Tội bức tử
Tội bức tử. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:
Hiến pháp 2013 đã quy định rất cụ thể những quyền của công dân. Trong số đó, có một quyền rất quan trọng là “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.” Trên thực tế, trong nhiều trường hợp quyền này đã bị xâm phạm một cách trầm trọng. Trong đó có những người phạm tội bức tử. Vậy Bức tử là gì? Cấu thành tội bức tử như thế nào?
I. Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
II. Giải quyết vấn đề
1.Bức tử là gì?
Bức tử là làm người khác phải tự sát do đã có hành vi có lỗi đối với họ. Bức tử là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng của người khác, Luật Hình sự Việt Nam luôn coi hành vi này là tội phạm.
Nạn nhân ở tội bức tử phải là người bị lệ thuộc vào kẻ phạm tội trong những quan hệ xã hội nhất định như quan hệ gia đình, quan hệ nuôi dưỡng… Người phạm tội đã lợi dụng quan hệ lệ thuộc này để có những hành vi xâm phạm sức khỏe, xúc phạm nhân phẩm; danh dự của nạn nhân. Đó có thể là hành vi đánh đập, bỏ đói, bỏ rét; đối xử bất công, đối xử tồi tệ trái với luân lí, đạo đức; hoặc là hành vi làm tổn hại nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự… Những hành vi này là nguyên nhân dẫn đến việc nạn nhân phải quyết định tự sát; và đã thực hiện việc tự sát nhưng không đòi hỏi nạn nhân có chết hay không.
2.Cấu thành tội bức tử
Mặt chủ thể
Chủ thể của tội này được xác định trong cấu thành tội phạm là người có quan hệ lệ thuộc nhất định với nạn nhân là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Ngoài ra chủ thể này còn là người mà lại nhân có mối quan hệ lệ thuộc nhất định (có thể coi là chủ thể đặc biệt). Trong đó, nạn nhân là người bị lệ thuộc vào người phạm tội như lệ thuộc về kinh tế; bị ràng buộc về quan hệ hôn nhân, gia đình, quan hệ công tác hay quan hệ tín ngưỡng…
Trong cấu thành tội phạm là lỗi cố ý, còn đối với hậu quả tự sát, lỗi được thừa nhận là lỗi cố ý gián tiếp hoặc là lỗi vô ý. Trường hợp có lỗi cố ý gián tiếp là trường hợp người phạm tội thấy trước hành vi của mình cỏ thể dẫn đến việc tự sát của nạn nhân; tuy không mong muốn việc đó nhưng có ý thức bỏ mặc; chấp nhận việc đó (nếu xảy ra). Trái lại, trường hợp có lỗi vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể dẫn đến việc tự sát của nạn nhân nhưng đã quá tin rằng việc đó sẽ không xảy ra.
Nếu người phạm tội mong muốn nạn nhân tự sát khi thực hiện hành vi phạm tội của mình thì hành vi của họ không còn là bức tử mà là hành vi giết người (Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) với thủ đoạn đặc biệt.
Mặt khách quan
– Về hành vi:
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi đối xử tàn ác; thường xuyên ức hiếp, ngược đãi; hoặc làm nhục người lệ thuộc mình.
Đối xử tàn ác với nạn nhân đối với người lệ thuộc là đối xử một cách độc ác, tàn bạo, gây đau đớn về thể xác; hoặc tinh thần cho nạn nhân như: đánh đập, bỏ đói, bỏ rét…
Thường xuyên ức hiếp, ngược đãi người lệ thuộc là thường xuyên cậy quyền, cậy thế đối xử bất công với người lệ thuộc. Ví dụ: thường xuyên bỏ đói, bỏ rét, gây ra sự uất ức, bế tắc cho người bị lệ thuộc.
Hành vi làm nhục: là hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người lệ thuộc. Ví dụ: mắng nhiếc, chửi rủa, mạt sát… gây tổn thương nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người đó.
Cần lưu ý, hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi; hoặc làm nhục người lệ thuộc mình… đã là một bộ phận cấu thành tội phạm bức tử; nên người thực hiện hành vi không bị xử lý thêm về tội phạm khác nữa (Điều 140. Tội hành hạ người khác; Điều 155. Tội làm nhục người khác)
Hậu quả của tội bức tử là hành vi tự sát của nạn nhân. Tội phạm hoàn thành từ thời điểm người lệ thuộc vào người phạm tội có hành vi tự sát; không phụ thuộc vào việc người tự sát có chết hay không.
– Về mặt hậu quả: Làm cho người bị hại tự sát.
Việc người bị hại tự sát mà chết; hoặc không chết không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
Mặt chủ quan
Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý gián tiếp hoặc do lỗi vô ý.
+ Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể khiến cho người bị hại tự sát;, thấy trước hậu quả là người bị hại sẽ tự sát của hành vi đó có thể xảy ra; tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
+ Lỗi vô ý:
- Lỗi vô ý do quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể khiến cho người bị hại tự sát; nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
- Lỗi vô ý do quá cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể khiến cho người bị hại tự sát; mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Mặt khách thể
Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến sức khỏe, tính mạng của con người được pháp luật hình sự bảo vệ, quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.
3.Người nào bị coi là phạm tội bức tử?
- Đối xử tàn ác với nạn nhân: Người phạm tội đã có hành vi đối xử một cách tàn nhẫn; có hành động gây đau khổ cho người lệ thuộc mình. Sự đau khổ của nạn nhân có thể là sự đau khổ về thể xác; hoặc sự đau khổ về tinh thần như: bị đánh đập, bị bỏ đói, bị bỏ rét, bắt làm việc nặng nhọc; không cho học hành, vui chơi…Hành vi này không chỉ bị pháp luật cấm mà dư luận xã hội cũng lên án.
- Thường xuyên ức hiếp nạn nhân: Là hành vi dựa vào quyền hành; sức mạnh, tiền tài để đè nén; buộc người lệ thuộc chính mình phải chịu đựng điều bất công phi lý như: bị đánh mà không được kêu khóc; hai người đều có lỗi như nhau nhưng chỉ phạt một người; cùng có kết quả lao động như nhau nhưng người này được trả công ít hơn người kia v.v…Hành vi ức hiếp phải xảy ra thường xuyên thì mới coi là tội phạm. Nếu chỉ xảy ra một vài lần thì chưa coi là hành vi bức tử
- Ngược đãi đối với nạn nhân: Là hành vi đối xử một cách tàn nhẫn, trái với lẽ phải; với đạo đức giữa con cái đối với bố mẹ, giữa các cháu với ông bà, giữa vợ chồng với nhau v.v…
- Làm nhục nạn nhân: Người phạm tội đã có hành vi làm tổn thương đến nhân phẩm danh dự người lệ thuộc mình bằng lời nói hoặc hành động
4.Bức tử người khác bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 130 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội bức tử thì:
“Điều 130. Tội bức tử
1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.”
Như vậy, mức hình phạt đối với tội này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:
– Khung một (khoản 1):
Có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.
– Khung hai (khoản 2):
Có mức phạt tù từ năm năm đến mười hai năm. Được áp dụng đối với các trường hợp: phạm tội đối với 02 người trở lên; phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Tội bức tử, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
>> Xem thêm: Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phải đóng thuế như thế nào – Hãng luật 24h
>> Xem thêm: Thủ tục thành lập chi nhánh công ty theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H
>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần mới nhất – Hãng luật 24H
>> Xem thêm: Các loại thuế phải đóng khi mở công ty năm 2020 – Hãng luật 24H
>> Xem thêm: Thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy đinh mới nhất – Hãng luật 24H
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"