Thủ tục xét đình công hợp pháp theo quy định hiện hành – Luật 24h
Thủ tục xét đình công hợp pháp theo quy định hiện hành ? Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá rẻ nhất, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất, hoặc liên hệ qua hotline: 1900 65 74
Sau đây, các Luật sư của Luật 24H sẽ tư vấn để giải đáp những thắc mắc trên.
Có thể nói đình công là biện pháp trực tiếp, mạnh mẽ nhất của người lao động để đòi thực hiện đúng các nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo pháp luật về tiền lương, điều kiện làm việc và những quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Nhưng như thế nào là cuộc đình công hợp pháp, thủ tục xét đình công hợp pháp gồm những bước nào?
1. Cơ sở pháp lý
– Bộ luật lao động 2012
– Bộ luật tố tụng dân sự 2012
2. Giải quyết vấn đề
Đình công là gì?
Điều 209 Bộ luật lao động 2012 định nghĩa đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
Vậy dựa vào quy định trên thì đình công là đấu tranh có tổ chức của tập thể lao động trong doanh nghiệp bằng cách ngừng làm việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm yêu cầu người sử dụng lao động đáp ứng những quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh trong quan hệ lao động.
Căn cứ vào tính hợp pháp của đình công, ta có thể phân loại thành đình công hợp pháp và đình công bất hợp pháp. Đình công hợp pháp là những cuộc đình công được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, đình công bất hợp pháp là những cuộc đình công thiếu một trong số các điều kiện luật định.
Luật sư tư vấn Luật lao động, gọi: 1900 65 74
>Xem thêm: Có bắt buộc ký hợp đồng thử việc bằng văn bản không – Luật 24h
>Xem thêm: Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng hưu trí năm 2020 – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Sảy thai có được hưởng chế độ thai sản theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Thủ tục hưởng chế độ thai sản – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng thai sản theo quy định mới nhất
+)Thủ tục xét đình công hợp pháp (Quy định từ Điều 403 đến Điều 413 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
-Một trong các bên có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Yêu cầu về xét tính hợp pháp của cuộc đình công, yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công là một trong những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
-Tòa án nơi xảy ra cuộc đình công có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
-Thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công giống như thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự khác.
Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Trong quá trình đình công hoặc trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt đình công, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
Nộp đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công:
Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau:
– Ngày, tháng, năm làm đơn;
– Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;
Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;
Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);
Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
– Tên, địa chỉ của tổ chức lãnh đạo cuộc đình công;
– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động nơi tập thể lao động đình công.
– Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi bản sao quyết định đình công, quyết định hoặc biên bản hòa giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Thủ tục giải quyết:
Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh về tính hợp pháp của cuộc đình công trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công
-Ngay sau khi nhận đơn yêu cầu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công và phân công một Thẩm phán chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu.
-Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, Thẩm phán được phân công chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu phải ra quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải được gửi ngay cho tổ chức đại diện tập thể lao động, người sử dụng lao động, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan, tổ chức liên quan.
-Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công, Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
Như vậy, trong thời hạn 10 ngày, phiên họp mở xét tính hợp pháp của cuộc đình công được diễn ra, thành phần tham dự cuộc họp bao gồm:
– Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công do một Thẩm phán làm chủ tọa; Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp.
– Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp.
– Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động và người sử dụng lao động.
– Đại diện cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Tòa án.
Nội dung phiên họp: (Căn cứ Điều 411 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
Phiên họp diễn ra theo các bước:
Bước 1: Thẩm phán chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công công bố quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công và tóm tắt nội dung đơn yêu cầu.
Bước 2: Trình bày ý kiến
Các thành phần sau được trình bày ý kiến của mình:
– Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động và đại diện của người sử dụng lao động trình bày ý kiến của mình.
– Thẩm phán chủ trì phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công có thể yêu cầu đại diện cơ quan, tổ chức tham gia phiên họp trình bày ý kiến.
– Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
Ngay sau khi kết thúc phiên họp, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ việc dân sự.
Bước 3: Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công thảo luận và quyết định theo đa số. Quyết định của Tòa án về tính hợp pháp của cuộc đình công phải nêu rõ lý do và căn cứ để kết luận tính hợp pháp của cuộc đình công. Quyết định của Tòa án về tính hợp pháp của cuộc đình công phải được công bố công khai tại phiên họp và gửi ngay cho tổ chức đại diện tập thể lao động và người sử dụng lao động, Viện kiểm sát cùng cấp. Tập thể lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thi hành quyết định của Tòa án
-Sau khi quyết định của Tòa án về tính hợp pháp của cuộc đình công được công bố, nếu cuộc đình công là bất hợp pháp thì người lao động đang tham gia đình công phải ngừng ngay đình công và trở lại làm việc.
Kháng cáo, kháng nghị về tính hợp pháp của cuộc đình công
Ngay sau khi nhận đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công, Tòa án nhân dân cấp cao phải có văn bản yêu cầu Tòa án đã xét tính hợp pháp của cuộc đình công chuyển hồ sơ vụ việc để xem xét, giải quyết.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đã ra quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công phải chuyển hồ sơ vụ việc cho Tòa án nhân dân cấp cao để xem xét, giải quyết.
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao quyết định thành lập Hội đồng phúc thẩm xét tính hợp pháp của cuộc đình công và phân công một Thẩm phán chủ trì việc nghiên cứu hồ sơ.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án nhân dân cấp cao nhận được hồ sơ vụ việc, Hội đồng phúc thẩm phải tiến hành xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công.
– Quyết định của Hội đồng phúc thẩm xét tính hợp pháp của cuộc đình công của Tòa án nhân dân cấp cao là quyết định cuối cùng.
Luật sư tư vấn Luật lao động, gọi: 1900 65 74
>> Xem thêm: Người lao động phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động khi nào? – Luật 24h
>> Xem thêm: Xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam- Luật 24H
>> Xem thêm:Trường hợp sử dụng lao động cao tuổi – Luật 24h
Trên đây là một số thông tin chúng tôi đưa ra, quý vị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ đến Luật 24h hoặc gọi đến Hotline luật sư: 19006574 chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề của quý khách hàng.
Dịch vụ pháp lý của Luật 24h:
– Tư vấn về thủ tục xét tính hợp pháp cuộc đình công
– Tư vấn về kháng cáo, kháng nghị về tính hợp pháp của cuộc đình công
– Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực lao động
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Xem thêm: công ty luật 24H
>>Xem thêm: Tội cản trở giao thông trong luật hình sự theo quy định pháp luật – Luật 24h
>>Xem thêm: Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình – Luât 24h
>>>Xem thêm: Tòa án làm mất hồ sơ khởi kiện của người khởi kiện thì phải làm thế nào?
>>Xem thêm: Tội xâm phạm thư tín Xử lý hành vi xem trộm thư, tin nhắn facebook – Luật 24h
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"