Quy định của pháp luật về Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Quy định của pháp luật về Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý 

Luật Bảo vệ môi trường 2020

Giải quyết vấn đề

1.Khái niệm

Đánh giá tác động môi trường là một quá trình dự báo, đánh giá tác động của một dự án đến môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế – xã hội và đưa ra các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Theo Tổ chức quốc tế về Đánh giá tác động môi trường (IAIA) đưa ra định nghĩa về việc đánh giá tác động môi trường gồm các công việc như: “xác định, dự đoán, đánh giá và giảm thiểu các ảnh hưởng của việc phát triển dự án đến các yếu tố sinh học, xã hội và các yếu tố liên quan khác trước khi đưa ra quyết định quan trọng và thực hiện những cam kết”.

Khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, định nghĩa “đánh giá tác động môi trường” như sau: “Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.”

Đánh giá tác động môi trường giúp chúng ta xem xét các vấn đề về môi trường, xem xét về công nghệ xử lý chất thải, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và giám sát môi trường. Đánh giá tác động môi trường có thể so sánh được những cái lợi và cái hại của các tác động theo những phương án đó. Vì vậy, đánh giá tác động môi trường góp phần chủ động phòng tránh, giảm thiểu các tác động xấu của dự án lên môi trường.

Đánh giá tác động môi trường là căn cứ để chủ dự án lựa chọn những phương án đầu tư bao gồm: vị trí, quy mô, công nghệ, nguyên vật liệu, sản phẩm của dự án một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất cũng như tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho chủ dự án.

Đánh giá tác động môi trường là hoạt động giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét hoạt động của các cơ sở xem có những sai phạm nào mà họ đã cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường không.

2. Các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường

2.1. Đối tượng phải thực hiện đáng giá tác động môi trường

* Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020:

– Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

– Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

– Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

– Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

– Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.

* Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020:

– Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

– Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

– Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

– Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

Nếu đối tượng trên thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp thì theo quy định của pháp luật về đầu tư công thì không phải đánh giá tác động môi trường.

Quy định của pháp luật về Báo cáo đánh giá tác động môi trường?
Quy định của pháp luật về Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

2.2. Thực hiện đánh giá tác động môi trường

Chủ thể thực hiện đánh giá tác động môi trường là chủ dự án đầu tư thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Thời điểm thực hiện đánh giá tác động môi trường là đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.

Kết quả đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường, mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.

2.3. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường

Báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm những nội dung sau:

– Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);

– Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;

– Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;

Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;

– Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;

– Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;

– Chương trình quản lý và giám sát môi trường;

– Kết quả tham vấn;

– Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là cơ sở để các chủ thể thực hiện dự án biết và hiểu rõ hơn về chất lượng môi trường nơi dự án chuẩn bị được thực hiện, từ đó đưa ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường hiệu quả nhằm đạt các quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Báo cáo đánh giá tác động môi trường đóng vai trò là công cụ quản lý môi trường có tính chất phòng ngừa, giúp chọn phương án tốt nhất để khi thực hiện dự án thì ít gây tác động tiêu cực đến môi trường.

2.4. Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường

Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường giúp đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của nhân dân và góp phần nâng cao hiệu quả đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư. Đối với dự án đầu tư thuộc danh mục bí mật nhà nước thì không phải thực hiện tham vấn.

Đối tượng được tham vấn bao gồm: cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư; cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, chủ dự án đầu tư được khuyến khích tham vấn ý kiến chuyên gia.

Chủ dự án đầu tư phải có trách nhiệm thực hiện tham vấn. Trách nhiệm thực hiện tham vấn còn thuộc về cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư, cụ thể  là cơ quan, tổ chức này có trách nhiệm trả lời chủ dự án đầu tư bằng văn bản về nội dung được tham vấn trong thời hạn quy định; nếu hết thời hạn quy định mà không có văn bản trả lời thì được coi là thống nhất với nội dung tham vấn.

Tham vấn là quá trình trao đổi, hỗ trợ giúp người cần tham vấn hiểu rõ các vấn đề, đưa ra các phương án giải quyết tối ưu nhất. Trong quá trình tham vấn cần thực hiện những nội dung sau: Vị trí thực hiện dự án đầu tư; Tác động môi trường của dự án đầu tư; Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường; Chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; Các nội dung khác có liên quan đến dự án đầu tư.

Việc tham vấn được thực hiện thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử hay thông qua hai hình thức sau đây như: tổ chức họp lấy ý kiến, lấy ý kiến bằng văn bản nhằm bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin.

Kết quả tham vấn là thông tin quan trọng để chủ dự án đầu tư nghiên cứu đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động của dự án đầu tư đối với môi trường và hoàn thiện bản Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Kết quả tham vấn phải được tiếp thu, thể hiện đầy đủ, trung thực các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được tham vấn, đối tượng quan tâm đến dự án đầu tư (nếu có). Trường hợp ý kiến, kiến nghị không được tiếp thu, chủ dự án đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và kết quả tham vấn trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

2.5. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm: văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc các tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.

Cơ quan thẩm định ban hành quyết định thành lập hội đồng thẩm định gồm ít nhất là 07 thành viên; gửi quyết định thành lập hội đồng kèm theo hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đến từng thành viên hội đồng. Hội đồng thẩm định phải có ít nhất 1/3 tổng số thành viên là chuyên gia.

Chuyên gia là thành viên hội đồng phải có chuyên môn về môi trường hoặc lĩnh vực khác có liên quan đến dự án đầu tư và có kinh nghiệm công tác ít nhất là 07 năm nếu có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương, ít nhất là 03 năm nếu có bằng thạc sĩ hoặc văn bằng trình độ tương đương, ít nhất là 02 năm nếu có bằng tiến sĩ hoặc văn bằng trình độ tương đương. Chuyên gia tham gia thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư không được tham gia hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đó.

Thành viên hội đồng thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ đề nghị thẩm định, viết bản nhận xét về nội dung thẩm định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến nhận xét, đánh giá của mình. Nội dung thẩm định gồm:

– Sự phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

Sự phù hợp của phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);

– Sự phù hợp về việc nhận dạng, xác định hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;

– Sự phù hợp của kết quả đánh giá hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học; nhận dạng đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư;

– Sự phù hợp của kết quả nhận dạng, dự báo các tác động chính, chất thải phát sinh từ dự án đầu tư đến môi trường; dự báo sự cố môi trường;

– Sự phù hợp, tính khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của dự án đầu tư;

– Sự phù hợp của chương trình quản lý và giám sát môi trường; tính đầy đủ, khả thi đối với các cam kết bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư.

– Cơ quan thẩm định xem xét, đánh giá và tổng hợp ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định, ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu có) để làm căn cứ quyết định việc phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Quy định của pháp luật về Báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Quy định của pháp luật về Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phân phối chứng khoán là gì ?

Phân phối chứng khoán là gì ? Phân phối chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế ...

Xem thêm

Mệnh giá chứng khoán là gì ?

Mệnh giá chứng khoán là gì ? Mệnh giá chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế nà...

Xem thêm

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ?

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ? Nhà đầu tư chứng khoán chuyên ngh...

Xem thêm

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán?

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán? Tổ chức xã hội – nghề nghiệp v...

Xem thêm

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Pháp luật quy đ...

Xem thêm

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán?

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán? Nguyên tắc hoạt động về ...

Xem thêm

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán?

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán? Điều kiện cấp chứng...

Xem thêm

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán?

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán? Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng kh...

Xem thêm

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam?

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam? Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam nh...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574