Thủ tục thăm gặp người bị tam giam, tạm giữ mới nhất?

Thủ tục thăm gặp người bị tam giam, tạm giữ mới nhất?

Thủ tục thăm gặp người bị tam giam, tạm giữ mới nhất? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

– Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ năm 2015;

– Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định về việc tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân; nhận quà; gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.

2. Giải quyết vấn đề:

2.1. Những đối tượng nào bị tạm giam theo quy định

Theo khoản 2 Điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì “Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015”, bao gồm:

– Bị can;

– Bị cáo;

– Người bị kết án phạt tù;

– Người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án;

– Người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.

2.2. Người bị tạm giam có được gặp thân nhân hay không ?

Điểm d khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ năm 2015 về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau: người bị tạm giam được quyền gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự.

Thân nhân của người bị tạm giam bao gồm:

– Người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng;

– Vợ, chồng;

– Anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam;

– Cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại được quy định theo Khoản 8 Điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.

Người thân được gặp người bị tạm giam một lần trong tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần không quá một giờ.

Đối với trường hợp muốn tăng thêm số lần thăm gặp hoặc người không phải thân nhân của người đang bị tạm giam, tạm giữ thì nếu có nhu cầu gặp mặt thì phải được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý án.

Thủ tục thăm gặp người bị tam giam, tạm giữ mới nhất?
Thủ tục thăm gặp người bị tam giam, tạm giữ mới nhất?

2.3. Trường hợp không được gặp thân nhân khi bị tạm giam

Người bị tạm giam không được gặp người nhà trong một số trường hợp theo quy định pháp luật

Căn cứ Điều 5 Thông tư 37/2017/TT-BCA quy định việc tổ chức cho người bị tạm giam gặp thân nhân; nhận quà; gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu thì các trường hợp sau KHÔNG ĐƯỢC GẶP THÂN NHÂN:

-Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;

– Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;

– Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;

– Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;

– Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;

– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;

– Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;

– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.

– Khi bàn giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho cơ sở giam giữ hoặc khi tiếp nhận hồ sơ hoặc khi có yêu cầu thì cơ quan đang thụ lý vụ án phải có ý kiến ngay bằng văn bản đề nghị không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam, nêu rõ lý do, thời hạn không cho thăm gặp; cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam và thân nhân của họ biết khi đến thăm gặp.

2.4. Thủ tục gặp người bị tạm giam

Người thân xin gặp người bị tạm giam phải có đơn xin gặp người bị tạm giam

Theo khoản 2 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015; khoản 2 Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định thủ tục xin gặp người bị tạm giữ, tạm giam như sau:

Bước 1: Thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình, một trong các loại giấy tờ tùy thân sau:

  • Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân,
  • Giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân,
  • Người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh;
  • Giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

Bước 2: Theo Khoản 1 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015; Khoản 3, 4, 5 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định thời gian thăm người bị tạm giữ, tạm giam, cụ thể:

  • Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ, kể cả ngày nghỉ, mỗi lần gặp không quá một giờ.
  • Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng, thời gian gặp trong giờ làm việc, mỗi lần gặp không quá một giờ.
  • Trường hợp người bị tạm giữ chuyển sang bị tạm giam hoặc người bị tạm giam mà thời gian tạm giam không đủ một tháng trong tháng đó thì vẫn được giải quyết gặp thân nhân một lần.

Bước 3: Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp không quá 03 thân nhân trong mỗi lần gặp; các trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.

Bước 4:Ngôn ngữ sử dụng trong thăm gặp là tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt thì phải có phiên dịch hoặc cán bộ biết tiếng dân tộc hoặc tiếng nước đó tham gia.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Thủ tục thăm gặp người bị tam giam, tạm giữ mới nhất?, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

>>Xem thêm: Đất đang tranh chấp có được cấp giấy chứng nhận không? – Luật 24h

>>Xem thêm: Quy định hiện nay về việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam – Luật 24h

>>Xem thêm: Chồng mất làm thế nào để sang tên sổ đỏ cho vợ? – Luật 24h

>>Xem thêm: Quy định hiện nay về việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam – Luật 24h

>>Xem thêm: Làm như thế nào để lấy được thông tin đất đai? – Luật 24h

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tham nhũng là gì? Quy định pháp luật chủ thể của hành vi tham nhũng?

Tham nhũng là gì? Quy định pháp luật chủ thể của hành vi tham nhũng? luật 24H cam kết t...

Xem thêm

Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự

Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự như thế...

Xem thêm

Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có đòi lại được không?

Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có đòi lại được không? Bị lừa chuyển tiền qu...

Xem thêm

Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào

Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào theo quy định mới nhất, luật 24H cam ...

Xem thêm

Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay

Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay Tình trạng vi phạm pháp l...

Xem thêm

Trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận bản kê khai tài sản, thu nhập

Trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận bản kê khai tài sản, thu nhập?luật 24H cam kết tư ...

Xem thêm

Nội dung thanh tra phòng chống tham nhũng

Nội dung thanh tra phòng chống tham nhũng? luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin ...

Xem thêm

Trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo về phòn...

Trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo về phòng chống tham nhũng? l...

Xem thêm

Quy định về minh bạch thu nhập trong phòng chống tham nhũng.

Quy định về minh bạch thu nhập trong phòng chống tham nhũng?luật 24H cam kết tư vấn 24/...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574