Quy hoạch mạng lưới đường bộ?

Quy hoạch mạng lưới đường bộ? luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý

Quyết định 1454/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Giải quyết vấn đề

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu đến năm 2030

Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ từng bước đồng bộ, một số công trình hiện đại, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, kiềm chế tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường, hình thành hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 với một số mục tiêu cụ thể như sau:

– Về vận tải, khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt khoảng 2.764 triệu tấn (62,80% thị phần); hành khách đạt khoảng 9.430 triệu khách (90,16% thị phần); khối lượng luân chuyển hàng hóa nội địa đạt khoảng 162,7 tỷ tấn.km (30,48% thị phần); hành khách nội địa 283,6 tỷ khách.km dạt khoảng (72,83% thị phần).

– Về kết cấu hạ tầng, hình thành hệ thống đường cao tốc kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các vùng kinh tế trọng điểm, cảng biển và cảng hàng không cửa ngõ quốc tế; từng bước nâng cấp các quốc lộ, cụ thể:

+ Cơ bản hoàn thành các tuyến cao tốc kết nối liên vùng, kết nối các cảng biển cửa ngõ quốc tế, cảng hàng không quốc tế, các cửa khẩu quốc tế chính có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa lớn, các đô thị loại đặc biệt, loại I; kết nối thuận lợi các tuyến quốc lộ đến các cảng biển loại II, cảng hàng không quốc tế, cảng đường thủy nội địa lớn, các ga đường sắt đầu mối, đầu mối giao thông đô thị loại II trở xuống. Phấn đấu xây dựng hoàn thành khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc.

+ Tập trung nâng cấp mặt đường, tăng cường hệ thống an toàn giao thông, xử lý các điểm đen, cải tạo nâng cấp các cầu yếu trên các quốc lộ và nâng cấp một số tuyến quốc lộ trọng yếu kết nối tới các đầu mối vận tải lớn (cảng biển, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng không, các ga đường sắt) chưa có tuyến cao tốc song hành.

b) Định hướng đến năm 2050

Hoàn thiện mạng lưới đường bộ trong cả nước đồng bộ, hiện đại, bảo đảm sự kết nối và phát triển hợp lý giữa các phương thức vận tải. Chất lượng vận tải và dịch vụ được nâng cao, bảo đảm thuận tiện, an toàn, chi phí hợp lý.

2.QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG BỘ

1. Hệ thống cao tốc

Mạng lưới đường bộ cao tốc được quy hoạch 41 tuyến, tổng chiều dài khoảng 9.014 km, cụ thể;

a) Trục dọc Bắc – Nam

– Tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông từ cửa khẩu Hữu Nghị, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đến thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, chiều dài khoảng 2.063 km, quy mô từ 4 đến 10 làn xe (Chi tiết tại Phụ lục I, mục 1).

– Tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Tây từ thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đến thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, chiều dài khoảng 1.205 Km, quy mô từ 4 đến 6 làn xe (Chi tiết tại Phụ lục I, mục 2).

b) Khu vực phía Bắc, gồm 14 tuyến, chiều dài khoảng 2.305 km, quy mô từ 4 đến 6 làn xe (Chi tiết tại Phụ lục I, mục 3).

c) Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, gồm 10 tuyến, chiều dài khoảng 1.431 km, quy mô từ 4 đến 6 làn xe (Chi tiết tại Phụ lục I, mục 4).

d) Khu vực phía Nam, gồm 10 tuyến, chiều dài khoảng 1.290 km, quy mô từ 4 đến 10 làn xe (Chi tiết tại Phụ lục I, mục 5).

đ) Vành đai đô thị Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh:

– Vành đai đô thị Hà Nội, gồm 3 tuyến, chiều dài khoảng 429 km (không bao gồm các đoạn đi trùng các tuyến cao tốc khác), quy mô 6 làn xe (Chi tiết tại Phụ lục I, mục 6).

– Vành đai đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, gồm 2 tuyến, chiều dài khoảng 291 km, quy mô 8 làn xe (Chi tiết tại Phụ lục I, mục 7).

2. Hệ thống quốc lộ

Mạng lưới quốc lộ gồm 172 tuyến, tổng chiều dài khoảng 29.795 km, cụ thể:

a) Trục dọc Bắc – Nam

– Quốc lộ 1: Từ Cửa khẩu Hữu Nghị, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đến huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, chiều dài khoảng 2.482 km, đạt tiêu chuẩn cấp III, 4 làn xe.

– Đường Hồ Chí Minh: Từ Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đến Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, chiều dài khoảng 1.762 km, đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp III, 2 – 4 làn xe (Chi tiết tại Phụ lục II, mục 1 ).

b) Khu vực phía Bắc

– Tuyến quốc lộ chính yếu, gồm 21 tuyến, chiều dài khoảng 6.954 km, quy mô tối thiểu cấp III, 2 đến 6 làn xe, một số đoạn tuyến qua khu vực địa hình khó khăn quy mô tối thiểu cấp IV, 2 làn xe (Chi tiết tại Phụ lục II, mục 2).

– Tuyến quốc lộ thứ yếu, gồm 34 tuyến, chiều dài khoảng 4.007 km, quy mô tối thiểu cấp III, 2 đến 4 làn xe, một số đoạn tuyến qua khu vực địa hình khó khăn quy mô tối thiểu cấp IV, 2 làn xe (Chi tiết tại Phụ lục II, mục 3).

– Các tuyến quốc lộ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội từ vành đai 4 trở vào được tổ chức quản lý, bảo trì theo Luật Thủ đô.

c) Khu vực miền Trung và Tây Nguyên

– Tuyến quốc lộ chính yếu, gồm 24 tuyến, chiều dài khoảng 4.407 km, quy mô tối thiểu cấp III, 2 đến 4 làn xe, một số đoạn tuyến qua khu vực địa hình khó khăn quy mô tối thiểu cấp IV, 2 làn xe (Chi tiết tại Phụ lục II, mục 4).

– Tuyến quốc lộ thứ yếu, gồm 47 tuyến, chiều dài khoảng 4.618 km, qumô tối thiểu cấp III, 2 đến 4 làn xe, một số đoạn tuyến qua khu vực địa hình khó khăn quy mô tối thiểu cấp IV, 2 làn xe (Chi tiết tại Phụ lục II, mục 5).

d) Khu vực phía Nam

– Tuyến quốc lộ chính yếu, gồm 17 tuyến, chiều dài khoảng 2.426 km, quy mô tối thiểu cấp III, 2 đến 4 làn xe, một số tuyến có lưu lượng vận tải lớn quy mô cấp III, 4 đến 6 làn xe (Chi tiết tại Phụ lục II, mục 6).

– Tuyến quốc lộ thứ yếu, gồm 27 tuyến, chiều dài khoảng 3.139 km, quy mô quy hoạch tối thiểu cấp III, 2 đến 4 làn xe (Chi tiết tại Phụ lục II, mục 7).

– Các tuyến quốc lộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh do địa phương quản lý bảo trì.

đ) Một số tuyến quốc lộ không bảo đảm tiêu chí theo quy định Luật Giao thông đường bộ và các đoạn tuyến quốc lộ đi qua đô thị đã xây dựng tuyến tránh chuyển thành đường địa phương, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm rà soát và bàn giao cho các địa phương quản lý.

3.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

– Rà soát, sửa đổi hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý, đề xuất thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù để huy động mọi nguồn lực và rút ngắn tiến độ đầu tư kết cấu hạ tầng đường bộ; đánh giá, nhân rộng các mô hình về thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư thành công ở trung ương và các địa phương.

– Xây dng cơ chế tăng cường phân cấp trong công tác đầu tư, quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng giao các địa phương là cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quyết định đầu tư kết cấu hạ tầng đường bộ.

– Sửa đổi bổ sung các quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, giá, phí, lệ phí phù hợp với cơ chế thị trường để tăng tính thương mại của các dự án kết cấu hạ tầng đường bộ.

2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

– Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.

– Thực hiện các chương trình đào tạo nhân lực trong lĩnh vực chuyn đi số, ứng dụng và phát triển công nghệ mới, ưu tiên công nghệ số trong quản lý, đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ và quản lý dịch vụ công.

3. Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ

– Phát triển giao thông vận tải đường bộ an toàn, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, vật liệu mới trong quản lý, xây dựng, bảo trì công trình và trong lĩnh vực vn tải phù hợp điều kiện địa tự nhiên, ứng phó với những biến đi tiêu cực về môi trường theo đặc thù từng vùng trong cả nước.

– Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, đơn giá, định mức trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu, bảo trì, vật liệu phù hợp theo chuẩn quốc tế và điều kiện thực tiễn cụ thể của Việt Nam.

– Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ; nghiên cứu xây dựng, sử dụng các phần mềm để hỗ trợ lập kế hoạch đầu tư, bảo trì công trình giao thông đường bộ.

– Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành, khai thác, thu phí điện tử không dừng trên toàn quốc.

4. Giải pháp về liên kết, hợp tác phát triển

– Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình hợp tác với các địa phương trong công tác quản lý hành lang an toàn giao thông đường bộ, triển khai công tác đầu tư.

– Tăng cường liên kết, hợp tác với các nước trong khu vực và các quốc gia có đường bộ phát triển để chuyển giao công nghệ quản lý, đầu tư xây dựng.

– Khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài để huy động vốn, chuyển giao công nghệ, trao đổi kinh nghiệm quản lý, điều hành.

5. Giải pháp về giáo dục, tuyên truyền

– Mở rộng liên kết đào tạo với các tổ chức, các nước có hệ thống đường bộ phát triển; đào tạo trong nước kết hợp với nước ngoài về công nghệ, vật liệu mới; kết hợp đào tạo tại chỗ và đào tạo tại các trường, viện; kết hợp đào tạo của doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục.

– Tuyên truyền quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về thu hút nguồn lực, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

6. Giải pháp về hợp tác quốc tế

– Mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt các nước có kinh nghiệm trong việc huy động nguồn lực, quản lý hệ thống giao thông đường bộ. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, thể chế, chính sách cho phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức hợp tác quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên để tăng cường hội nhập quốc tế.

– Phối hợp chặt chẽ giữa trung ương và địa phương trong việc thúc đẩy triển khai các dự án kết nối hạ tầng giao thông đường bộ giữa Việt Nam với các nước như Lào, Campuchia, Trung Quốc trong khuôn khổ kết nối ASEAN, GMS. Đẩy mạnh triển khai thực hiện các hiệp định về vận tải đường bộ đã ký kết; sửa đổi hiệp định đã ký kết tăng cường kết nối, thuận tiện vận tải đường bộ qua biên giới.

7. Giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư

– Tập trung kêu gọi mọi nguồn lực để đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông hàng năm đạt 3,5 – 4,5% GDP. Ưu tiên nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư với vai trò là vốn mồi, đầu tư các dự án không thu hút được nguồn vốn ngoài ngân sách, các dự án ở các vùng khó khăn. Tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ quốc tế.

– Ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng đường bộ được đầu tư, khai thác các dịch vụ liên quan đến phạm vi dự án và được vay vốn từ nguồn vốn tín dụng dài hạn, lãi suất ưu đãi.

– Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư theo phương thức đối tác công tư; cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, công khai về danh mục các dự án đối tác công tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; đơn giản hóa thủ tục đầu tư dự án theo phương thức đối tác công tư.

– Khai thác có hiệu quả nguồn lực từ tài sản kết cấu hạ tầng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thông qua hình thức nhượng quyền khai thác; các địa phương nghiên cứu, triển khai cơ chế thu từ khai thác quỹ đất hai bên tuyến đường bộ để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ.

– Huy động, phân bổ nguồn vốn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các công trình động lực, có tính lan tỏa, kết nối giữa các phương thức có tính đến cân đối giữa các vùng miền.

8. Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch

– Tổ chức công bố công khai quy hoạch mạng lưới đường bộ bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong các tổ chức chính trị, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhân dân khi triển khai thực hiện.

– Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong quá trình thực hiện quy hoạch giữa trung ương và địa phương, bảo đảm các quy hoạch địa phương phải tuân thủ các định hướng của quy hoạch mạng lưới đường bộ; phối hợp giữa các bộ, ngành để xử lý các vấn đề liên ngành, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của quy hoạch mạng lưới đường bộ.

– Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý, thực hiện quy hoạch để bảo đảm quy hoạch được thực hiện đúng quy định; phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị – xã hội trong giám sát thực hiện quy hoạch. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về quy hoạch.

 

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Quy hoạch mạng lưới đường bộ?, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến các vấn đề trên;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự, đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến Quy hoạch mạng lưới đường bộ? Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cách check quy hoạch trực tuyến mới nhất

Cách check quy hoạch trực tuyến mới nhất . Hiện tại có hai cách phổ biến để tra cứu quy...

Xem thêm

Quy định về hệ thống quy hoạch quốc gia

Quy định về hệ thống quy hoạch quốc gia Quy định về hệ thống quy hoạch quốc gia như thế...

Xem thêm

Quy định về cơ sở công nghiệp quốc phòng

Quy định về cơ sở công nghiệp quốc phòng Quy định về cơ sở công nghiệp quốc phòng như t...

Xem thêm

Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù

Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù, luật 24H cam kết ...

Xem thêm

Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch...

Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng , luật 24H ...

Xem thêm

Hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây...

Hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng, luật 24H cam k...

Xem thêm

Nội dung quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước

Nội dung quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước, luật 24H cam kết tư vấn 24...

Xem thêm

Quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

Quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thô...

Xem thêm

Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, k...

Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước lu...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574