Quy định về nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự
Quy định về nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự? Như thế nào là tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự? Ai cũng biết đây là quyền quan trọng trong cuộc sống, như vậy pháp luật nhà nước có quy định như nào? Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp ngay sau đây, mong rằng bài viết sẽ giúp bạn đọc trong cuộc luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
I. Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Dân sự 2015
Luật đất đai 2013
II. Giải quyết vấn đề
1. Thực hiện quyền dân sự theo ý chí của cá nhân và pháp nhân.
Theo truyền thống, pháp luật dân sự tôn trọng quyền của chủ thể trong quan hệ dân sự: “Cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền dân sự theo ý chí của mình”.
Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng nhưng độc lập về tài sản và tổ chức: Bởi vì quan hệ pháp luật dân sự là các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh thường nhật đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, cho hoạt động sản xuất và kinh doanh. Đây là những quan hệ xã hội phát sinh thường nhật trong một phạm vi rất rộng, đáp ứng nhu cầu của bất cứ chủ thể nào trong xã hội.
Các chủ thể luôn bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý, không có sự phân biệt về thành phần xã hội, tôn giáo, dân tộc, trình độ văn hóa, nghề nghiệp…Các chủ thể bình đẳng về tài sản: Các bên bình đẳng với nhau, thực hiện quyền và nghĩa vụ bằng tài sản của mình. Bình đẳng về mặt tổ chức: Các chủ thể không lệ thuộc với nhau về mặt tổ chức, phải tự chịu trách nhiệm về những thiệt hại do mình gây ra.
Các bên được phép tự do thảo thuận tới sự đồng ý sau khi cân nhắc, thảo luận. Được thể hiện ở chỗ không có một ý kiến đối lập của bất cứ một bộ phận nào trong số các bên liên quan đối với những vấn đề quan trọng và thể hiện thông qua một quá trình mà mọi quan điểm của các bên liên quan đều phải được xem xét và dung hoà được tất cả các tranh chấp; là việc các bên (cá nhân hay tổ chức) có ý định chung tự nguyện cùng nhau thực hiện những nghĩa vụ mà họ đã cùng nhau chấp nhận vì lợi ích của các bên.
Khi đã thỏa thuận được với nhau thì các bên được phép thực hiện theo những gì các bên đã thỏa thuận, pháp luật không áp đặt một khuông khổ để giới hạn quyền dân sự của các bên.
2. Thực hiện quyền dân sự không được trái với nguyên tắc chung của pháp luật dân sự.
Các nguyên tắc chung của pháp luật dân sự được quy định tại Điều 3 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Nguyên tắc của một ngành luật là những khung pháp lý chung, những quy tắc chung được pháp luật ghi nhận có tác dụng định hướng và chỉ đạo cho toàn bộ các quy phạm pháp luật cùa ngành luật đó. Các nguyên tắc của một ngành luật không chỉ là những quy phạm khi điều tiết mà còn là phương châm chỉ đạo khi áp dụng pháp luật, đặc biệt là áp dụng tương tự pháp luật. Việc định ra các nguyên tắc của luật dân sự dựa trên cơ sở những nguyên tắc chung của luật pháp, căn cứ vào đổi tượng và phương pháp điều chỉnh của luật dân sự.
Việc thực hiện các quyền dân sự cũng phải tuân thủ các nguyên tắc chung quy định tại Điều 3 nêu trên. Vì đây là những khung pháp lí chung, phương châm chỉ đạo mang tính định hướng cho hoạt động của các chủ thể chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự.
3. Thực hiện quyền dân sự không được gây thiệt hại cho người khác.
Mọi người đều bình đẳng như nhau trước pháp luật. Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào “xâm phạm” đến các quyền đó. Việc thực hiện quyền của mình không được ảnh hưởng đến quyền của người khác, nếu gây thiệt hại thì mình phải bồi thường.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi có hành vi vi phạm quyền dân sự của người khác và đã gây ra thiệt hại. Một người phải chịu trách nhiệm dân sự khi người đó có lỗi.
Một người phải bồi thường khi:
– Có hành vi vi phạm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có hành vi trái pháp luật và được áp dụng với người có hành vi đó. Về nguyên tắc một người có nghĩa vụ mà không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đó thì được coi là vi phạm pháp luật về nghĩa vụ vì nghĩa vụ đó là do pháp luật xác lập hoặc do các bên thỏa thuận, cam kết và đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Tuy nhiên trong một số trường hợp không thực hiện nghĩa vụ không bị coi là trái pháp luật và người không thực hiện nghĩa vụ không phải bồi thường thiệt hại, cụ thể như:
+ Nghĩa vụ dân sự không thực hiện được hoàn toàn do lỗi của người có quyền;
+ Nghĩa vụ dân sự không thực hiện được do sự kiện bất khả kháng (là sự kiện khách quan làm cho người có nghĩa vụ không biết trước và không thể tránh được, không thể khắc phục được khó khăn do sự kiện đó gây ra mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép).
– Có thiệt hại xảy ra: thiệt hại xảy ra do vi phạm nghĩa vụ dân sự bao gồm: những tài sản bị mất mát hoặc bị hủy hoại hoàn toàn, những hư hỏng, giảm sút giá trị về tài sản, những chi phí mà người bị vi phạm phải bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục những hậu quả do người vi phạm nghĩa vụ gây ra, những tổn thất do thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại. Thiệt hại xảy ra do vi phạm nghĩa vụ dân sự bao gồm: những tài sản bị mất mát hoặc bị hủy hoại hoàn toàn, những hư hỏng, giảm sút giá trị về tài sản, những chi phí mà người bị vi phạm phải bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục những hậu quả do người vi phạm nghĩa vụ gây ra, những tổn thất do thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
– Lỗi: Luật Dân sự quy định người có hành vi trái pháp luật thì phải chịu trách nhiệm dân sự bất luận hành vi đó được thực hiện với lỗi cố ý hay vô ý: “Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khác” (Điều 308 Bộ luật Dân sự).
4. Chấm dứt quyền dân sự.
Ngoài việc tôn trọng quyền của chủ thể trong quan hệ dân sự, pháp luật dân sự cũng quy định: khi cá nhân, pháp nhân không thực hiện quyền dân sự của mình không phải là căn cứ làm chấm dứt quyền, trừ trường hợp luật có quy định khác. Đã là quyền thì có thể thực hiện hoặc không thực hiện, không ai có quyền buộc người khác phải thực hiện quyền của họ.
Điều 244 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định căn cứ làm chấm dứt quyền trong trường hợp: “Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật”.
Ví dụ: Khi nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định thu hồi đất.
Căn cứ theo Điều 66 Luật đất đai năm 2013 quy định thẩm quyền thu hồi đất như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ là căn cứ để chấm dứt quyền sở hữu của người sử dụng đất.
5. Các biện pháp bảo vệ quyền dân sự.
– Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.
Theo đó, cá nhân, pháp nhân nếu phát hiện quyền dân sự của mình bị vi phạm thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tôn trọng và thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền dân sự của mình một cách hợp pháp nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của mình.
– Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
Đây là biện pháp hầu hết các chủ thể thực hiện đầu tiên khi phát hiện có hành vi xâm phạm đến quyền lợi của mình bằng việc yêu cầu các bên có hành vi vi phạm buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm( ví dụ: Buộc phải chấm dứt hành vi nói xấu, bịa đặt, xuyên tạc các thông tin nhằm gây mất uy tín, danh dự cá nhân).
– Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
Là việc yêu cầu các chủ thể có hành vi vi phạm thực phải xin lỗi, cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đính chính lại những thông tin sai lệch, khôi phục lại danh dự, uy tín cho chủ thể bị xâm phạm.
– Buộc thực hiện nghĩa vụ.
Là việc yêu cầu bên chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện đúng theo những nghĩa vụ mà hai bên đã giao kết, xác lập trong hợp đồng, biên bản thỏa thuận, giấy xác nhận,…và đã được các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền chứng minh là đúng ( ví dụ: Buộc trả lại tài sản đã mượn khi đã hết thời hạn mượn, buộc trả tiền thuê nhà theo đúng hạn thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài sản…)
– Buộc bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có thiệt hại xảy ra: thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần. Pháp luật không quy định cụ thể mức bồi thường nên hai bên sẽ căn cứ vào những thiệt hại thực tế xảy ra và điều kiện kinh tế của mỗi bên để thỏa thuận khoản bồi thường.
– Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
Việc hủy quyết định của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền phải do một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện.
– Yêu cầu khác theo quy định của luật.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Quy định về nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Quy định về nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"