Quy định của pháp luật về nhà ở thương mại
Quy định của pháp luật về nhà ở thương mại, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
I/ Căn cứ pháp lý
Luật nhà ở năm 2014;
Luật Đầu tư 2020;
Thông tư 19/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung về phát triển nhà ở, quản lý, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở, sở hữu nhà ở, quản lý nhà nước về nhà ở quy định tại Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP.
II/ Giải quyết vấn đề:
- Nhà ở thương mại là gì?
Nhà ở là công trình xây dựng gắn liền với đất, được tạo lập từ quá trình lao động của con người, có không gian làm nơi cư trú, sinh sống cho các cá nhân, hộ gia đình. Nhà ở là loại tài sản bất động sản có giá trị lớn, nhà ở có thể được phân thành nhiều loại trong đó có nhà ở thương mại.
Theo khoản 4 Luật nhà ở năm 2014: “Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường”. Nhà ở thương mại là nhà ở do các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển để bán, cho thuê theo nhu cầu của thị trường. Không giống với các loại nhà ở khác, nhà ở thương mại được đầu tư xây dựng là để kinh doanh (mua bán, cho thuê) nhằm mục đích lợi nhuận. Tìm kiếm lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các nhà đầu tư khi bỏ vốn ra đầu tư phát triển nhà ở thương mại, nếu không xuất phát từ mục tiêu đó nhà ở được tạo lập sẽ không được gọi là nhà ở thương mại mà sẽ được gọi với một tên khác.
Nhà ở thương mại có nhiều loại như nhà giá rẻ và nhà ở cao cấp; nhà nhỏ, nhà trung bình và lớn đáp ứng cho nhiều đối tượng với nhu cầu khác nhau. Chủ thể trong giao dịch nhà ở thương mại chủ yếu một bên là nhà đầu tư kinh doanh nhà đất ở và bên kia là người mua nhà đất ở.
Các giao dịch nhằm mục đích lợi nhuận và phải tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật về giao dịch nhà ở thương mại, như: chủ thể kinh doanh nhà ở, điều kiện về hàng hóa nhà ở đưa vào giao dịch, trình tự thủ tục, tài chính trong giao dịch nhà ở…
- Điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại
Điều 21 Luật Nhà ở năm 2014 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư năm 2020, quy định:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Có vốn ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để thực hiện đôi với từng dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư (Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 75 của Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021- gọi tắt là Luật Đầu tư 2020).
- Có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật.
Như vậy, muốn trở thành chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại thì doanh nghiệp cần là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản và được thành lập, hoạt động theo quy định pháp luật. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có vốn ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để thực hiện đôi với từng dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư.
- Quy định của pháp luật về nhà ở thương mại.
– Điều 24 Luật Nhà ở có quy định về loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở thương mại. Theo đó, cũng như nhà ở chung cư thì nhà ở thương mại cũng phải được xếp theo từng loại và tiêu chuẩn về từng diện tích loại nhà ở thương mại riêng.
+ Pháp luật quy định về loại nhà ở và tiêu chuẩn về diện tích của từng loại nhà ở thương mại sẽ do chủ đầu tư dự án quyết định lựa chọn nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, kiến trúc nhà ở và nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Việc xây dựng và phát triển nhà ở thương mại, nếu với căn hộ chung cư thì việc xây dựng đó phải được thiết kế khép kín, xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín và có diện tích sàn căn hộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng. Đối với nhà ở riêng lẻ thì phải xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng đã được ban hành.
– Về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại thì được quy định rất rõ tại các Điều 24 và Điều 25 Luật nhà ở 2014. Theo đó, có thể thấy được rằng hình thức kinh doanh nhà ở thương mại hiện nay diễn ra rất phổ biến và đây là loại hình kinh doanh rất quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh bất động sản. Kinh doanh nhà ở thương mại là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng, thuê để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhà ở thương mại với sự trợ giúp của các tổ chức kinh doanh dịch vụ bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.
- Đặc điểm riêng của kinh doanh nhà ở thương mại
– Thứ nhất, phân khúc thị trường kinh doanh nhà ở thương mại có sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực, địa phương trong cả nước.
– Thứ hai, ở các đô thị, vùng ven đô hoặc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội phát triển thì kinh doanh nhà ở thương mại chủ yếu tập trung vào phân khúc nhà chung cư, nhà cao tầng. Bởi lẽ, đây là những khu vực có tốc độ tăng dân số chóng mặt (bao gồm tăng dân số cơ học và tăng dân số sinh học); trong khi quỹ đất đai lại có hạn.
– Thứ ba, kinh doanh nhà ở thương mại ngày càng chú trọng đến việc hoàn thiện đồng bộ các cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật nhằm mang lại sự tiện ích tối đa cho khách hàng. Để lôi kéo, thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với các sản phẩm nhà ở thương mại trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các chủ đầu tư kinh doanh nhà ở thương mại; trong điều kiện giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại có xu hướng tăng môi trường sống “xanh – sạch – đẹp” đáp ứng nhu cầu và chất lượng sống tốt nhất cho khách hàng.
– Thứ tư, kinh doanh nhà ở thương mại cố gắng đáp ứng ở mức độ cao nhất các nhu cầu, thị hiếu, khả năng tài chính, sở thích khác nhau của khách hàng bằng việc tung ra thị trường các sản phẩm nhà ở thương mại với chủng loại, mẫu mã đa dạng, phong phú.
– Thứ năm, để thu hút sự quan tâm và đáp ứng thị hiếu của khách hàng, chủ đầu tư kinh doanh nhà ở thương mại thường đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại các vị trí đắc địa, vị trí vàng; giao thông đi lại thuận tiện cho việc sinh sống, làm việc, kinh doanh, dịch vụ.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề Quy định của pháp luật về nhà ở thương mại, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….;
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
>>Xem thêm: Thủ tục mua bán đất đai mới nhất năm 2020? – Luật 24h
>>Xem thêm: Muốn bán đất nhưng vợ không đồng ý bán thì có bán được không? – Luật 24h
>>Xem thêm: Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay – Luật 24h
>>Xem thêm: Khởi kiện tranh chấp đất đai
>>Xem thêm: Căn cứ xác định loại đất mới nhất – Luật 24h
>>Xem thêm: Uỷ ban nhân dân xã, phường không tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai khi có đơn yêu cầu phải làm thế nào?
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"