Thủ tục thuận tình ly hôn? Thuận tình ly hôn hai vợ chồng có được thỏa thuận về nuôi con và mức cấp dưỡng hay không – Luật 24H
Thủ tục thuận tình ly hôn? Thuận tình ly hôn hai vợ chồng có được thỏa thuận về nuôi con và mức cấp dưỡng hay không. Khi tình cảm vợ chồng phai nhạt, hai bên không muốn tiếp tục duy trì cuộc hôn nhân không hạnh phúc, thỏa thuận ly hôn hay gọi theo thuật ngữ pháp lý là thuận tình ly hôn là điều tất yếu xảy ra. Rất nhiều câu hỏi quan tâm đến Thủ tục thuận tình ly hôn và Thuận tình ly hôn hai vợ chồng có được thỏa thuận về nuôi con và mức cấp dưỡng hay không? Luật 24h tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Bộ tố tụng dân sự 2015
Giải quyết vấn đề
Thủ tục thuận tình ly hôn
Thế nào là thuận tình ly hôn
Theo quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình thuận tình ly hôn là: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Luật sư tư vấn Luật hôn nhân gia đình, gọi: 19006574
Để hiểu rõ thuận tình ly hôn là gì, ta đặt trong muốn quan hệ so sánh với đơn phương ly hôn.
Nếu như đơn phương ly hôn là hình thức ly hôn mà một bên vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn mà không phụ thuộc vào ý chí của bên còn lại thì thuận tình ly hôn đến từ sự đồng thuận của 02 bên vợ và chồng, khi cả hai đều cùng yêu cầu ly hôn.
Khác với đơn phương ly hôn là ly hôn khi có các căn cứ cho thấy hôn nhân không hạnh phúc như: vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì thuận tình ly hôn xuất từ ý chí, nguyện vọng, mong muốn tự nguyện của cả hai vợ chồng mà không cần xét đến các căn cứ như đơn phương ly hôn.
Hôn nhân được xây dựng và duy trì trên cơ sở của tình cảm và tình nghĩa, khi cả hai vợ chồng đều có mong muốn chấm dứt mối quan hệ vợ chồng và thỏa thuận được về các vấn đề: tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất của con thì Tòa án sẽ công nhận những thỏa thuận đó và phán quyết ly hôn chiếu theo nguyện vọng của hai bên.
Thủ tục ly hôn
Hồ sơ cần chuẩn bị:
+ Đơn yêu cầu Tòa an công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu hoặc viết tay);
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
+ Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
+ CMND/CCCD/hộ chiếu của cả hai vợ chồng (bản sao có chứng thực);
+ Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực – nếu có);
+ Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao); (trường hợp có yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì mới nộp những giấy tờ chứng minh về tài sản)
Các bước tiến hành nộp hồ sơ thuận tình lý hôn:
+ Thẩm quyền giải quyết:
Vợ chồng thuận tình ly hôn nộp đơn thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc theo quy định tại điểm h Khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Tuy nhiên, việc nộp tại tòa án hai vợ chồng phải có văn bản thỏa thuận về Tòa án giải quyết nếu hai vợ chồng không cùng nơi có hộ khẩu thường trú.
+ Bước 2: Trong thời hạn 05 -08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện và hồ sơ hợp lệ thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
+ Bước 3: Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện căn cứ vào thông báo của Tòa án. Nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
+ Bước 4: Trong thời hạn khoảng 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.
+ Bước 5: Trong thời gian 07 ngày làm việc từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn), nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn khi có đầy đủ các điều kiện sau:
+ Hai bên đã tự thỏa thuận được với nhau về việc phân chia hoặc không phân chia tài sản.
+ Hai bên đã tự thỏa thuận được với nhau về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con.
+ Sự thỏa thuận của hai vợ chồng trong từng trường hợp cụ thể này là đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Thuận tình ly hôn hai vợ chồng có được thỏa thuận về nuôi con và mức cấp dưỡng hay không?
Nếu như kết hôn trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng là cơ sở để hình thành hôn nhân thì khi có sự thỏa thuận, nhất trí chấm dứt hôn nhân thì pháp luật cũng hoàn toàn chấp nhận. Vợ, chồng có thể thỏa thuận về các vấn đề về chia tài sản, nuôi con, cấp dưỡng cho con và những thỏa thuận đó là phù hợp với thực tế, hoàn cảnh sống của vợ, chồng nhưng vẫn đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của con thì Tòa án sẽ công nhận thỏa thuận thuận tình ly hôn.
Thứ nhất, thỏa thuận về nuôi con:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con”
Như vậy, vợ hoặc chồng thỏa thuận về việc ai sẽ nhận nuôi con sau ly hôn trên cơ sở thu nhập thực tế và hoàn cảnh sống của mỗi người. Bên cạnh đó, xét tới độ tuổi của con, cha mẹ nên cân nhắc về người nuôi con cho phù hợp.
Với con từ đủ 07 tuổi trở lên, cha/mẹ cần xem xét tới nguyện vọng của con là yếu tố để phân chia việc nuôi con.
Con dưới 36 tháng tuổi về mặt thể chất và tinh thần còn quá nhỏ cần nhiều hơn chăm lo của người mẹ nên pháp luật quy định con sẽ do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Cha và mẹ có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con là bố nếu như thu nhập của mẹ không ổn định và không đủ điều kiện nuôi con miễn sao phù hợp hơn với lợi ích của con.
Khi hôn nhân đổ vỡ dù là thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn thì con cái và việc nuôi con luôn là vấn đề được quan tâm và cần có sự thống nhất của cả cha và mẹ. Nhằm đảm bảo cho con sự phát triển toàn diện và đầy đủ nhất, cả cha và mẹ nên trao đổi và thống nhất rõ ràng về người nhận nuôi sau khi tính đến độ tuổi của con, lợi ích tối đa khi con được nuôi dưỡng bởi một trong hai vợ chồng.
Liên quan đến thỏa thuận nuôi con, pháp luật quy định điều chỉnh về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi con, không gấy rối, cản trở việc nuôi con của người còn lại. Đồng thời người trực tiếp nuôi con không được cản trở người kia chăm non, chăm sóc con.
Thứ hai, thỏa thuận về mức cấp dưỡng.
Cấp dưỡng cho con là nghĩa vụ của cha mẹ không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con. Quy định pháp luật không nêu cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà chỉ đưa ra căn cứ mức cấp dưỡng được tính dựa vào vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Cha mẹ hoàn toàn có thể thỏa thuận về mức cấp dưỡng dành cho con theo quy định tại Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình: “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Tòa án chỉ giải quyết và xác định mức cấp dưỡng cho con khi hai bên cha mẹ không thống nhất được.
Mặc dù là thỏa thuận hay Tòa án giải quyết thì mức cấp dưỡng vẫn đề ra trên sở phù hợp với thực tế thu nhập của người cấp dưỡng và nhu cầu cơ bản thiết yếu của con nhận cấp dưỡng.
Luật sư tư vấn Luật hôn nhân gia đình, gọi: 19006574
>>Xem thêm: Bố mẹ sau khi ly hôn phải trợ cấp cho con là bao nhiêu – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Ly hôn con dưới 36 tháng tuổi thuộc về ai nuôi – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Ly hôn mỗi người nuôi một con có phải cấp dưỡng theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H
Dịch vụ pháp lý của Hãng luật 24h
Hỗ trợ giải quyết tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con;
Hỗ trợ thủ tục, đơn từ đối với trường hợp thuận tình ly hôn;
Tư vấn về vấn đề thuận tình ly hôn, cấp dưỡng cho con.
Trên đây là những trường hợp bị thu hồi đất. Nếu có thắc mắc gì thêm, vui lòng liên hệ với Công ty Luật 24h qua hotline 1900 65 74 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của công ty giải đáp thắc mắc.
Xem thêm: công ty luật 24H
>>Xem thêm: Tội cản trở giao thông trong luật hình sự theo quy định pháp luật – Luật 24h
>>Xem thêm: Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình – Luât 24h
>>>Xem thêm: Tòa án làm mất hồ sơ khởi kiện của người khởi kiện thì phải làm thế nào?
>>Xem thêm: Tội xâm phạm thư tín Xử lý hành vi xem trộm thư, tin nhắn facebook – Luật 24h
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"