Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay
Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay
Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật thanh niên năm 2020,
2. Giải quyết vấn đề:
2.1. Thanh niên là ai ?
Theo Điều 1 Luật thanh niên năm 2020, thanh niên được quy định là những người từ đủ 16 tuổi cho tới 30 tuổi. Đây là giai đoạn khá quan trọng trong việc hình thành suy nghĩ một cách chín chắn, đầy đủ và là khởi điểm cho việc bắt đầu phải chịu trách nhiệm pháp lý trước những hành vi vi phạm pháp luật. Về cơ sở khoa học, tâm sinh lý của thanh, thiếu niên ở giai đoạn từ 16 tuổi còn non nớt, chưa hoàn thiện nên dễ bị tổn thương, dễ bị lợi dụng làm lệch lạc về hành vi, thái độ và nhận thức điều này đồng nghĩa với việc dễ bị vi phạm quyền lợi và lợi ích hợp pháp cũng như có nguy cơ gây ra các hành vi vi phạm pháp luật với tỉ lệ cao.
2.2. Hành vi vi phạm pháp luật là gì ?
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Vi phạm pháp luật bao gồm các loại sau đây:
– Vi phạm pháp luật hình sự;
– Vi phạm pháp luật Dân sự;
– Vi phạm hành chính;
– Vi phạm kỷ luật nhà nước.
2.3.. Dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật
Thứ nhất, vi phạm pháp luật là hành vi xác định của con người. Hành vi của con người thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Những trạng thái vô thức của con người không được coi là hành vi. Chủ thể của hành vi pháp luật phải là những người có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. Khả năng này do pháp luật quy định phụ thuộc vào độ tuổi và năng lực lý trí của chủ thể.
Thứ hai, vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Hành vi trái pháp luật là những hành vi được các chủ thể thực hiện không đúng với quy định của pháp luật, có nghĩa là dù hành vi của chủ thể xâm phạm hay trái với quy định của quy tắc tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo, nội quy của tổ chức nhất định mà ở đó pháp luật không cấm, không xác lập và bảo vệ thì không bị cọi là trái pháp luật.
Thứ ba, vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể. Lỗi là yếu tố thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình. Chủ thể có khả năng nhận thức về hành vi của mình nhưng cố ý hay vô ý thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị coi là có lỗi. Như vậy, vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi trái pháp luật, nhưng không phải mọi hành vi trái pháp luật là vi phạm pháp luật.
Thứ tư, vi phạm pháp luật là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng chịu trách nhiệm pháp lý của chủ thể. Năng lực chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật gắn với độ tuổi và khả năng lý trí và tự do ý chí của chủ thể. Căn cứ vào loại quan hệ xã hội cũng như tầm quan trọng, tính chất của loại quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật, pháp luật quy định độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý khác nhau.
Các yếu tố cấu thành nên vi phạm pháp luật gồm có: mặt khách quan của vi phạm pháp luật (là toàn bộ những yếu tố biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật); khách thể của vi phạm pháp luật (là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ); chủ thể của vi phạm pháp luật (là những chủ thể có năng lực pháp lý và đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật).
Trong các loại hành vi vi phạm pháp luật gồm hành vi vi phạm hình sự (tội phạm); vi phạm hành chính; vi phạm dân sự; vi phạm kỷ luật nhà nước thì vi phạm hình sự là hành động nguy hiểm cao nhất đối với toàn xã hội.
2.4. Thực trạng vấn đề vi phạm pháp luật trong giới thanh niên
Theo thống kê của các cơ quan pháp luật gần đây cho thấy rằng tình hình vi phạm pháp luật của thanh niên ngày càng tăng. Các loại vi phạm pháp luật không chỉ tăng về số lượng mà chủ thể và tính chất nguy hiểm của vụ việc cũng tăng lên. Đáng báo động là tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên diễn ra ở nhiều lĩnh vực của đời sống như: kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, văn hóa….
Theo số liệu của Cục cảnh sát điều tra tội phạm hình sự – Bộ Công An, chỉ riêng trong 5 năm (2000 – 2005) thực hiện đề án 4 Đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên thuộc Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, đã phát hiện 47.000 vụ vi phạm pháp luật hình sự do 64.500 người trong độ tuổi vị thành niên gây ra. Trong đó, đối tượng từ 16 – 18 tuổi chiếm 52%. Phạm tội giết người có 616 người, chiếm 1,3%; phạm tội cướp, cưỡng đoạt, cướp giật có 5169 người, chiếm 11%; phạm tội trộm cắp tài sản có 30.235 người, chiếm 64,3%; phạm tội cố ý gây thương tích, gây mất trật tự công cộng có 10.188 người, chiếm 21,6%.
Từ năm 2005 – 2007, tình hình phạm tội ở lứa tuổi thành niên đang có dấu hiệu ngày càng cao hơn, cả về mức độ lẫn sự nghiêm trọng của các vụ án. Chỉ trong năm 2006, riêng trẻ em dưới 14 tuổi có gần 8000 vụ vi phạm pháp luật, chiếm đến 70% tội phạm vị thành niên (VTN). Con số này là một lời cảnh báo về tình trạng trẻ em nhỏ tuổi phạm tội. Đặc biệt đáng lo ngại là cùng với sự phát triển của đất nước, thời gian gần đây (hầu hết là ở những thành phố lớn, nơi đô thị có điều kiện kinh tế xã hội phát triển) đã nổi lên tình trạng một số thanh niên, học sinh sinh viên, độ tuổi từ 14 đến 18, tụ tập ăn chơi thác loạn hoặc hình thành các băng nhóm tội phạm, tổ chức các vụ cướp giật, giết người hoặc đâm chém nhau hết sức nghiêm trọng, gây xôn xao dư luận mà các phương tiện thông tin đại chúng đã thường xuyên đăng tải. Thống kê của ngành Công an cho biết hiện tại cả nước có khoảng 20.000 trẻ em trong độ tuổi tới trường lang thang bụi đời, tụ tập băng nhóm ngoài xã hội. Đó chính là mầm mống của tội phạm đã và đang nảy sinh trong lứa tuổi VTN.
Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên ngày càng tăng theo mỗi năm. Theo tổng kết sơ bộ của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), trong 6 tháng đầu năm 2011, Cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên. Điều đáng nói là so với những năm trước, đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa và hành vi phạm tội cũng như tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn. Và cho tới nay, những thanh niên vi phạm pháp luật gây ra những sự vụ nghiêm trọng vẫn chưa có sự giảm đáng kể.
Đơn cử là theo Báo cáo nghiên cứu pháp luật về phòng ngừa, xử lý, phục hồi tái hoà nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật và tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại Việt Nam của nhóm tác giả trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với UNICEF cho thấy rằng, tỷ lệ thanh niên, đặc biệt là người chưa đủ 18 tuổi vi phạm pháp luật khá cao. Tính đến năm 2019, trung bình, mỗi năm có gần 13.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Tỷ lệ này biến động qua từng năm nhưng không có sự giảm sút đáng kể. Điều đáng nói tới là hành vi vi phạm pháp luật trong giới thanh thiếu niên đang ngày càng trẻ hoá thậm chí ảnh hưởng tới cả đối tượng trẻ em.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
>>Xem thêm: Đất đang tranh chấp có được cấp giấy chứng nhận không? – Luật 24h
>>Xem thêm: Quy định hiện nay về việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam – Luật 24h
>>Xem thêm: Chồng mất làm thế nào để sang tên sổ đỏ cho vợ? – Luật 24h
>>Xem thêm: Quy định hiện nay về việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam – Luật 24h
>>Xem thêm: Làm như thế nào để lấy được thông tin đất đai? – Luật 24h
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"