Quyền nhân thân trong mối quan hệ với yếu tố đạo đức và tôn giáo
Quyền nhân thân trong mối quan hệ với yếu tố đạo đức và tôn giáo
Quyền nhân thân là quyền gắn liền với mỗi cá nhân và là một trong những quyền quan trọng, cần được bảo vệ. Vậy, quyền nhân thân trong mối quan hệ với yếu tố đạo đức và tôn giáo như thế nào?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
1. Căn cứ pháp lý:
Bộ luật dân sự 2015.
2. Giải quyết vấn đề:
2. 1. Khái quát về quyền nhân thân:
– Khái niệm: Quyền nhân thân, còn được gọi là Quyền cá nhân, Quyền nhận dạng cá nhân bao gồm một số quyền được quy định để bảo vệ đời sống cũng như tự do của một cá nhân. Cụ thể nó bao gồm quyền của một cá nhân kiểm soát việc sử dụng thương mại của tên của mình, hình ảnh, diện mạo, hoặc các đặc điểm rõ ràng khác về nhận dạng cá nhân của mình. Nó thường được coi là một quyền sở hữu tài sản và trái ngược với một quyền cá nhân, và như vậy, hiệu lực của quyền nhân thân có thể tồn tại kể cả sau cái chết của cá nhân, pháp nhân và có thể thừa kế hoặc hiến tặng (mức độ khác nhau tùy thuộc vào thẩm quyền và luật pháp của mỗi quốc gia).
– Đặc điểm của quyền nhân thân:
- Thứ nhất, quyền nhân thân luôn gắn với một cá nhân xác định, không được phép chuyển giao cho người khác.
- Thứ hai, quyền nhân thân không xác định được bằng tiền. Về cơ bản, chủ thể của quyền nhân thân chỉ được hưởng lợi ích tinh thần mà không được hưởng lợi ích vật chất. Những lợi ích vật chất mà chủ thể được hưởng là do giá trị tinh thần mang lại.
- Thứ ba, quyền nhân thân được xác lập không phải dựa trên các sự kiện pháp lý mà chúng được xác lập trực tiếp trên cơ sở những quy định của pháp luật.
- Thứ tư, quyền nhân thân là một loại quyền tuyệt đối. Các chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng giá trị nhân thân được bảo vệ.
– Ý nghĩa của quyền nhân thân:
Việc quy định quyền nhân thân là cơ sở pháp lý để cá nhân được thực hiện các quyền nhân thân trong sự bảo hộ của Nhà nước và pháp luật.
Quyền nhân thân có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của cá nhân. Mỗi hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân đều ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần người bị xâm hại. Việc bảo vệ quyền nhân thân có tác dụng kịp thời ngăn chặn các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân, bảo đảm trật tự pháp lí xã hội và giáo dục ý thức pháp luật cho công dân.
2.2 Quyền nhân thân trong mối quan hệ với yếu tố đạo đức và tôn giáo:
2.2.1 Quyền nhân thân trong mối quan hệ với yếu tố đạo đức:
Đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình. Trong mối quan hệ với yếu tố đạo đức, thì quyền nhân thân được xem như là một giá trị xã hội cơ bản, vốn có của con người, làm cơ sở cho những quy phạm xã hội.
Giữa quyền nhân nhân và các giá trị đạo đức truyền thống có mối liên hệ tác động qua lại với nhau. Các giá trị đạo đức là một phần trong việc hình thành và ghi nhận quyền nhân thân, còn quyền nhân thân là một trong những cơ sở giúp cho các giá trị đạo đức truyền thống có sự phát triển toàn diện, phù hợp với xã hội. Cụ thể:
– Việc ghi nhận các quyền nhân thân của con người góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, dần loại bỏ những hủ tục lạc hậu, lỗi thời
Pháp luật là công cụ điều chỉnh hành vi con người, ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ các giá trị con người. Qua quá trình phát triển, pháp luật thường có nhiều sự kế thừa, tiếp thu những giá trị văn minh nhân loại, ghi nhận và bảo vệ ngày càng nhiều các giá trị con người gắn với mỗi cá nhân. Những giá trị con người được ghi nhận trong phong tục tập quán và các giá trị đạo đức truyền thống phù hợp hoặc không trái với quyền nhân thân trong pháp luật sẽ có điều kiện được giữ gìn và phát huy các bản sắc độc đáo, góp phần điều chỉnh hành vi con người.
Tuy nhiên, ở một số địa phương, một số hủ tục lạc hậu, đi ngược với quyền lợi chính đáng của con người, vi phạm pháp luật vẫn còn tồn tại, được duy trì từ đời này qua đời khác trong một bộ phận dân cư. Do vậy, việc thực hiện các quy định pháp luật về quyền nhân thân sẽ góp phần nâng cao nhận thức của các cá nhân về quyền và việc bảo vệ các quyền chính đáng của mình, từ đó tác động đến hành vi cá nhân và nhận thức của cộng đồng, dần loại bỏ những hủ tục lạc hậu, lỗi thời.
– Các giá trị đạo đức truyền thống là một trong những công cụ bổ sung, hỗ trợ ghi nhận quyền nhân thân
Các giá trị đạo đức truyền thống chính là những quy tắc xử sự, thói quen sinh hoạt được hình thành từ lâu đời, đang tồn tại và được thừa nhận. Có nhiều giá trị đạo đức truyền thống về nhân thân của con người, những quyền lợi gắn liền với nhân thân con người được thực hiện phổ biến trong đời sống xã hội hoặc trong những cộng đồng nhưng chưa được pháp luật ghi nhận. Vì vậy, thực tiễn những thay đổi về tình hình quan hệ xã hội hiện nay đòi hỏi pháp luật cần có sự ghi nhận và quy định phù hợp nhằm mở rộng và bảo vệ các quyền nhân thân đó.
– Các giá trị đạo đức truyền thống làm cơ sở và có sức mạnh chi phối đến việc thực hiện quyền nhân thân
Các giá trị đạo đức truyền thống có sức mạnh điều chỉnh một số quyền nhân thân nhất định. Do vậy, trong nhiều trường hợp, để thực hiện được một số quyền nhân thân trong thực tiễn không thể không tìm hiểu những nếp sống, tâm thức, thói quen xử sự của cộng đồng dân cư hoặc địa phương cần áp dụng.
2.2.1 Quyền nhân thân trong mối quan hệ với yếu tố tôn giáo:
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền nhân thân cơ bản của công dân cũng được đề cập trong Bộ Luật dân sự, được bảo vệ bằng pháp luật và được cụ thể hoá trong văn bản quy phạm pháp luật ngày càng ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn một mặt tạo cơ sở pháp lý đảm bảo cho mọi công dân thực hiện quyền cơ bản về tự do tín ngưỡng, tôn giáo; mặt khác nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định rõ ràng hơn, thông thoáng hơn và cởi mở hơn. Công dân có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào; được bày tỏ đức tin của mình; được thực hiện các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức tôn giáo. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo hộ cơ sở vật chất, tài sản của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, điện, đền, trụ sở của tổ chức tôn giáo, trường lớp tôn giáo; kinh bổn và các đồ dùng thờ cúng của tín ngưỡng, tôn giáo; tín ngưỡng hay không tín ngưỡng là sự lựa chọn tự do của con người, bởi vì tôn giáo là niềm tin và tồn tại như một nhu cầu tinh thần của quần chúng. Pháp luật tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo; mặt khác lại nghiêm cấm việc kỳ thị hoặc xúc phạm người có tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời cũng nghiêm cấm việc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đến trật tự công cộng, ảnh hưởng đến sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự của công dân hoặc trái với thuần phong mỹ tục.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến quyền nhân thân trong mối quan hệ với yếu tố đạo đức và tôn giáo, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….;
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến quyền nhân thân trong mối quan hệ với yếu tố đạo đức và tôn giáo. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây +
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"