Thế nào là thừa kế thế vị? Ai được hưởng thừa kế thế vị và điều kiện ra sao? -Luật 24H

Thừa kế là một chế định riêng biệt được pháp luật dân sự Việt Nam quy định cụ thể từ Pháp lệnh thừa kế năm 1990 trải qua các Bộ luật dân sự 1995, 2005 và 2015 ngày càng hoàn thiện và đầy đủ. Trong đó, có quy định về thừa kế thế vị. Theo nghĩa Hán – Việt thì “thế – nghĩa là thay thế”, “vị – nghĩ là ngôi vị, vị trí”. Như vậy, thừa kế thế vị nghĩa là thay thế một ai đó để được hưởng phần di sản mà đáng lẽ người trước đó được hưởng.

Vậy trường hợp nào được hưởng thừa kế thế vị và điều kiện được hưởng thừa kế thế vị như thế nào? Sau đây, CÔNG TY LUẬT 24H sẽ giải đáp cụ thể cho Quý khách hàng!

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2015;

Luật nuôi con nuôi năm 2010;

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

2. Giải quyết vấn đề

Quy định pháp luật

Căn cứ Điều 652 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

Thế nào là thừa kế thế vị và ai được hưởng thừa kế thế vị điều kiện ra sao
Thế nào là thừa kế thế vị và ai được hưởng thừa kế thế vị điều kiện ra sao

Luật sư tư vấn Thừa kế, gọi: 19006574

Theo đó cơ sở để hưởng thừa kế thế vị đó là có quan hệ huyết thồng hoặc quan hệ nuôi dưỡng đối với người để lại thừa kế.

Tại Điều 653 BLDS năm 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651, 652 của Bộ luật này”.

Mặt khác, tại khoản 3 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thì: “Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật Nuôi con nuôi, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan”.

Luật Nuôi con nuôi quy định về hệ quả của việc nuôi con nuôi tại khoản 1 Điều 24: “Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Theo quy định tại Điều 78 Luật Hôn nhân và Gia đình về quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi: “1. Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật Nuôi con nuôi”.

Căn cứ vào các quy định tại các Điều 104, 106, 113, 114 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì con nuôi, người con nuôi không thể là cháu ruột của những người này, do vậy người con nuôi là người thừa kế của những người như trên. Tuy nhiên, người làm con nuôi người khác vẫn có quan hệ với gia đình cha mẹ đẻ, cho nên họ là người thừa kế theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của những người thân thích (họ là người thừa kế thế vị của những người thân thích trong gia đình của họ, mặc dù họ là làm con nuôi của người khác).

2.2. Điều kiện hưởng thừa kế thế vị

Thừa kế thế vị là hiểu nôm na là việc con thay  bố hoặc mẹ đẻ nhận di sản thừa kế từ ông, bà nôi/ngoại hoặc các cụ nếu bố mẹ đã chết hoặc chết cùng chết với những người này. Phần di sản mà người con được hưởng trong di sản của người để lại thừa kế nói trên là phần di sản mà bố hoặc mẹ của họ đáng lẽ ra được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Vì vậy, điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị phải đáp ứng những yêu cầu sau:

Phải xảy ra việc cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết trước hoặc chết cùng với ông, bà nội/ ngoại hoặc các cụ;

Người để lại di sản phải có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người thế vị luôn ở vị trí đời sau;

Giữa họ phải có quan hệ huyết thống (chỉ có con đẻ thay thế vị trí của cha, mẹ đẻ).

Người thừa kế thế vị bắt buộc phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra còn sống sau thời điểm mở thừa kế hoặc đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Khi còn sống, người cha hoặc mẹ của người được thế không bị tước hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì con hoặc cháu của những người này mới được hưởng

Bản thân người thế vị không bị tước quyền thừa kế theo khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015.

Như vậy, chỉ những người đáp ứng được những điều kiện trên mới trở thành chủ thề của thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật

Ví dụ. Ông Z có khối di sản để lại là 900 triệu đồng, ông Z có vợ là bà Y, có con là C và D. C có con là T và H; D có con là M và N. C chết trước Z, D và M chết cùng thời điểm với Z. Ông Z chết không để lại di chúc. Nếu có người yêu cầu chia di sản thừa kế của ông Z thì vụ việc sẽ được giải quyết như sau: Theo quy định tại Điều 676 BLDS năm 2015 thì hàng thừa kế thứ nhất của ông Z là bà Y, anh C và anh D nhưng C chết trước Z nên T, H thay C để hưởng di sản của Z, đồng thời D và M đều chết cùng thời điểm với Z nên N thay M để hưởng di sản của Z. Cụ thể: 900 triệu đồng: 3 = 300 triệu đồng (Y = C = M). Trong đó H, T thế vị hưởng phần của C (300: 2 = 150 triệu đồng). N thế vị hưởng phần của M = 300 triệu đồng.

2.3. Các trường hợp thừa kế thế vị

Thứ nhất, cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà.

Đây là trường hợp cha, mẹ đẻ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với ông, bà nội/ngoại thì khi ông, bà chết, con sẽ thay thế vị trí của cha, mẹ để thừa kế từ di sản mà ông, bà để lại đối với phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu còn sống.

Ví dụ: A và B kết hôn với nhau sinh được C và D. C kết hôn với E sinh ra G và H. C chết năm 2010, A chết năm 2017, A chết năm 2017 không để lại di chúc. Những người thừa kế của A bao gồm B, C, D. Tuy nhiên, do C chết trước A nên các con của C là G và H sẽ thế vị nhận di sản này (con thay cha hưởng di sản của ông nội). Giả sử sau đó B chết, những người thừa kế của B là C và D, thì G và H tiếp tục được thế vị C để hưởng di sản của B (con thay cha hưởng di sản của bà nội).

Thứ hai, chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của cụ.

Trong trường hợp ông, bà nội/ ngoại chết trước người để lại di sản là cụ, cha, mẹ cũng đã chết trước người để lại di sản nhưng chết sau ông, bà nội/ ngoại thì chắt được hưởng phần di sản mà cha, mẹ mình được hưởng nếu còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết.

Khi xác định thừa kế thế vị cần lưu ý các mối quan hệ:

– Nếu quan hệ giữa đời thứ nhất và đời thứ hai là nuôi dưỡng nhưng quan hệ giữa đời thứ hai và đời thứ ba lại là huyết thống thì được thừa kế thế vị;

– Nếu quan hệ giữa đời thứ nhất và đời thứ hai là huyết thống nhưng quan hệ giữa đời thứ hai và đời thứ ba lại là nuôi dưỡng thì không đương nhiên được thừa kế thế vị;
– Nếu quan hệ giữa đời thứ nhất và đời thứ tư đan xen về quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng thì không đặt ra thừa kế thế vị vì các mối quan hệ là không đương nhiên;

– Con riêng của bố dượng, mẹ kế được thừa nhận là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì  được thừa kế thế vị của nhau.

Như vậy, thừa kế thế vị là một chế định được nhà nước ta dự trù trước, nhằm đảm bảo quyền lợi của người thừa kế và người để lại thừa kế, thể hiện tầm nhìn của nhà lập pháp Việt Nam.

Thế nào là thừa kế thế vị và ai được hưởng thừa kế thế vị điều kiện ra sao
Thế nào là thừa kế thế vị và ai được hưởng thừa kế thế vị điều kiện ra sao

Luật sư tư vấn Thừa kế, gọi: 19006574

>>Xem thêm: Thời điểm mở di sản thừa kế theo quy định pháp luật – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Di sản thừa kế không có người nhận thì xử lý ra sao – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Di sản thừa kế quyền về tài sản do người chết để lại – Hãng luật 24H

Các dịch vụ của HÃNG LUẬT 24H:

-Tư vấn toàn bộ nọi dung vụ việc về thừa kế;

-Soạn hồ sơ phân chia di sản thừa kế;

-Soạn di chúc;

Khởi kiện chia di sản thừa kế;

-Các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng và pháp luật quy định.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về thừa kế thế vị. Trường hợp khách hàng còn băn khoăn, thắc mắc vấn đề gì vui lòng liên hệ tới CÔNG TY LUẬT 24H qua Hotline 1900 65 74 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm của chúng tôi giải đáp.

Trân trọng cám ơn!

CAM KẾT CỦA LUẬT 24H:

-Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

Chi phí hợp lý nhất thị trường;

Chất lượng dịch vụ tốt nhất;

Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

———————————————————-

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT  24H

Trụ sở chính  : số 4/139, Phú Diễn, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24h – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà”

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dịch vụ giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế tại Thành p...

Dịch vụ giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế tại Thành phố Cao Lãnh. Bạn muốn...

Xem thêm

Hướng dẫn và tư vấn thủ tục lập di chúc tại Thành phố Sa Đéc

Hướng dẫn và tư vấn thủ tục lập di chúc tại Thành phố Sa Đéc. Hướng dẫn và tư vấn thủ t...

Xem thêm

Luật sư thừa kế tại Huyện Nghĩa Đàn

Luật sư thừa kế tại Huyện Nghĩa Đàn Quý khách hàng có nhu cầu tìm kiếm danh sách Công t...

Xem thêm

Dịch vụ giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế tại Huyện K...

Dịch vụ giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế tại Huyện Kỳ Sơn – tỉnh Ng...

Xem thêm

Tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện chia thừa kế tại Huyện Kỳ Sơn ̵...

Tư vấn soạn thảo đơn khởi kiện chia thừa kế tại Huyện Kỳ Sơn – tỉnh Nghệ An Tư vấ...

Xem thêm

Dịch vụ soạn đơn khởi kiện chia thừa kế tại Huyện Kỳ Sơn – t...

Dịch vụ soạn đơn khởi kiện chia thừa kế tại Huyện Kỳ Sơn – tỉnh Nghệ An .Dịch vụ ...

Xem thêm

Dịch vụ giải quyết tranh chấp chia thừa kế nhanh tại Huyện Kỳ Sơn ...

Dịch vụ giải quyết tranh chấp chia thừa kế nhanh tại Huyện Kỳ Sơn – tỉnh Nghệ An ...

Xem thêm

Thủ tục chia thừa kế với đất chưa có sổ đỏ như thế nào?

Thủ tục chia thừa kế với đất chưa có sổ đỏ như thế nào? Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, v...

Xem thêm

Khai nhận di sản thừa kế như thế nào

Khai nhận di sản thừa kế như thế nào theo quy định của Pháp luật? Luật 24H cam kết tư v...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574