Thủ tục để doanh nghiệp đưa sản phẩm mới ra thị trường? – Luật 24H
Thủ tục đưa để doanh nghiệp đưa sản phẩm mới ra thị trường? – Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chính xác nhất, giá rẻ nhất, hỗ trợ nhanh chóng nhất, bảo vệ quyền lợi của khách hàng tốt nhất.
Khi quyết định đưa sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp đã phải bỏ ra rất nhiều công sức và tâm huyết cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, không thể đưa sản phẩm ra thị trường một cách tùy tiện mà phải thực hiện theo thủ tục nhất định. Vậy, pháp luật hiện hành quy định thế nào về thủ tục đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào?. Luật sư Luật 24H sẽ tư vấn cụ thể như sau:
Căn cứ pháp lý.
Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về Quy định công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi năm 2009)
Quyết định 15/2006/QĐ-BKHCN – Về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch
Luật Quản lý ngoại thương năm 2017
Giải quyết vấn đề.
Khi đưa sản phẩm mới ra thị trường, doanh nghiệp cần phải làm những thủ tục sau đây:
1. Đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với sản phẩm đưa ra thị trường.
Để đưa một sản phẩm ra ngoài thị trường, trước tiên doanh nghiệp cần phải xem xét mình đã đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với sản phẩm muốn đưa ra thị trường hay chưa. Nếu chưa đăng ký thì doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh trên Sở kế hoạch đầu tư. Việc này là rất quan trọng và được ưu tiên thực hiện trước vì đây là điều kiện để việc kinh doanh sản phẩm sắp đưa ra thị trường trở nên hợp pháp.
2. Công bố hợp chuẩn, hợp quy
Đối với những sản phẩm có tiêu chuẩn, quy chuẩn thì cần thực hiện công bố hợp chuẩn, hợp quy. Bản chất của việc này là đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa nhằm tạo dựng niềm tin nơi khách hàng.Do vậy, cần xác
định sản phẩm mà danh nghiệp định đưa ra thị trường đã có tiểu chuẩn, quy chuẩn hay chưa. Nếu có thì sẽ phải tiến hành công bố hợp chuẩn, hợp quy.
Điều 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định như sau:
– Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
Nguyên tắc công bố hợp chuẩn gồm 2 nguyên tắc (Điều 12 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN)
– Đối tượng của công bố hợp chuẩn là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. Công bố hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện.
– Việc công bố phù hợp tiêu chuẩn tương ứng dựa trên:
+ Kết quả chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký thực hiện hoặc;
+ Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.
Việc thử nghiệm phục vụ đánh giá hợp chuẩn phải được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
– Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Nguyên tắc công bố hợp quy gồm 3 nguyên tắc (Điều 13 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN)
– Đối tượng của công bố hợp quy là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hoặc được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc.
– Việc công bố phù hợp quy chuẩn kỹ thuật dựa trên một trong hai trường hợp sau:
+ Kết quả chứng nhận hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện;
+ Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
Việc thử nghiệm phục vụ đánh giá hợp quy được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.
– Trường hợp sản phẩm, hàng hóa được quản lý bởi nhiều quy chuẩn kỹ thuật khác nhau thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký bản công bố hợp quy tại các cơ quan chuyên ngành tương ứng và dấu hợp quy chỉ được sử dụng khi sản phẩm, hàng hóa đó đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi năm 2009) thì nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có ý nghĩa xác lập quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu của doanh nghiệp trong phạm vi lãnh thổ đã đăng ký để tránh xâm phạm nhãn hiệu khác cũng như là tránh việc chủ thể khác xâm phạm đến nhãn hiệu của mình.Có 4 loại nhãn hiệu như sau:
Thứ nhất : Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Thứ hai: Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Thứ ba: Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
Thứ tư: Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
– Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
+ Mẫu nhãn hiệu hàng hóa
+ Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (nếu có) ( Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…)
Luật sư tư vấn trực tuyến, gọi 19006574
>>Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Căn cứ ly hôn khi chồng ngoại tình – Hãng luật 24H
4. Đăng ký cấp mã vạch
Theo khoản 2 điều 3 Quyết định 15/2006/QĐ-BKHCN: “Mã vạch là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được“. Mã vạch in trực tiếp trên sản phẩm. Có thể dựa vào mã vạch để biết được đâu là sản phẩm chính hãng, ngoài ra còn xác định được quốc gia sản xuất ra sản phẩm đó, độ tin cậy của sản phẩm đó ra sao. Còn mã số là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức.
Theo quy định tại điều 7 Quyết định 15/2006/QĐ-BKHCN về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch quy định:
Các tổ chức/doanh nghiệp muốn sử dụng mã vạch phải đăng ký sử dụng mã vạch tại các cơ quan được Tổng cục TCĐLCL chỉ định tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng mã vạch.
Hồ sơ đăng ký sử dụng mã vạch gồm:
– Bản đăng ký sử dụng mã vạch theo mẫu quy định;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác;
– Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu theo mẫu quy định;
– Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam (Mạng GEPIR) theo mẫu quy định.
4. Đăng ký lưu hành sản phẩm
Giấy phép lưu hành sản phẩm được xem là một công cụ để nước nhập khẩu sản phẩm có thể kiểm tra mức độ chất lượng sản phẩm nhập khẩu vào nước ngoài, cũng như gia tăng độ tin cậy. Vì khi một sản phẩm có giấy phép lưu hành sản phẩm thì tức là sản phẩm đó đã thông qua những phương pháp đánh giá kiểm tra của cơ quan chuyên môn tại nước xuất khẩu. Và sản phẩm đó đã được cho phép sản xuất buôn bán và tiêu dùng tại nước sở tại. Ngược lại đối với doanh nghiệp xuất khẩu khi đã xin được giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm họ sẽ dễ dàng hơn trong việc lưu hành sản phẩm của mình tại nước bạn.
Căn cứ theo Điều 36 Luật Quản lý Ngoại thương 2017 quy định về giấy chứng nhận lưu hành tự do như sau:
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do là văn bản chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa để chứng nhận hàng hóa đó được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do bao gồm giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của giấy chứng nhận lưu hành tự do và các loại văn bản chứng nhận có nội dung tương tự.Luật sư tư vấn trực tuyến, gọi 19006574
>>Xem thêm: Thủ tục thành lập chi nhánh công ty theo quy định mớ nhất – Hãng luật 24H
>>Xem thêm:Thủ tục thành lập công ty cổ phần theo quy định hiện hành – Hãng luật 24H
Trên đây là một số chia sẻ của Luật 24h về vấn đề “Thủ tục để doanh nghiệp đưa sản phẩm mới ra thị trường?“ để bạn tham khảo. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ đến Luật 24H hoặc gọi Hotline luật sư: 19006574 chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề của quý khách hàng.
Các dịch vụ tư vấn của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề liên quan:
– Tư vấn cho Quý khách hàng những quy định hiện hành của pháp luật về Sở hữu trí tuệ nói chung, sở hữu công nghiệp nói riêng và thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp để Doanh nghiệp xác lập Thủ tục đưa sản phẩm mới ra thị trường;
-Soạn thảo hồ sơ đầy đủ và hợp lệ phục vụ cho việc thực hiện Thủ tục đưa sản phẩm mới ra thị trường;
-Đại diện cho Quý khách thực hiện thủ tục tại Cục Sở hữu trí tuệ;
-Thay mặt Quý khách nhận kết quả và bàn giao lại cho Quý khách.
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"