Quy định công chứng di chúc?
Quy định công chứng di chúc? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Luật công chứng 2014
– Bộ luật dân sự 2015
2. Giải quyết vấn đề
2.1 Công chứng di chúc là gì?
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 quy định về công chứng như sau:
“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”
Như vậy, công chứng di chúc là việc tổ chức công chứng xác nhận tính hợp pháp của di chúc do có di sản để lại. Công chứng viên xác nhận hình thức của di chúc là đúng và người lập di chúc có đủ năng lực hành vi dân sự vào thời điểm lập bản di chúc đó. Đồng thời di chúc đã lập không có nội dung vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội.
Tuy nhiên, pháp luật về thừa kế hiện nay quy định không phải bất kể trường hợp nào việc lập di chúc đều phải làm thủ tục công chứng. Di chúc bắt buộc phải thực hiện công chứng trong một số trường hợp nhất định.
2.2 Thẩm quyền công chứng di chúc
– Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc của mình. Căn cứ theo Điều 636 và 639 của Bộ luật Dân sự 2015 thì người lập di chúc có thể thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực di chúc tại cơ quan, tổ chức sau đây:
– Phòng công chứng tại UBND xã/phường ở địa phương mình cư trú.
– Văn phòng công chứng tư nhân: Là tổ chức hành nghề công chứng được cấp phép hoạt động một cách hợp pháp, các thủ tục công chứng được diễn ra tại những văn phòng công chứng tư nhân đều có hiệu lực trước Pháp luật.
– Khi muốn chứng thực người lập di chúc có thể đến một trong các cơ quan nêu trên và cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết thì cơ quan công chứng thực sẽ tiếp nhận, thực hiện và trả kết quả đúng thời hạn theo quy định.
2.3 Hồ sơ công chứng di chúc
Để thực hiện thủ tục công chứng di chúc cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;
– Dự thảo di chúc (trường hợp soạn sẵn);
– Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng. Hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường di chúc liên quan đến tài sản đó;
– Bản sao các giấy tờ khác liên quan đến di chúc mà pháp luật quy định.
2.4 Thủ tục công chứng di chúc tại văn phòng công chứng
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"