Tội làm sai lệch kết quả bầu cử kết quả trưng cầu ý dân

Tội làm sai lệch kết quả bầu cử kết quả trưng cầu ý dân. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:

Bầu cử đại biểu quốc hội và bầu cử hội đồng nhân dân các cấp nhằm mục đích lựa chọn những người có đủ đức và tài đại diện cho nhân dân, trưng cầu ý dân là khi Nhà nước muốn hỏi xin ý kiến của người dân về một quyết sách nào đó, đưa đất nước phát triển hơn. Vì vậy, mọi hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử hay kết quả trưng cầu ý dân đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Điều 161 thuộc Chương XV Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân như sau:

2. Giải quyết vấn đề 

“Điều 161. Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân

1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dẫn đến phải tổ chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

2. DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI LÀM SAI LỆCH KẾT QUẢ BẦU CỬ, KẾT QUẢ TRƯNG CẦU Ý DÂN

2.1. Khách thể của tội phạm

Hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử là bằng những thủ đoạn khác nhau làm cho kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử không phản ánh đúng với thực tế khách quan, xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân.

Tội làm sai lệch kết quả bầu cử kết quả trưng cầu ý dân
Tội làm sai lệch kết quả bầu cử kết quả trưng cầu ý dân

Kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân là đại diện cho ý chí,  mong muốn của đại bộ phận công dân. Làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân là hành vi xâm phạm đến quyền bầu cử, quyền ứng cử và quyền biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân của công dân. Hiến pháp năm 2014 quy định tại Điều 27 và Điều 29 như sau:

“Điều 27.

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.”

“Điều 29.

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.”

Quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân còn được cụ thể hóa bởi những quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, cũng như các quy định cụ thể về việc tổ chức bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân được quy định tại Luật Trưng cầu ý dân năm 2015.

Như vậy, khách thể của tội phạm là quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân của công dân và các quy định pháp luật về bầu cử, ứng cử hay trưng cầu ý dân.

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân là hành vi giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân. Cụ thể:

Giả mạo giấy tờ là hành vi làm phiếu bầu cử, phiếu trưng cầu ý dân giả hoặc dùng phiếu bầu cử, phiếu trưng cầu ý dân đã bị sửa chữa kết quả bầu cử trên các phiếu bầu, thêm hoặc bớt phiếu bầu cử với mục đích làm sai lệch kết quả bầu cử theo ý mình. Ví dụ: anh K là Trưởng ban kiểm phiếu kết quả bầu cử Hội đồng nhân dân huyện T, anh K đã sửa chữa kết quả bầu cử trong biên bản kiểm phiếu để bà H không trúng cử, vì giữa bà H với K có mâu thuẫn.

Gian lận phiếu là hành vi dối trá trong việc thêm, bớt phiếu bầu, dẫn đến kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân không chính xác như: Thêm phiếu trúng cử cho người mà mình quan tâm hoặc bớt phiếu trúng cử đối với người mà mình không muốn trúng cử. Ví dụ: Anh D là thành viên trong Ban kiểm phiếu vì không muốn cho ông L trúng cử nên đã rút bớt phiếu trúng cử của ông L trước khi bắt đầu kiểm phiếu.

Dùng thủ đoạn khác là hành vi ngoài hành vi giả mạo giấy tờ hoặc gian lận phiếu nhưng cũng làm sai lệch kết quả bầu cử. Đây là quy định mở, nhằm đề phòng những trường hợp không phải là giả mạo giấy tờ hoặc gian lận phiếu bầu nhưng vẫn làm sai lệch kết quả bầu cử. Do kỹ thuật lập pháp của nước ta nên không chỉ có tội phạm này nhà làm luật mới quy định thủ đoạn khác mà trong nhiều điều luật của Bộ luật hình sự chúng ta cũng thấy cách quy định này. Thủ đoạn khác làm sai lệch kết quả bầu cử, trong thực tế xảy ra rất đa dạng như: mua chuộc, dụ dỗ, cưỡng ép… người có trách nhiệm trong việc tổ chức giám sát việc bầu cử để những người này thực hiện hành vi giả mạo giấy tờ hoặc gian lận phiếu bầu để làm sai lệch kết quả bầu cử.

Hậu quả của tội làm sai lệch kết quả bầu cử là những thiệt hại do hành vi giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác gây ra, mà trước hết là kết quả bầu cử bị sai lệch, không đúng với kết quả thực. Ngoài ra, còn gây ra những thiệt hại khác về vật chất hoặc phi vật chất.

Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm này, vì chỉ cần người phạm tội đã có hành vi giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử là tội phạm đã hoàn thành. Việc kết quả bầu cử có bị làm sai lệch hay không chỉ có ý nghĩa đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội khi quyết định hình phạt.

2.3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự có nhiệm vụ thực hiện công tác bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân.

Thứ nhất chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Theo điều 12 Bộ luật Hình sự, người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi loại tội phạm, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Cả hai Khoản 1 và Khoản 2 Điều 161 Bộ luật Hình sự đều thuộc tội phạm ít nghiêm trọng. Do đó, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Thứ hai, người có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi. Nếu người phạm tội không có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ hoặc bị hạn chế năng lực trách nhiệm hình sự thì được loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự.

Thứ ba, chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ người có chức vụ, quyền hạn nhất định trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử hoặc tổ chức, giám sát trưng cầu ý dân mới có thể là chủ thể của tội phạm này. Tuy nhiên, đối với những người khác, có thể là chủ thể trong trường hợp có đồng phạm.

Người có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử là người được giao nhiệm vụ tổ chức việc bầu cử như: Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng bầu cử; Trưởng ban, Phó trưởng ban giám sát bầu cử; ủy viên Ủy ban bầu cử; nhân viên giúp việc trong ban bầu cử, tổ bầu cử… Nói chung, những người được giao nhiệm vụ trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử và do có trách nhiệm này nên mới làm sai lệch được kết quả bầu cử.

2.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội làm sai lệch kết quả bầu cử thực hiện do lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Người phạm tội làm sai lệch kết quả bầu cử có nhiều động cơ khác nhau; động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, nên việc xác định động cơ phạm tội của người phạm tội chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.

Mục đích của người phạm tội là mong muốn hoặc bỏ mặc kết quả bầu cử bị làm sai lệch. Tuy nhiên, mức độ có khác nhau, có người mong sai lệch nhiều có người chỉ mong sai lệch một phiếu để người mà mình quan tâm trúng cử.

3. HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI LÀM SAI LỆCH KẾT QUẢ BẦU CỬ, KẾT QUẢ TRƯNG CẦU Ý DÂN

Điều 161 Bộ luật Hình sự quy định 03 khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:

– Khung hình phạt phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân.

– Khung hình phạt phạt tù từ 01 năm đến 03 năm khi người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Có tổ chức;

Làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc kết quả trưng cầu ý dân có tổ chức là trường hợp có nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch kế hoạch để thực hiện hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.

Làm sai lệch kết quả bầu cử có tổ chức là một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia, trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu. Người cầm đầu có thể là người có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, giám sát tổ chức cuộc trưng cầu ý dân, nhưng cũng có thể là người không có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, trưng cầu ý dân mà có thể chỉ là người có chức vụ, quyền hạn hoặc không có chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên đối với người thực hành nhất thiết phải là người có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử hoặc tổ chức, giám sát trưng cầu ý dân.

Do đặc điểm của tội phạm này nên hành vi làm sai lệch kết quả bầu cử thường được thực hiện có tổ chức, vì muốn làm lai lệch kết quả bầu cử nếu chỉ do một người thực hiện thì rất khó, mà phải do nhiều người, có sự phân công, nếu không, rất dễ bị phát hiện.

b) Dẫn đến phải tổ chức lại việc bầu cử hoặc trưng cầu ý dân.

Đây là trường hợp hành vi phạm tội của người phạm tội đã làm cho tình hình phức tạp nên ngày bầu cử không diễn ra đúng kế hoạch; kết quả bầu cử không minh bạch, không chọn được những người có đủ phẩm chất và năng lực; nhân dân không tin tưởng vào kết quả bầu cử nên phải bầu cử lại lần hai dẫn đến sự tốn kém và ảnh hưởng đến vấn đề chính trị.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề Tội làm sai lệch kết quả bầu cử kết quả trưng cầu ý dân, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

>> Xem thêm: Ly hôn muốn thay đổi họ cho con thì phải làm thế nào – Luật 24h

>> Xem thêm: Cách tính án phí trong vụ án ly hôn mới nhất năm 2020? – Luật 24h

>> Xem thêm: Đơn xin xác nhận nơi cư trú để xin ly hôn – Luật 24h

>> Xem thêm: Bản tự khai trong vụ án ly hôn – Luật 24H

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tham nhũng là gì? Quy định pháp luật chủ thể của hành vi tham nhũng?

Tham nhũng là gì? Quy định pháp luật chủ thể của hành vi tham nhũng? luật 24H cam kết t...

Xem thêm

Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự

Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự như thế...

Xem thêm

Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có đòi lại được không?

Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có đòi lại được không? Bị lừa chuyển tiền qu...

Xem thêm

Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào

Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào theo quy định mới nhất, luật 24H cam ...

Xem thêm

Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay

Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay Tình trạng vi phạm pháp l...

Xem thêm

Trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận bản kê khai tài sản, thu nhập

Trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận bản kê khai tài sản, thu nhập?luật 24H cam kết tư ...

Xem thêm

Nội dung thanh tra phòng chống tham nhũng

Nội dung thanh tra phòng chống tham nhũng? luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin ...

Xem thêm

Trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo về phòn...

Trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo về phòng chống tham nhũng? l...

Xem thêm

Quy định về minh bạch thu nhập trong phòng chống tham nhũng.

Quy định về minh bạch thu nhập trong phòng chống tham nhũng?luật 24H cam kết tư vấn 24/...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574