Quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận ở một số nước trên thế giới
Quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận ở một số nước trên thế giới
Quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận ở một số nước trên thế giới như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
1.Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự Pháp;
– Bộ luật dân sự Bỉ;
– Luật hôn nhân và gia đình Trung Quốc;
– Bộ luật dân sự Nhật Bản.
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Khái niệm chế độ tài sản theo thỏa thuận:
Chế độ tài sản vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ chồng. Việc quy định chế độ tài sản vợ chồng ở các quốc gia là khác nhau tùy thuộc vào chế độ kinh tế, xã hội cũng như tập quán, thuần phong, mỹ tục. Pháp luật Hôn nhân và Gia đình thường quy định hai chế độ tài sản vợ chồng: Một là theo pháp luật, hai là theo thỏa thuận.
Chế độ tài sản theo pháp luật là việc pháp luật đề ra các hình thức xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với khối tài sản của họ.
Chế độ tài sản theo thỏa thuận là việc vợ chồng tự thỏa thuận và thỏa thuận cùng với nhau về việc xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với tài sản của họ. Vợ chồng có thể lựa chọn một trong các chế độ tài sản do pháp luật quy định hoặc tự thiết lập một chế độ riêng với điều kiện không trái với quy định của pháp luật. Có rất nhiều cách gọi khác nhau về thỏa thuận của vợ chồng liên quan đến tài sản như: hôn ước, hợp đồng tiền hôn nhân hay thỏa thuận tài sản của vợ chồng,…
Phần lớn các quốc gia phát triển trên thế giới hiện nay đều qui định cả hai chế định tài sản vợ chồng: theo pháp luật và theo thỏa thuận, tiêu biểu như Pháp, Nhật Bản, Hoa kỳ, Bỉ, Trung Quốc và ngoài ra còn có Argentina và một số bang ở Mehico còn duy trì duy nhất một chế độ tài sản pháp định đối với vợ chồng. Trong khu vực, Trung Quốc trước đây không có qui định chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận, nay đã công nhận chế độ này. Nhật Bản vốn là quốc gia nặng về truyền thống cộng đồng và gia đình cũng đã có qui định về thỏa thuân vợ chồng đối với tài sản.
2.2. Chế độ tài sản theo thỏa thuận trong hệ thống pháp luật của một số quốc gia trên thế giới:
2.2.1. Những vấn đề cơ bản trong pháp luật của Cộng hòa Pháp về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận:
– Thứ nhất, những vấn đề chung về chế độ tài sản thỏa thuận
Điều 1387 BLDS Pháp “công bố về nguyên tắc tự do lựa chọn chế độ tài sản giữa vợ chồng và đó là sự tự do có kiểm soát”. Theo quy định này thì: “Pháp luật chỉ điều chỉnh các quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi mà giữa họ không có thỏa thuận đặc biệt liên quan đến vấn đề này, miễn là các thỏa thuận đó không trái với đạo đức hoặc các quy định sau đây của pháp luật”. Quy định này đã gián tiếp cho phép các cặp vợ chồng trước ngưỡng cửa hôn nhân có quyền tự do đưa ra các quy tắc pháp lý áp dụng cho quan hệ tài sản giữa họ. Hoặc là chế độ tài sản họ tự xây dựng nên bằng hợp đồng hôn nhân hoặc bằng chế độ tài sản luật định.
Khi đã quyết định lựa chọn chế độ tài sản theo hợp đồng hôn nhân, pháp luật lại một lần nữa cho phép các bên lựa chọn, hoặc một trong số ba mô hình quan hệ tài sản được luật đề xuất hoặc họ tự thiết kế một mô hình quan hệ tài sản cho riêng họ trên cơ sở các dữ liệu mà pháp luật đề xuất. Tuy nhiên, sự tự do của vợ chồng trong việc xây dựng chế độ tài sản thỏa thuận phải tuân thủ các quy tắc (hay các điều cấm). Tập hợp những quy tắc cần tuân thủ hay các hạn chế này gọi là chế độ tài sản cơ bản được thiết lập để duy trì trật tự công về gia đình.
Điều 1394 BLDS Pháp quy định: “Tất cả hợp đồng hôn nhân sẽ được soạn thảo bằng văn bản công chứng lập bởi Công chứng viên với sự hiện diện và sự đồng ý của tất cả các bên của hợp đồng hoặc người được ủy quyền của họ”.
Có thể thấy, BLDS Pháp yêu cầu một hình thức cũng như trình tự có liên quan đến việc xác lập hợp đồng hôn nhân rất chặt chẽ. Để đảm bảo rằng (bằng những yêu cầu về hình thức và thủ tục này) người thứ ba có thể dễ dàng tiếp cận với nội dung hợp đồng, để các giao dịch giữa vợ, chồng với người thứ ba được thực hiện trên cơ sở thông tin rõ ràng để đảm bảo sự bình đẳng trong giao dịch. Điều này củng cố, một lần nữa, đề xuất trên đây về việc các bên kết hôn phải xuất trình với viên chức hộ tịch thoả thuận của họ về chế độ tài sản tại thời điểm kết hôn, và rằng viên chức hộ tịch phải ghi nhận thông tin này trong giấy đăng ký kết hôn là hoàn toàn hợp lý. Nó cần thiết cho một quy trình chặt chẽ và có kiểm soát đối với chế độ tài sản thoả thuận của vợ chồng.
– Thứ hai, các mô hình quan hệ tài sản được đề xuất đối với chế độ tài sản thỏa thuận
Về cơ bản, BLDS Pháp đề xuất ba mô hình quan hệ tài sản giữa vợ và chồng cho chế độ tài sản thỏa thuận. Và một thực tế được nhiều học giả đồng tình là các mô hình đề xuất này đều dựa trên chế độ tài sản luật định, hay nói chính xác hơn là dựa trên mô hình quan hệ tài sản theo chế độ tài sản luật định.
Một là, mô hình quan hệ tài sản chung theo thỏa thuận
Mô hình quan hệ tài sản chung theo thỏa thuận là thể hiện rõ nhất của quan điểm rằng chế độ tài sản thỏa thuận theo hợp đồng hôn nhân là sự mô phỏng có điều chỉnh chế độ tài sản luật định. Với mô hình quan hệ tài sản này, người ta đã thống kê có sáu bổ sung có thể xoay quanh chế độ tài sản luật định.
Hai là, mô hình quan hệ tài sản riêng
Với chế độ tài sản riêng, đây là chế độ tài sản thường được các cặp vợ chồng mà một trong số họ điều hành các hoạt động kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro lựa chọn. Theo quy định tại Điều 1536 BLDS Pháp, “vợ chồng đã thỏa thuận trong hợp đồng hôn nhân rằng họ sẽ có chế độ tài sản riêng, mỗi bên sẽ giữ quyền quản lý, hưởng dụng và định đoạt tự do các tài sản riêng của mình. Mỗi người trong số họ một mình chịu trách nhiệm về các khoản nợ do mình gây ra trước hoặc trong quá trình hôn nhân, trừ trường hợp quy định tại Điều 220”.
Với chế độ tài sản này, thường trong hợp đồng hôn nhân các bên sẽ phải xác định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong việc đóng góp để duy trì sự tồn tại của gia đình (chăm sóc giáo dục con hay chi phí nhà ở…). Nếu không có thỏa thuận này thì phần đóng góp sẽ được xác định tương ứng với phần tài sản của mỗi bên. Việc chấm dứt quan hệ tài sản đối với mô hình quan hệ tài sản này rất đơn giản, mỗi bên sẽ lấy đi tài sản của riêng họ. Đối với những tài sản đã được mua chung bởi vợ chồng thì sẽ chia theo tỷ lệ góp tiền của họ ở thời điểm mua.
Với chế độ tài sản này, nợ của mỗi bên tạo ra sẽ là nợ riêng của người đó. Do đó, chế độ tài sản này thường được các cặp vợ chồng kinh doanh lựa chọn. Vì nó giúp bên vợ, chồng không trực tiếp kinh doanh không phải gánh chịu nợ mà chồng, vợ mình gây ra trong quá trình đầu tư, kinh doanh. Đặc biệt trong trường hợp người đầu tư kinh doanh bị tuyên bố phá sản.
Ba là, mô hình quan hệ tài sản chia sẻ khối tài sản tạo ra trong thời kỳ hôn nhân
Theo Điều 1569 BLDS Pháp: “Khi vợ chồng kết hôn dưới chế độ tài sản có sự chia sẻ khối tài sản tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, mỗi bên bảo toàn quyền của mình trong việc quản lý, hưởng dụng và định đoạt tự do các tài sản thuộc sở hữu riêng của mình, mà không phân biệt giữa những tài sản đã có quyền sở hữu vào ngày kết hôn hoặc được thừa kế hay tặng cho sau ngày kết hôn. Trong thời kỳ hôn nhân, chế độ tài sản này vận hành như là vợ chồng đã kết hôn theo chế độ tài sản riêng. Tại thời điểm chấm dứt quan hệ tài sản, mỗi bên vợ, chồng được quyền chia một nửa giá trị của các tài sản và được đo lường bằng cách ước tính bằng chênh lệch giữa tài sản ban đầu và tài sản tại thời điểm phân chia. Quyền được chia này là không thể thực hiện chừng nào quan hệ tài sản còn chưa chấm dứt. Nếu quan hệ tài sản chấm dứt do vợ, chồng chết, những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia trên phần tài sản còn lại”.
2.2.2. Những vấn đề cơ bản trong pháp luật của Bỉ về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận:
BLDS Bỉ được ban hành ngày 21/3/1804 và bắt đầu phát sinh hiệu lực ngày 13/9/1807. BLDS Bỉ gồm ba quyển, Quyển một về con người (cá nhân), Quyển hai về tài sản và Quyển ba về các phương thức xác lập quyền sở hữu. Phần về quan hệ tài sản giữa vợ, chồng được đặt ở Quyển 3 về các phương thức xác lập quyền sở hữu.
Cũng giống như mô hình của BLDS Pháp, luật Bỉ cũng cho phép vợ chồng có quyền tự do lựa chọn chế độ tài sản cho riêng mình. Theo quy định tại Điều 1390 BLDS Bỉ, “Trong trường hợp không có thỏa thuận đặc biệt giữa vợ chồng, các quy tắc được quy định tại Chương 2 phần này sẽ là luật chung để áp dụng”. Như vậy, nếu không có thỏa thuận đặc biệt, quan hệ tài sản giữa vợ, chồng sẽ đặt dưới chế độ tài sản luật định. Và “chế độ tài sản giữa vợ chồng, dù là chế độ luật định hay thỏa thuận, có hiệu lực tại thời điểm kết hôn, dù vợ chồng có thỏa thuận ngược lại” (Điều 1391 BLDS Bỉ).
Pháp luật giành phần lớn các quy định về quan hệ tài sản giữa vợ, chồng để điều chỉnh chế độ tài sản luật định. Một khi vợ chồng đã lựa chọn chế độ tài sản luật định, họ vẫn có quyền lập hợp đồng hôn nhân để bổ sung vào chế độ luật định những thỏa thuận đặc biệt của họ (Điều 1451 BLDS Bỉ).
Với chế độ tài sản thỏa thuận thiết lập theo hợp đồng hôn nhân, vợ chồng có một vài lựa chọn sau đây:
– Thứ nhất, mô hình tài sản chung
Theo quy định tại Điều 1451 BLDS Bỉ, “Vợ chồng đã xác lập một chế độ cộng đồng tài sản (chế độ tài sản chung) thì không thể vi phạm các quy tắc của chế độ tài sản luật định có liên quan đến việc quản lý các tài sản riêng và chung của họ. Theo các quy định tại các Điều 1388 và 1389, họ có thể, theo hợp đồng hôn nhân, thực hiện bất kỳ thay đổi bổ sung nào vào chế độ tài sản luật định”.
Các thoả thuận mà vợ chồng có thể tiến hành để bổ sung thêm vào mô hình tài sản chung đã lựa chọn trong hợp đồng hôn nhân được gợi ý bao gồm các loại thỏa thuận có thể sau đây theo quy định cũng tại Điều 1451 BLDS Bỉ: (1) Thỏa thuận rằng các tài sản chung bao gồm tất cả hoặc một phần tài sản hiện tại và tương lai của vợ, chồng; (2) Thỏa thuận rằng giữa vợ, chồng chỉ tồn tại khối tài sản chung; (3) Thỏa thuận rằng một bên vợ, chồng sẽ được hưởng điều khoản “tiên hưởng”; (4) Thỏa thuận rằng trong trường hợp chấm dứt quan hệ hôn nhân bởi cái chết của một bên vợ, chồng, việc phân chia tài sản chung sẽ tiến hành một cách không bình đẳng hoặc tất cả các tài sản chung sẽ được chia cho một bên vợ, chồng.
– Thứ hai, mô hình tài sản riêng
Theo Điều 1466 BLDS Bỉ: “Nếu vợ chồng đã thỏa thuận trong hợp đồng hôn nhân rằng mô hình tài sản giữa họ là mô hình tài sản riêng thì mỗi người sẽ có tất cả các quyền trong việc quản lý, hưởng dụng và định đoạt tài sản của mình mà không ảnh hưởng đến việc áp dụng các quy định tại Điều 215; các hoa lợi lợi tức cũng là tài sản riêng của mỗi bên”.
Mô hình tài sản riêng giữa vợ, chồng không những chỉ tồn tại theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng hôn nhân mà còn có thể được áp dụng trong trường hợp có phán quyết của tòa án. Điều 1470 BLDS Bỉ quy định: “Mỗi bên vợ chồng hoặc đại diện theo pháp luật của họ có thể kiện yêu cầu áp dụng mô hình quan hệ tài sản riêng khi mà xuất hiện tình trạng bừa bãi của bên vợ chồng còn lại trong hoạt động kinh doanh, việc quản lý yếu kém hoặc mất mát của cải của vợ chồng và rằng việc duy trì chế độ tài sản hiện hữu là nguy hiểm cho lợi ích của bên vợ, chồng đưa ra yêu cầu”.
– Thứ ba, mô hình tài sản chung hoàn toàn.
Điều 1453 BLDS Bỉ quy định: “Nếu hai vợ chồng thỏa thuận rằng sẽ áp dụng mô hình cộng đồng tài sản với nhau, thì tất cả các tài sản hiện hữu và tương lai của họ sẽ đi vào tài sản chung, ngoại trừ những tài sản có đặc tính cá nhân, gắn liền mang tính tuyệt đối với người đó thì sẽ là tài sản riêng. Khối tài sản chung chịu trách nhiệm với tất cả các khoản nợ”. Mô hình tài sản chung này chỉ được quy định duy nhất tại Điều 1453 nêu trên. Riêng về vấn đề quản lý tài sản này như thế nào thì có quy định như sau: “Trừ khi có quy định khác trong hợp đồng hôn nhân, bên chồng hoặc vợ đã nhập vào tài sản chung những tài sản hiện hữu hay tương lai của mình mà không cần xác định cụ thể các tài sản này thì sẽ giữ lại quyền quản lý được cho phép theo quy định tại Điều 1425”. Trong khi đó, Điều 1425 xác định mỗi bên vợ, chồng có quyền quản lý một cách tuyệt đối đối với tài sản riêng của người đó mà không vi phạm các nguyên tắc trong quan hệ tài sản giữa vợ, chồng được quy định tại Điều 215 BLDS Bỉ.
2.2.3. Những vấn đề cơ bản trong pháp luật của Trung Quốc về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận:
Trước khi ban hành Luật hôn nhân 2001, hôn ước không được công nhận ở Trung Quốc. Năm 2001, Luật hôn nhân Trung Quốc bổ sung qui định mới liên quan đến tiền hôn nhân hay hôn ước. Điều 17 của luật này giữ nguyên qui định của luật cũ rằng tất cả thu nhập kiếm được và tài sản của các bên được coi là tài sản chung ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (điều 19).Cụ thể, điều 19 qui định: “vợ hoặc chồng có thể, bằng thỏa thuận, ước định tài sản của mỗi bên trước và sau hôn nhân”. Hơn nữa, thỏa thuận này có thể qui định chế độ sở hữu tài sản, hoặc là sở hữu chung toàn bộ, hoặc là sở hữu chung một phần hoặc là sở hữu riêng. Tất cả những thỏa thuận này đều phải được thể hiện bằng văn bản. Nếu thỏa thuận này không rõ ràng hoặc thiếu thì qui định về chế độ sở hữu vợ chồng theo pháp luật được áp dụng.
Từ khi được công nhận, hôn ước ngày nay trở nên rất phổ biến ở những thành phố lớn của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh, đặc biệt là ở thế hệ trẻ. Chúng được biết đến như một chứng nhận tài sản trước hôn nhân
2.2.4. Những vấn đề cơ bản trong pháp luật của Nhật Bản về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận:
Nhật Bản là một quốc gia mang nặng nhiều biểu hiện phong kiến và bất bình đẳng giới. Hôn nhân một vợ một chồng của Nhật Bản mới được ghi nhận khoảng 100 năm trước vào đầu thời kì Minh Trị, ngay cả đến thời điểm hiện nay Nhật Bản cũng chỉ cho phép phụ nữ được tái giá sau 6 tháng kể từ ngày cuộc hôn nhân trước của họ chấm dứt và người vợ khi kết hôn thì phải mang họ chồng.
Về hình thức, không giống như pháp luật các quốc gia khác, Nhật Bản có riêng một văn bản pháp luật điều chỉnh về hình thức của hôn ước và vấn đề đăng kí hôn ước (Mặc dù tên tiếng anh của văn bản này được dịch theo các cách khác nhau: “Family Registration Act” hay “Matrimonial property agreement Registration Act” nhưng toàn bộ nội dung của nó chỉ nói về việc đăng kí hôn ước và hình thức của hôn ước).Về nội dung, nội dung của của hôn ước được qui định trong bộ luật dân sự (Civil Code) Điều 755 Bộ luật dân sự Nhật Bản ghi nhận quyền được lập hôn ước của các cặp vợ chồng: các quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng sẽ được tuân theo các qui định dưới đây nếu như vợ chồng không kí vào một hợp đồng qui định trước về tài sản của họ trước khi đăng kí kết hôn.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến quy định về quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận ở một số nước trên thế giới, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận ở một số nước trên thế giới. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Xem thêm: Người dưới 18 tuổi có được quyền nhận nuôi con nuôi không – Luật 24H
Xem thêm: Lệ phí làm thủ tục đăng ký con nuôi theo quy định – Hãng luật 24H
Xem thêm: Nộp hồ sơ nhận nuôi con nuôi theo quy định pháp luật – Hãng luật 24H
Xem thêm: Thủ tục người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam – Hãng luật 24H
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"