Thủ tục cấp giấy phép xây dựng cho đất đang có tranh chấp
Tranh chấp đất đai là tranh chấp thường xuyên xảy ra trong quá trình sử dụng đất. Có nhiều vấn đề pháp lý xảy ra xoay quanh vấn đề tranh chấp đất đai. Hôm nay, Luật 24H sẽ tư vấn thủ tục cấp giấy phép xây dựng cho đất đang có tranh chấp. luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
I. Cơ sở pháp lý.
– Bộ Luật Dân sự năm 2015;
– Luật đất đai năm 2013;
– Luật Xây Dựng năm 2014;
II. Giải quyết vấn đề.
1. Đất đang có tranh chấp là gì?
Đất đang có tranh chấp được hiểu là loại đất mà giữa người sử dụng hợp pháp thửa đất đó với cá nhân, tổ chức khác, với Nhà nước hoặc giữa những người sử dụng chung diện tích đất đó với nhau đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất, về ranh giới, về mục đích sử dụng đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất… Đất đang có tranh chấp cũng có thể hiểu là đất tranh chấp giữa hai cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp.
Pháp luật đất đai hiện hành không quy định như thế nào là đất đang tranh chấp mà chỉ định nghĩa “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai’’ (Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013). Như vậy, có thể hiểu tranh chấp đất đai rất đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Đó có thể là tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất hay tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính, mục đích sử dụng đất…
2. Đất đang có tranh chấp có được cấp phép xây dựng không?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định rõ ràng về việc có cho phép xây dựng trên đất đang tranh chấp hay không. Trên thực tế, theo Luật Xây Dựng 2014 việc xây dựng chỉ cần đúng mục đích sử dụng đất và đáp ứng các điều kiện để được phép xây.
Để xác định được đất có đủ điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng chỉ cần thỏa mãn các điều kiện được quy định tại Điều 93 Luật xây dựng năm 2014:
1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:
a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt;
b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này;
d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật này.
2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.
Đối chiếu với quy định trên thì việc đất đang có tranh chấp vẫn được phép xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên hành vi xây dựng thêm sẽ bị cấm trong trường hợp đất đang tranh chấp và đã có đơn khởi kiện lên Tòa án, đang trong quá trình giải quyết mà một trong các bên tranh chấp tiến hành xây dựng thì bên còn lại có thể yêu cầu Tòa án áp dụng “biện pháp khẩn cấp kịp thời” theo như quy định tại Điều 122 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 122. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp
Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó.”
Đất đang tranh chấp và đang trong quá trình giải quyết, chưa xác định được chủ sở hữu, nếu xây dựng nhà trên đất đang tranh chấp thì đó là căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang xây dựng thêm làm thay đổi hiện trạng tài sản đó và bên còn lại có thể yêu cầu Tòa án áp dụng “biện pháp khẩn cấp kịp thời”, khi Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì chính quyền sẽ không cho phép xây dựng trên đất.
Như vậy, đất đang có tranh chấp vẫn có thể xin giấy phép xây dựng để xây dựng nhà nhưng không thể xây dựng nhà khi trong trường hợp đất đang tranh chấp và đã có đơn khởi kiện lên Tòa án.
3. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng cho đất đang có tranh chấp:
Đất đang có tranh chấp nhưng chưa khởi kiện lên Tòa án, chỉ cần đúng mục đích sử dụng đất và đáp ứng các điều kiện để được phép xây theo quy định tại Điều 93 Luật xây dựng năm 2014 thì vẫn có thể xin cấp phép xây dựng như bình thường.
Ngoài ra, về nguyên tắc, đất đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất và khởi kiện lên tòa án, chưa được giải quyết dứt điểm bằng một bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì chưa có căn cứ để xác định chủ sử dụng đất là ai. Quyền sử dụng đất này đang có đơn khiếu nại tranh chấp, chưa xác định được chủ sử dụng đất là ai, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó được cấp đúng hay không. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền sẽ chưa thể cấp giấy phép xây dựng.
Để có thể được cấp giấy phép xây dựng thì phải giải quyết dứt điểm tranh chấp này. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về tòa án quận/huyện nơi có đất sau khi các bên đã thông qua hòa giải ở UBND xã, phường. Chỉ có thể được cấp giấy phép xây dựng sau khi giải quyết xong tranh chấp này.
3.1. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai:
Theo quy định Luật Đất đai năm 2013 thì thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện bởi Tòa án và cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền. Dù thực hiện giải quyết tranh chấp theo trình tự tố tụng tại Tòa án hay trình tự giải quyết tại cơ quan hành chính thì thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã vẫn là bắt buộc. Khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở, nếu không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Nếu tự hòa giải hoặc hòa giải cơ sở không thành, các bên có thể chọn một trong hai hình thức giải quyết được quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013 sửa đổi, bổ sung năm 2018:
Điều 203: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
- a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
- b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Hình thức 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền:
Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Sau khi nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu của người có thẩm quyền mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết thì phải gửi đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lần hai đến người có thẩm quyền. Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu hoặc không quá 45 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không có đơn gửi người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai lần hai thì quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu có hiệu lực thi hành.
Hình thức 2: Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Thông thường, người dân có thể nộp tại Tòa án nơi có Bất động sản đang tranh chấp, khi viết đơn khởi kiện, người dân lưu ý phải đầy đủ các yêu cầu, nội dung và hình thức được quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về Hình thức, nội dung đơn khởi kiện. Sau khi hồ sơ khởi kiện không còn vấn đề, người khởi kiện có thể nộp tiền tạm ứng án phí và biên lai cho Tòa án để tiến hành thụ lý và giải quyết. Nếu người khởi kiện vẫn không đồng tình với quyết định, bản án sơ thẩm của Tòa án thì vẫn có thể kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm với bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực.
3.2. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng cho đất đang có tranh chấp:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ đầu tư (hộ gia đình, cá nhân) nộp Trung tâm phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
– Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.
– Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì ghi giấy biên nhận và trao cho người nộp.
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng thì hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Bước 4: Trả kết quả
Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Trường hợp đến thời hạn nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.
>>Xem thêm: Thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Hạn mức giao đất nông nghiệp năm 2020 – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến thủ tục cấp giấy phép xây dựng cho đất đang có tranh chấp.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ làm sổ đỏ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
>>Xem thêm: Thủ tục mua bán đất đai mới nhất năm 2020? – Luật 24h
>>Xem thêm: Muốn bán đất nhưng vợ không đồng ý bán thì có bán được không? – Luật 24h
>>Xem thêm: Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay – Luật 24h
>>Xem thêm: Khởi kiện tranh chấp đất đai
>>Xem thêm: Căn cứ xác định loại đất mới nhất – Luật 24h
>>Xem thêm: Uỷ ban nhân dân xã, phường không tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai khi có đơn yêu cầu phải làm thế nào?
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"