tiễn cách mạng lúc đó đặt ra. Mặc dù vậy, như đã phân tích ở trên, các văn bản đó đã thể hiện rõ quan điểm tiến bộ của Nhà nước Việt Nam đối với các vấn đề cơ bản về quốc tịch như: bình đẳng giữa các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam về quốc tịch Việt Nam, bảo đảm quyền của cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam được có quốc tịch thông qua việc hạn chế tình trạng không quốc tịch, bình đẳng giữa các công dân Việt Nam với nhau về quyền và nghĩa vụ công dân, không kể người có quốc tịch gốc Việt Nam hay được nhập quốc tịch Việt Nam… Rõ ràng, các quy định về quốc tịch trong các văn bản trên đã đặt nền tảng ban đầu cho việc xây dựng và ban hành Luật quốc tịch Việt Nam ở giai đoạn sau.

b) Giai đoạn từ năm 1975 đến nay

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi (30/4/1975), đất nước ta hoàn toàn độc lập, non sông thu về một mối. Tại kỳ họp thứ 7, phiên họp ngày 18/12/1980 Quốc hội khoá VI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức thông qua bản Hiến pháp năm 1980. Hiến pháp năm 1980 tại Điều 53 quy định: “Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam theo luật định”. Lần đầu tiên, vấn đề quốc tịch của công dân Việt Nam được quy định trong Hiến pháp – văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, tạo cơ sở pháp lý cho sự ra đời của Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988.

Tại kỳ họp thứ 3, ngày 28/6/1988 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII đã thông qua Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/1988. Đây là đạo luật đầu tiên của nhà nước ta quy định khá đầy đủ các vấn đề về quốc tịch Việt Nam.

Tuy vậy, Luật quốc tịch năm 1988 được ban hành vào thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới nên đến giai đoạn sau những năm 1990 không đáp ứng được chủ trương hội nhập quốc tế. Sự phát triển kinh tế xã hội, xu hướng hội nhập quốc tế dẫn đến ngày càng có nhiều người nước ngoài vào làm ăn, sinh sống tại Viêt Nam, công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài…Thêm vào đó, sự ra đời của Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Dân sự năm 1995 đã đặt ra yêu cầu cần phải cập nhật, hoàn thiện các quy định pháp luật về quốc tịch.

Trên cơ sở đó, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X tại kỳ họp thứ 3 ngày 20/5/1998 đã thông qua Luật quốc tịch Việt Nam và Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999.Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 là bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về quốc tịch của Nhà nước ta. Tuy nhiên, Luật quốc tịch năm 1998 cũng đã bộc lộ một số điểm hạn chế, bất cập. Việc xây dựng và ban hành Luật quốc tịch (sửa đổi) là cần thiết, góp phần quan trọng vào việc thể chế hoá và bảo đảm thực hiện quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta coi người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước.Nhằm mục đích này, ngày 13-11-2008, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 12 đã thông qua Luật quốc tịch Việt Nam (sửa đổi). Luật đã được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 28-11-2008. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2009.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến điều kiện để mua nhà ở xã hội, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thu hồi nợ tại Huyện Đông Sơn

Thu hồi nợ tại Huyện Đông Sơn Bạn đang gặp vướng mắc trong việc đòi nợ? Hiện nay có rất...

Xem thêm

Tư vấn thủ tục và làm hồ sơ cho vay tiền Huyện Bá Thước

Tư vấn thủ tục và làm hồ sơ cho vay tiền Huyện Bá Thước Bạn đang gặp vướng mắc trong vi...

Xem thêm

Tư vấn thủ tục và làm hồ sơ cho vay tiền Huyện Đông Sơn

Tư vấn thủ tục và làm hồ sơ cho vay tiền Huyện Đông Sơn Bạn đang cần tìm một công ty có...

Xem thêm

Hướng dẫn thủ tục, quy trình vay vốn ngân hàng tại Huyện Hà Trung

Hướng dẫn thủ tục, quy trình vay vốn ngân hàng tại huyện Hà Trung Bạn đang cần tìm một ...

Xem thêm

Mẫu đơn khởi kiện phân chia di sản thừa kế mới nhất tại Huyện Nam Đàn

Mẫu đơn khởi kiện phân chia di sản thừa kế mới nhất tại Huyện Nam Đàn – Luật 24h, chi p...

Xem thêm

Văn phòng luật sư tư vấn chia thừa kế tại Huyện Đô Lương

Văn phòng luật sư tư vấn chia thừa kế tại Huyện Đô Lương. Bạn muốn giải quyết phân chia...

Xem thêm

Tư vấn thủ tục và làm hồ sơ cho vay tiền Huyện Hàm Yên

Tư vấn thủ tục và làm hồ sơ cho vay tiền Huyện Hàm Yên Bạn đang cần tìm một công ty có ...

Xem thêm

Tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện chia thừa kế tại Huyện Sơn Dương

Tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện chia thừa kế tại Huyện Sơn Dương – Luật 24h, chi phí rẻ ...

Xem thêm

Dịch vụ xin giấy phép lao động tại Bà Rịa Vũng Tàu – 1900 6574

Dịch vụ xin giấy phép lao động tại Bà Rịa Vũng Tàu – 1900 6574 Dịch vụ xin giấy phép la...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574