Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia?

Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia?  luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý

Quyết định 433/QĐ-TTg

Giải quyết vấn đề

1.Mục tiêu

– Mục tiêu tổng quát

Xây dựng được quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại, khả thi theo hướng tự động hóa cao, bảo đảm: tính mở, có khả năng lồng ghép, tích hợp, kết nối, chia sẻ với các mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia và mạng lưới khí tượng thủy văn toàn cầu trên cơ sở kế thừa Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia kỳ trước.

– Mục tiêu cụ thể

Trên cơ sở quan điểm lập quy hoạch, mục tiêu tổng quát, thực trạng mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia, thực trạng phát triển khoa học công nghệ, nguồn lực đầu tư để xây dựng được các mục tiêu, định hướng cơ bản, xuyên suốt theo từng giai đoạn quy hoạch 2021 – 2025, 2026 – 2030 và tầm nhìn 2050 theo hướng sau:

+ Giai đoạn 2021 – 2025:

* Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia bảo đảm tính hiện đại, tự động, có mật độ trạm ngang bằng với các nước phát triển trong khu vực Đông Nam Á;

* Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống các trạm nền cơ bản để thu thập thông tin, dữ liệu nhằm giám sát, đánh giá điều kiện tự nhiên về khí tượng thủy văn của quốc gia, làm cơ sở kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng các trạm chuyên phục vụ dự báo, cảnh báo và các trạm chuyên dùng khác;

* Tăng dày mật độ trạm khí tượng thủy văn tự động bảo đảm các yêu cầu phục vụ dự báo số, dự báo điểm. Ưu tiên phát triển mới các trạm quan trắc khí tượng thủy văn tại các vùng có nguy cơ cao xảy ra các loại hình thiên tai nguy hiểm còn trống số liệu, vùng chịu tác động mạnh do biến đổi khí hậu và nước biển dâng;

* Nâng cấp hệ thống hạ tầng thông tin và cơ sở dữ liệu hiện đại với dung lượng phù hợp bảo đảm thu nhận, lưu trữ, khai thác thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo yêu cầu đặt ra;

* Hiện đại hóa hệ thống kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo khí tượng thủy văn và phân tích thí nghiệm đáp ứng nhu cầu của mạng lưới quan trắc.

+ Giai đoạn 2026 – 2030:

* Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia bảo đảm tính hiện đại, tự động, có mật độ trạm ngang bằng với các nước phát triển trong khu vực Châu Á;

* Tiếp tục tăng dày mật độ trạm khí tượng thủy văn tự động, ưu tiên phát triển các trạm quan trắc khí tượng thủy văn trên biển, đảo, quần đảo, vùng trời phục vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn và phát triển kinh tế biển.

+ Tầm nhìn đến năm 2050:

Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia bảo đảm tính hiện đại, tự động, có mật độ trạm ngang bằng với các nước phát triển trên thế giới.

2.Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch

Việc lập quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia phải đáp ứng các nội dung cơ bản sau đây:

a) Các nội dung chính lập quy hoạch

– Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu, bản đồ:

+ Thu thập thông tin, dữ liệu, tài liệu, bản đồ về: Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, hiện trạng hoạt động khí tượng thủy văn, tài nguyên môi trường biển; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của các bộ, ngành, địa phương có liên quan; nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn của các ngành, lĩnh vực, cơ quan, tổ chức, cá nhân và các hoạt động phục vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, phòng, chống thiên tai, phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia;

+ Khảo sát thực địa: Khảo sát các khu vực dự kiến đặt trạm khí tượng thủy văn, gồm các trạm theo quy hoạch kỳ trước chưa thực hiện; các trạm bị ảnh hưởng hành lang kỹ thuật để điều chỉnh cho phù hợp; các trạm dự kiến sẽ bổ sung vào quy hoạch kỳ này và đo đạc, xác định thông số kỹ thuật phục vụ đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện hoạt động của trạm phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu, lập bản đồ theo tiêu chí cụ thể đối với từng loại trạm: khí tượng bề mặt, khí tượng toàn cầu, giám sát biến đổi khí hậu, khí tượng nông nghiệp, khí tượng trên cao, ra đa thời tiết, thủy văn, hải văn, ra đa biển, phao, đo mưa, định vị sét, đo mặn, trạm khí tượng thủy văn di động và các trạm chuyên đề khác;

+ Tổng hợp xử lý thông tin, dữ liệu;

+ Lập báo cáo kết quả điều tra khảo sát thu thập thông tin, dữ liệu.

– Phân tích, đánh giá các yếu tố, điều kiện tự nhiên nguồn lực, bối cảnh và thực trạng phân bố, sử dụng không gian của mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia:

+ Phân tích, đánh giá tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và môi trường; hiện trạng hoạt động khí tượng thủy văn; hiện trạng và tác động của việc vi phạm hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn do đô thị hóa, quy hoạch xây dựng các công trình thủy điện và đề xuất giải pháp quy hoạch phù hợp;

+ Đánh giá việc thực hiện quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia kỳ trước; hoạt động quan trắc khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu;

+ Đánh giá phân vùng rủi ro thiên tai khí tượng thủy văn và theo dõi, giám sát thiên tai khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu phục vụ phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;

+ Đánh giá biến động theo không gian, thời gian quan trắc các yếu tố khí tượng thủy văn;

+ Xác định nhu cầu thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn cho phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia;

+ Đánh giá tác động của phát triển khoa học và công nghệ.

– Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia trong thời kỳ quy hoạch.

Trên cơ sở xu thế biến đổi khí hậu, các kịch bản biến đổi khí hậu và dự báo phát triển kinh tế – xã hội để phân tích, đánh giá, dự báo các tác động ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia.

– Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng trong thực trạng phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia:

+ Đánh giá sự liên kết, đồng bộ của mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia trong phạm vi cả nước; sự liên kết giữa mạng lưới trạm khí tượng thủy văn trong nước với khu vực và thế giới;

+ Phân tích, đánh giá, làm rõ mối liên kết giữa mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực khác có liên quan trong phạm vi vùng lãnh thổ.

– Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế – xã hội đối với mạng lưới trạm khí tượng thủy văn, những cơ hội và thách thức trong việc phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn:

Tôi có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia?

+ Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế – xã hội đối với mạng lưới trạm khí tượng thủy văn về quy mô, công nghệ, kỹ thuật dự báo trong lĩnh vực khí tượng thủy văn; kỹ thuật xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu và cung cấp các dịch vụ khí hậu;

+ Phân tích, đánh giá tiềm năng, lợi thế, cơ hội, thách thức phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia trong thời kỳ quy hoạch.

– Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển ngành khí tượng thủy văn quốc gia trên phạm vi cả nước, các vùng lãnh thổ và thông tin, dữ liệu quốc gia từ các khu vực có liên quan.

– Phương án phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia:

+ Xác định mật độ, số lượng, vị trí, danh sách trạm, nội dung quan trắc của từng loại trạm thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ:

* Nghiên cứu đề xuất phân loại trạm khí tượng thủy văn cho phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới và quy định của Luật Khí tượng thủy văn làm cơ sở để xây dựng quy hoạch;

* Xác định chỉ tiêu phân bố các loại trạm hiện có và quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo phù hợp với nhu cầu phục vụ dự báo, cảnh báo và điều kiện nguồn lực đầu tư trong từng giai đoạn trên cơ sở so sánh với một số nước trong khu vực và trên thế giới;

* Nghiên cứu xác định các trạm khí tượng thủy văn cho các khu vực: Vùng thường xuyên có nguy cơ xảy ra mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất, nước dâng, triều cường; khu vực ven biển, bờ biển, vùng thềm lục địa, các đảo và hải đảo; khu vực biên giới và xuyên biên giới; vùng khí hậu, vùng sinh thái và các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia. Ưu tiên phát triển các trạm khí tượng thủy văn có nhiều yếu tố quan trắc, trạm giám sát biến đổi khí hậu, các trạm lồng ghép quan trắc tài nguyên môi trường;

* Nghiên cứu đánh giá, xác định số lượng trạm khí tượng thủy văn cơ bản cần thiết, các trạm giám sát để phản ánh được các đặc trưng của 07 vùng khí hậu; các lưu vực sông, vùng biển; đề xuất điều chỉnh, giảm các trạm khí tượng thủy văn có người và xây dựng, phát triển mạng lưới trạm theo hướng hiện đại, tự động;

* Xác định cụ thể từng trạm khí tượng thủy văn quốc gia theo các loại hình: Trạm cơ bản để quan trắc, thu thập thông tin, dữ liệu điều tra cơ bản (có người, tự động) và được đầu tư xây dựng bằng nguồn ngân sách nhà nước; Trạm chuyên phục vụ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn (tự động hoàn toàn) và được đầu tư xây dựng bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn tài chính huy động hợp pháp khác;

* Nghiên cứu lồng ghép tối đa mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia với mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên và môi trường và mạng lưới quan trắc khác có liên quan trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ mới và hạ tầng sẵn có.

* Xây dựng quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia với các mạng lưới trạm thành phần gồm:

Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng bề mặt: Bao gồm các trạm cơ bản quan trắc toàn diện các yếu tố (trạm có người, tự động); các trạm tự động quan trắc một số yếu tố cần thiết để phục vụ dự báo, cảnh báo.

Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng nông nghiệp: Không quy hoạch bổ sung các trạm khí tượng nông nghiệp. Với các trạm khí tượng nông nghiệp hiện có rà soát quy hoạch trạm như đối với trạm khí tượng bề mặt; định hướng các yếu tố quan trắc khí tượng nông nghiệp phù hợp với nhu cầu và điều kiện cụ thể của địa phương nhằm hướng tới xã hội hóa công tác quan trắc khí tượng nông nghiệp tại các trạm.

Quy hoạch mạng lưới trạm đo mưa.

Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng trên cao: Trạm thám không vô tuyến; trạm đo gió trên cao (pilot); trạm đo gió cắt lớp.

Quy hoạch mạng lưới trạm ra đa thời tiết.

Quy hoạch mạng lưới trạm định vị sét.

Quy hoạch mạng lưới trạm thủy văn: Bao gồm các trạm cơ bản quan trắc toàn diện các yếu tố (trạm có người, tự động); các trạm tự động quan trắc một số yếu tố cần thiết để phục vụ dự báo, cảnh báo.

Quy hoạch mạng lưới trạm hải văn: Bao gồm các trạm cơ bản quan trắc toàn diện các yếu tố (trạm có người, tự động); các trạm tự động quan trắc một số yếu tố cần thiết để phục vụ dự báo, cảnh báo.

Quy hoạch mạng lưới trạm giám sát biến đổi khí hậu: Trạm khí tượng tham chiếu; trạm giám sát biến đổi khí hậu; trạm thủy văn tham chiếu; trạm hải văn tham chiếu.

Quy hoạch mạng lưới trạm chuyên đề: Trạm bức xạ; trạm ô dôn – bức xạ cực tím; trạm thu ảnh vệ tinh khí tượng.

Quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc môi trường không khí và nước (sông, hồ, biển); trạm tài nguyên nước, trạm định vị vệ tinh, trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường được lồng ghép tại các trạm khí tượng thủy văn.

Quy hoạch mạng lưới điểm đo mặn.

Quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc khí tượng toàn cầu.

Quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc ra đa biển lồng ghép tại các trạm khí tượng thủy văn, quy hoạch trạm phao.

Quy hoạch các loại hình quan trắc mới: Tia cực tím UV phục vụ cho đánh giá tác động đến sức khỏe con người; thành phần không khí để theo dõi, giám sát bảo vệ tầng ô-dôn; camera thông minh; quan trắc sạt lở đất; trạm quan trắc khí tượng thủy văn di động; mạng lưới khảo sát khí tượng thủy văn; trạm quan trắc trên các phương tiện di động như tàu bay, tàu biển, vệ tinh, viễn thám, thiết bị không người lái; trạm tổng hợp các loại hình quan trắc khí tượng thủy văn; trí tuệ nhân tạo.

+ Lập bản đồ quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia:

* Bản đồ in tỷ lệ 1:4.000.000

Sơ đồ vị trí địa lý và mối quan hệ của mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia với khu vực và quốc tế.

* Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:25.000 – 1:250.000:

Bản đồ hiện trạng mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia;

Bản đồ định hướng phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia;

Bản đồ bố trí không gian các dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành khí tượng thủy văn.

* Bản đồ số và bản đồ in tỷ lệ 1:5.000 – 1:100.000:

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các khu vực trọng điểm của mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia;

Bản đồ định hướng sử dụng đất các khu vực trọng điểm của mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia.

– Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia và các hoạt động quan trắc liên quan đến bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng quốc gia.

– Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia và thứ tự ưu tiên thực hiện:

+ Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư của mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia trong thời kỳ quy hoạch;

+ Luận chứng xây dựng dự án quan trọng quốc gia, dự án quan trọng của ngành khí tượng thủy văn; đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện và phương án phân kỳ đầu tư.

– Xây dựng giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:

+ Giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư;

+ Giải pháp về cơ chế, chính sách đảm bảo thực hiện quy hoạch;

+ Giải pháp về khoa học và công nghệ;

+ Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;

+ Giải pháp về hợp tác quốc tế;

+ Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.

– Xây dựng báo cáo quy hoạch (Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt), bản đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia (bao gồm các trạm lồng ghép).

– Hội thảo, lấy ý kiến về nội dung quy hoạch.

– Xây dựng hồ sơ quy hoạch trình thẩm định.

– Hoàn thiện hồ sơ quy hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Yêu cầu về phương pháp lập quy hoạch

Các phương pháp chủ yếu lập quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia để đáp ứng yêu cầu về tính khoa học, tính thực tiễn, độ tin cậy và yêu cầu về tiến độ lập quy hoạch, gồm:

– Phương pháp điều tra, khảo sát và thu thập thông tin, tài liệu;

– Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu, bản đồ;

– Phương pháp dự báo;

– Phương pháp tích hợp quy hoạch;

– Phương pháp kế thừa, điều chỉnh, chọn lọc, kinh nghiệm trong nước và quốc tế;

– Phương pháp toán thống kê;

– Phương pháp chuyên gia, hội nghị, hội thảo và tham vấn cộng đồng;

– Các phương pháp khác: Phân tích hệ thống, so sánh tương quan, thực nghiệm và các phương pháp phân tích chuyên ngành cũng được sử dụng trong quá trình lập quy hoạch các trạm khí tượng thủy văn.

 

3.Thời hạn lập quy hoạch

Thời gian lập quy hoạch không quá 24 tháng, tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.

4. Thành phần, số lượng và tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch

a) Thành phần hồ sơ quy hoạch

– Tờ trình và Dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia.

– Báo cáo quy hoạch: Báo cáo thuyết minh tổng hợp; báo cáo tóm tắt;

– Báo cáo điều tra, khảo sát;

– Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước;

– Các báo cáo đề xuất để tích hợp, lồng ghép vào quy hoạch (nếu có);

– Bản đồ, sơ đồ và cơ sở dữ liệu về quy hoạch;

– Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch gửi kèm theo;

– Báo cáo thẩm định của cơ quan thẩm định quy hoạch; bản sao ý kiến của chuyên gia, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan; báo cáo phản biện của tư vấn phản biện độc lập (nếu có);

– Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;

– Bản đồ tỷ lệ: 1:4.000.000 về hiện trạng mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia với khu vực, quốc tế; từ 1:25.000 đến 1:250.000 về hiện trạng, định hướng phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia và bố trí không gian các dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành khí tượng thủy văn; từ 1:5.000 đến 1:100.000 về hiện trạng sử dụng đất các khu vực trọng điểm của mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia, định hướng sử dụng đất các khu vực trọng điểm của mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia.

b) Số lượng: 05 bộ bản in và đĩa CD lưu toàn bộ nội dung lập quy hoạch.

c) Tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch:

– Phần hồ sơ văn bản: Báo cáo thuyết minh tổng hợp; báo cáo tóm tắt quy hoạch; Dự thảo văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch; các báo cáo thuyết minh chuyên đề được đóng thành quyển bìa cứng, nội dung đánh máy khổ A4, font Times new roman, cỡ chữ 13-14, căn lề và quy cách khác theo quy định của pháp luật;

– Các bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch được in màu, tỷ lệ bản đồ được thực hiện theo quy định: 1:4.000.000; từ 1:25.000 đến 1:250.000 và từ 1:5.000 đến 1:100.000;

– Dữ liệu của Quy hoạch: Dạng file scan, dạng bản giấy.

5. Kinh phí thực hiện lập quy hoạch

a) Chi phí lập Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia sử dụng từ nguồn vốn đầu tư công của Bộ Tài nguyên và Môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các quy định khác có liên quan.

b) Căn cứ nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia, định mức cho hoạt động quy hoạch, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập dự toán, thẩm định và quyết định cụ thể chi phí lập Quy hoạch theo đúng hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về định mức cho hoạt động quy hoạch, quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia?, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia?

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cách check quy hoạch trực tuyến mới nhất

Cách check quy hoạch trực tuyến mới nhất . Hiện tại có hai cách phổ biến để tra cứu quy...

Xem thêm

Quy định về hệ thống quy hoạch quốc gia

Quy định về hệ thống quy hoạch quốc gia Quy định về hệ thống quy hoạch quốc gia như thế...

Xem thêm

Quy định về cơ sở công nghiệp quốc phòng

Quy định về cơ sở công nghiệp quốc phòng Quy định về cơ sở công nghiệp quốc phòng như t...

Xem thêm

Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù

Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù, luật 24H cam kết ...

Xem thêm

Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch...

Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng , luật 24H ...

Xem thêm

Hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây...

Hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng, luật 24H cam k...

Xem thêm

Nội dung quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước

Nội dung quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước, luật 24H cam kết tư vấn 24...

Xem thêm

Quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

Quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thô...

Xem thêm

Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, k...

Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước lu...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574