Tội làm nhục người khác

Tội làm nhục người khác. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Điều 155 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định Tội làm nhục người khác thuộc Chương XIV như sau:

2. Giải quyết vấn đề 

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

2. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CỦA TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC

2.1. Khách thể của tội phạm

Làm nhục người khác là hành vi của một người dùng lời nói hay hành động làm ảnh hưởng nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

Tội làm nhục người khác
Tội làm nhục người khác

Tội phạm xâm phạm nhân phẩm danh dự của con người. Do đó, khách thể của tội phạm là quyền được Nhà nước bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của con người.

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm và danh dự của nạn nhân. Hành vi đó được thể hiện bằng lời nói hoặc hành động như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, lột quần áo giữa đám đông người, thỏa mãn thú vui của xác thịt v.v…Tất cả những hành vi này chưa tới mức cấu thành tội phạm như: Hiếp dâm, cưỡng dâm và không thuộc trường hợp dâm ô với người dưới 16 tuổi, mà chỉ xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Ví dụ: Một bọn lưu manh bắt một cô gái mà chúng nghi là cô này đã báo cho Công an bắt chúng về hành vi tụ tập đánh bạc ăn tiền, rồi đưa cô gái này đến một đoạn đường vắng lột trần truồng thay phiên nhau có hành vi dâm ô với cô gái rồi thả cho cô gái này về nhưng không cho mặc quần áo.

Đó là hành vi cố ý hạ thấp nhân phẩm, danh dự của người khác hoặc làm mất uy tín, nhân cách của người đó đối với người thân trong gia đình, bạn bè, cơ quan hay nơi họ sinh sống, nơi công cộng. 

Hành vi làm nhục người khác có thể được thực hiện công khai trước mặt người đó hoặc vắng mặt nạn nhân nhưng người phạm tội có ý thức để cho nạn nhân biết việc lăng nhục đó vì động cơ cá nhân. Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như: bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế đe dọa buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình, nhưng tất cả các hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Trường hợp nếu hành vi làm nhục còn vì mục đích thực hiện tội phạm khác thì người phạm tội có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về cả tội làm nhục người khác lẫn cả tội phạm khác đó.

Nạn nhân là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự. Việc xác định như thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng cũng là một vấn đề khá phức tạp, bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau, nhưng có người bị thấy nhục hoặc rất nhục, nhưng có người lại thấy bình thường, không thấy bị nhục. Về phía người phạm tội cũng có nhận thức tương tự như vậy, họ cho rằng với hành vi như thế thì người bị làm nhục sẽ nhục hoặc rất nhục, nhưng người bị hại lại thấy chưa bị nhục.

Những chuẩn mực này, nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì cũng chưa thể xác định một cách chính xác được mà phải kết hợp với các yếu tố như: trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình v.v… Dư luận xã hội trong trường hợp này cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định nhân phẩm, danh dự của người bị hại bị xâm phạm tới mức nào. Sự đánh giá của xã hội trong trường hợp này có ý nghĩa rất lớn để xác định hành vi phạm tội của người có hành vi làm nhục.

Nếu hành vi làm nhục người khác dẫn đến nạn nhân tự sát thì coi đó là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Nếu nạn nhân có quan hệ lệ thuộc vào người phạm tội mà do hành vi làm nhục dẫn đến nạn nhân tự sát thì người phạm tội không bị truy cứu về tội làm nhục người khác mà phạm tội bức tử (Điều 130 Bộ luật Hình sự). Nếu nạn nhân có quan hệ lệ thuộc vào người phạm tội, bị người phạm tội làm nhục nhưng không tự sát thì bị truy cứu về tội hành hạ người khác (Điều 140 Bộ luật Hình sự).

Tội phạm được coi là hoàn thành từ khi người phạm tội có lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm người khác.

2.3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội làm nhục người khác là bất kì ai có năng lực trách nhiệm hình sự từ 16 tuổi trở lên.

Thứ nhất, chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ ai, có thể thực hiện hành vi phạm tội một mình nhưng cũng có thể là phạm tội có tổ chức. Các đồng phạm có thể cùng thực hiện hành vi làm nhục người khác (cùng là người thực hành) nhưng cũng có thể do 1 người thực hành còn các đồng phạm còn lại giữ vai trò tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức.

Thứ hai, theo Khoản 1 Điều 16 Bộ luật Hình sự, người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi loại tội phạm, Khoản 2 Điều này quy định một số tội phạm mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Khoản 2 Điều 16 đã liệt kê các tội phạm mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng không bao gồm tội phạm làm nhục người khác. Do vậy, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội làm nhục người khác là người từ đủ 16 tuổi.

Thứ ba, chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi của mình.

2.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Chủ thể thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội hoàn toàn nhận thức rõ được hậu quả xâm hại danh dự nhân phẩm của nạn nhân, và hoàn toàn mong muốn hậu quả xảy ra.

Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau như: để trả thù, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại, để thỏa mãn thú vui xác thịt.

3. CÁC TÌNH TIẾT ĐỊNH KHUNG HÌNH PHẠT CỤ THỂ

a) Phạm tội 02 lần trở lên.

Phạm tội 02 lần trở lên là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội làm nhục người khác từ 02 lần trở lên nhưng đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

b) Đối với 02 người trở lên.

Đối với từ 02 người trở lên là trường hợp nạn nhân làm nhục là từ 02 người trở lên. Trường hợp này, người phạm tội đã làm nhục nhiều người, cũng gây ảnh hưởng đến nhiều người.

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

Đây là trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn nhất định theo luật định hoặc được các cơ quan, tổ chức tổ nhiệm, giao nhiệm vụ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để làm nhục người khác.

Ví dụ cấp trên lợi dụng chức vụ của mình mà làm nhục cấp dưới ở cơ quan.

d) Đối với người đang thi hành công vụ.

Người thi hành công vụ là người được các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội giao cho một nhiệm vụ cụ thể và thực hiện nhiệm vụ đó, như cán bộ đi thu thuế, cảnh sát giao thông kiểm tra xe để đảm bảo an toàn giao thông v.v…

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

Người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình bao gồm thầy cô, bố mẹ, ông bà, cha mẹ nuôi, anh chị em, cô dì chú bác, bác sĩ, y tá đã và đang chữa bệnh cho mình. Đây là những người mà đánh lý người phạm tội phải biết ơn thậm chí có nghĩa vụ chăm sóc lại nhưng lại thực hiện hành vi làm nhục họ. Điều này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn đi ngược thuần phong mỹ tục, đạo đức “uống nước nhớ nguồn” từ xưa đến nay của dân tộc.

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.

Hiện nay, mạng internet là phương tiện truyền tải thông tin nhanh nhất. Những vụ làm nhục người khác khi bị quay video và đăng trên các trang mạng xã hội sẽ lan tràn nhanh chóng, khó kiểm soát cũng như ngăn chặn làm cho nhiều người càng biết và càng xâm phạm nặng nề đến nhân phẩm danh dự của nạn nhân.

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên.

Căn cứ để đánh giá mức độ thương tích, mức độ rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

h) Làm nạn nhân tự sát.

Đây là trường hợp nạn nhân bị làm nhục chịu sự tổn thương nặng nề, xấu hổ với mọi người xung quanh, chịu tủi nhục nên không muốn tiếp tục sống để phải chịu đựng ánh nhìn của mọi người xung quanh nên đã tự sát.

Nếu hành vi tự sát không xuất phát từ nguyên nhân nạn nhân bị người phạm tội làm nhục mà xuất phát từ nguyên nhân khác thì người phạm tội không phải chịu tình tiết tăng nặng này.

4. HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC

Điều 155 Bộ luật Hình sự quy định 04 khung hình phạt áp dụng đối với tội làm nhục người khác như sau:

– Khung hình phạt phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối với người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

– Khung hình phạt phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm khi người phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

– Khung hình phạt phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi người phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

– Khung hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Nhìn vào 03 khung hình phạt chính quy định tại Khoản 1,2,3 Điều 155 Bộ luật Hình sự, người phạm tội theo khoản 1,2 có mức hình phạt cao nhất là 03 năm tù; Khoản 3 Điều này có mức hình phạt cao nhất là 5 năm tù. Theo Điều 9 Bộ luật Hình sự quy định về phân loại tội phạm thì tội phạm thực bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1,2 Điều 155 Bộ luật Hình sự thuộc tội phạm ít nghiêm trọng còn tội phạm bị truy cứu theo Khoản 3 Điều 155 thì thuộc tội phạm nghiêm trọng.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề Tội làm nhục người khác, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

>> Xem thêm: Ly hôn muốn thay đổi họ cho con thì phải làm thế nào – Luật 24h

>> Xem thêm: Cách tính án phí trong vụ án ly hôn mới nhất năm 2020? – Luật 24h

>> Xem thêm: Đơn xin xác nhận nơi cư trú để xin ly hôn – Luật 24h

>> Xem thêm: Bản tự khai trong vụ án ly hôn – Luật 24H

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận bản kê khai tài sản, thu nhập

Trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận bản kê khai tài sản, thu nhập?luật 24H cam kết tư ...

Xem thêm

Nội dung thanh tra phòng chống tham nhũng

Nội dung thanh tra phòng chống tham nhũng? luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin ...

Xem thêm

Trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo về phòn...

Trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo về phòng chống tham nhũng? l...

Xem thêm

Quy định về minh bạch thu nhập trong phòng chống tham nhũng.

Quy định về minh bạch thu nhập trong phòng chống tham nhũng?luật 24H cam kết tư vấn 24/...

Xem thêm

Thủ tục thăm gặp người bị tam giam, tạm giữ mới nhất?

Thủ tục thăm gặp người bị tam giam, tạm giữ mới nhất? Thủ tục thăm gặp người bị tam gia...

Xem thêm

Thủ tục mời luật sư tham gia bào chữa vụ án hình sự mới nhất?

Thủ tục mời luật sư tham gia bào chữa vụ án hình sự mới nhất?, luật 24H cam kết tư vấn ...

Xem thêm

Trường hợp nào được coi là đánh người trong trạng thái tinh thần b...

Trường hợp nào được coi là đánh người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh? Trư...

Xem thêm

Đánh ghen bằng axit có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Đánh ghen bằng axit có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Đánh ghen bằng axit có bị...

Xem thêm

Người yêu làm cho có thai nhưng không nhận trách nhiệm có thể kiện...

Người yêu làm cho có thai nhưng không nhận trách nhiệm có thể kiện được không theo quy ...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574