Tội mua bán người dưới 16 tuổi

Tội mua bán người dưới 16 tuổi. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:

Mua bán người là hành vi đem con người làm vật trao đổi để có được những lợi ích khác như tiền bạc, tình dục,… Thực thế đối tượng bị mua bán người chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Trẻ em là đối tượng được Nhà nước ưu tiên nhiều nhất không chỉ bởi trẻ em là nhóm yếu thế trong xã hội mà trẻ em còn là tương lai của đất nước. Để xử phạt những hành vi coi trẻ em là vật để trao đổi, mua bán thì pháp luật hình sự đã đặt ra quy định riêng về tội mua bán người dưới 16 tuổi.

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Điều 151 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định Tội mua bán người dưới 16 tuổi như sau:

Điều 151. Tội mua bán người dưới 16 tuổi

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội;

c) Đối với từ 02 người đến 05 người;

d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

e) Phạm tội 02 lần trở lên;

g) Vì động cơ đê hèn;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

e) Đối với 06 người trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

2. DẤU HIỆU PHÁP LÝ TỘI MUA BÁN NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI

2.1. Khách thể của tội phạm

Mua bán người dưới 16 tuổi là hành vi coi trẻ em như là một loại hàng để mua, bán, trao đổi kiếm lời.

Tội mua bán người dưới 16 tuổi
Tội mua bán người dưới 16 tuổi

Tội phạm xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, quyền tự do của trẻ em. Do đó, khách thể của tội phạm là quyền tự do, nhân phẩm, danh dự, quyền được Nhà nước bảo hộ về thân thể, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của trẻ em, quyền được sống , phát triển trong môi trường lành mạnh của trẻ em và sự an toàn của toàn xã hội.

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi được pháp luật hình sự quy định bao gồm những hành vi sau đây:

– Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

– Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

– Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

Để làm rõ thêm cho các hành vi mua bán người được quy định trong Điều 151 Bộ luật Hình sự, Điều 2 Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn áp dụng điều 150 về tội mua bán người và điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự, có đưa ra một số giải thích chi tiết như sau:

Mua bán người dưới 16 tuổi là thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Chuyển giao người dưới 16 tuổi để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

b) Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

c) Chuyển giao người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

d) Tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

đ) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi chuyển giao người theo hướng dẫn tại điểm a và điểm c khoản này.

Trong đó,

Mục đích nhân đạo ở đây là mục đích tốt đẹp, vì lợi ích của người dưới 16 tuổi, hầu hết là trường hợp cho nhận con nuôi theo quy định của pháp luật nuôi con nuôi. Những trường hợp tiếp nhận hoặc chuyển giao người dưới 16 tuổi vì mục đích nhân đạo sẽ không phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi.

Thủ đoạn khác là các thủ đoạn như: bắt cóc; cho nạn nhân uống thuốc ngủ, thuốc gây mê, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi; đầu độc nạn nhân; lợi dụng việc môi giới hôn nhân, môi giới đưa người đi lao động ở nước ngoài; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng tình thế bị lệ thuộc; lợi dụng tình thế dễ bị tổn thương hoặc tình trạng quẫn bách của nạn nhân (ví dụ: lợi dụng tình trạng nạn nhân có người thân bị bệnh hiểm nghèo cần tiền chữa trị ngay, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng) để thực hiện một trong các hành vi mua bán người đã nêu trên.

Về mục đích của hành vi mua bán người dưới 16 tuổi, ngoài mục đích kiếm lời về kinh tế, pháp luật còn quy định mục đích có lợi ích khác của người phạm tội.

Để bóc lột tình dục là trường hợp chuyển giao, tiếp nhận hoặc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp nạn nhân nhằm chuyển giao cho người khác để thực hiện các hoạt động bóc lột tình dục (như tổ chức cho nạn nhân bán dâm, đưa nạn nhân đến các cơ sở chứa mại dâm để bán dâm, sử dụng nạn nhân để sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm, làm nô lệ tình dục…) hoặc tiếp nhận nạn nhân để phục vụ nhu cầu tình dục của chính mình.

Để cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc nạn nhân lao động trái ý muốn của họ.

Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân là trường hợp chuyển giao, tiếp nhận hoặc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp nạn nhân để chuyển giao nhằm lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân. Bộ phận cơ thể là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định của con người. Ví dụ: Nguyễn Văn A đã chuyển giao Nguyễn Thị C cho Nguyễn Văn B để B lấy giác mạc của C (trên thực tế B chưa có hành vi lấy giác mạc của C).

Vì mục đích vô nhân đạo khác là sử dụng nạn nhân để làm thí nghiệm, buộc nạn nhân phải đi ăn xin hoặc sử dụng nạn nhân vào các mục đích tàn ác khác.

Hậu quả của hành vi mua bán người dưới 16 tuổi là người dưới 16 tuổi bị hại đã bị đem ra mua, bán. Nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi tìm người, liên hệ nơi bán, thỏa thuận giá cả nhưng chưa thực hiện việc mua bán thì phạm tội chưa đạt, vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nói cách khác, tội phạm hoàn thành khi hậu quả nạn nhân bị mua bán xảy ra, nếu hậu quả đó chưa xảy ra người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về trường hợp phạm tội chưa đạt.

Dấu hiệu độ tuổi của nạn nhân là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm này. Nếu nạn nhân dưới 16 tuổi, người phạm tội mới cấu thành tội mua bán người dưới 16 tuổi, nếu nạn nhân là người từ đủ 16 tuổi thì người phạm tội sẽ cấu thành tội phạm mua bán người theo Điều 150 Bộ luật Hình sự.

Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH quy định cách xác định tuổi của nạn nhân dưới 16 tuổi như sau:

Việc xác định tuổi của người bị hại dưới 16 tuổi căn cứ vào một trong các giấy tờ, tài liệu sau:

a) Giấy chứng sinh;

b) Giấy khai sinh;

c) Chứng minh nhân dân;

d) Thẻ căn cước công dân;

đ) Sổ hộ khẩu;

e) Hộ chiếu.

Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định:

a) Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.

b) Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh.

c) Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh.

d) Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.

Trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi.

2.3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội mua bán người là bất kì người nào từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ.

Thứ nhất, chủ thể của tội phạm có thể là bất kì ai, là phụ nữ hoặc nam giới, là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch. Chủ thể của tội phạm có thể là một cá nhân thực hiện hành vi một mình nhưng với tội phạm này thường là vụ án đồng phạm, phạm tội có tổ chức. Tội phạm này thường hoạt động theo tổ chức vô cũng nguy hiểm, trong đó chúng phân rõ người tổ chức, người chỉ huy, phân công nhiệm vụ; người thực hành chịu trách nhiệm thực hiện các hành vi mua bán người nêu trên; người xúi giục chịu trách nhiệm dụ dỗ lôi kéo người khác cùng tham gia vào tổ chức mua bán người và người giúp sức chịu trách nhiệm chuẩn bị vật chất và tinh thần để người thực hành yên tâm thực hiện tội  phạm.

Thứ hai, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với tội mua bán người là người từ đủ 14 tuổi trở lên theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên trong thực tiễn xét xử tội phạm, tội phạm mua bán người thường được thực hiện bởi chủ thể là người đã thành niên (người từ đủ 18 tuổi trở lên).

Thứ ba, chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ bao gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi.

2.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội mua bán người được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội hoàn toàn nhân thức được hậu quả xâm hại đến danh dự nhân phẩm, thậm chí là thân thể, tính mạng của nạn nhân, coi nạn nhân làm công cụ để kiếm lợi ích. Tuy nhận thức rõ hậu quả như vậy nhưng người phạm tội vẫn mong muốn thực hiện tội phạm, mong muốn để cho hậu quả đó xảy ra.

3. CÁC TÌNH TIẾT ĐỊNH KHUNG HÌNH PHẠT CỤ THỂ

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

Đây là trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn theo luật định hoặc được các cơ quan, tổ chức tổ nhiệm, giao nhiệm vụ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để mua bán người dưới 16 tuổi. Ví dụ, hiệu trưởng trường tiểu học lợi dụng chức vụ, quyền hạn để mua bán học sinh của mình.

b) Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội.

Đây là trường hợp người phạm tội lợi dụng chính sách nhân đạo của Nhà nước đối với việc cho nhận con nuôi để phạm tội. Người phạm tội tìm đến các cơ sở trại trẻ mồ côi xin nhận con nuôi nhưng thực chất không muốn nhận con nuôi mà mục đích của người phạm tội là đem bán đứa trẻ mà mình nhận nuôi.

c) Đối với từ 02 người trở lên.

Đối với từ 02 người trở lên là trường hợp nạn nhân bị mua bán là từ 02 người trở lên. Trường hợp này, người phạm tội đã mua bán người trên diện rộng, ảnh hưởng đến nhiều người. Nhà làm luật cũng quy định nếu số nạn nhân từ 02 đến 05 người thì người phạm tội chịu trách nhiệm theo Khoản 2 Điều 151 Bộ luật Hình sự còn nếu số nạn nhân từ 06 người trở lên thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm theo Khoản 03 Điều này.

d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng.

Người có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng bao gồm: bố mẹ bán con đẻ, con nuôi; ông bà, chú bác, cô dì bán cháu trong trường hợp bố mẹ cháu chết hoặc ly hôn, ốm đau bệnh tật nạn y không có điều kiện chăm sóc đã giao cho ông bà, chú bác cô dì chăm sóc, nuôi dưỡng cháu dưới 16 tuổi.

đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trường hợp người phạm tội đã hoặc đang đưa nạn nhân ra khỏi biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cũng được coi là đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu đã thực hiện thủ tục xuất cảnh đối với nạn nhân.

e) Phạm tội 02 lần trở lên.

Phạm tội 02 lần trở lên là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội mua bán người dưới 16 tuổi từ 02 lần trở lên nhưng đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

g) Vì động cơ đê hèn.

Vì động cơ đê hèn là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội để trả thù; phạm tội để trốn tránh trách nhiệm của bản thân; phạm tội đối với người mà mình mang ơn hoặc những hành vi phạm tội khác thể hiện sự bội bạc, phản trắc.

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên.

Đây là trường hợp người phạm tội mua bán người chưa lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân nhưng gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân ở mức đáng kể. Căn cứ để đánh giá mức độ thương tích, mức độ rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.

i) Có tổ chức.

Có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ và phân công, sắp đặt vai trò của những người cùng thực hiện tội phạm.

k) Có tính chất chuyên nghiệp.

Có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi mua bán người hoặc mua bán người dưới 16 tuổi từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc mua bán người hoặc mua bán người dưới 16 tuổi làm nguồn sống chính.

l) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân.

Đây là trường hợp người phạm tội mua bán người hoặc mua bán người dưới 16 tuổi, sau đó đã lấy đi bộ phận cơ thể của nạn nhân.

m) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

Làm nạn nhân chết là trường hợp nạn nhân trong quá trình bị mua bán đã chết ví dụ những người phạm tội đã dùng vũ lực trong quá trình mua bán người khiến nạn nhân chết,… nếu nạn nhân bị chết không phải là do quá trình mua bán mà do nguyên nhân khác như bệnh nhân bị bệnh,… thì người phạm tội không bị truy cứu về tình tiết này.

Làm nạn nhân tự sát là trường hợp là trường hợp bởi vì mua bán người, nạn nhân cảm thấy không còn mong muốn sống tiếp nên đã tự sát.

n) Tái phạm nguy hiểm.

Tái phạm nguy hiểm là trường hợp đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

Như vậy mua bán người người dưới 16 tuổi trong trường hợp tái phạm nguy hiểm là trường trước đây họ đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà đã mua bán người dưới 16 tuổi khác hoặc trước đây họ đã bị kết án về tội mua bán người dưới 16 tuổi, chưa được xóa án tích mà nay lại tiếp tục mua bán người khác.

4. HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI MUA BÁN NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI

Điều 151 Bộ luật Hình sự quy định 04 khung hình phạt áp dụng đối với người phạm tội dưới 16 tuổi.

– Khung hình phạt phạt tù từ 07 năm đến 12 năm đối với người thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

– Khung hình phạt phạt tù từ 12 năm đến 20 năm khi người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội;

c) Đối với từ 02 người đến 05 người;

d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

e) Phạm tội 02 lần trở lên;

g) Vì động cơ đê hèn;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.

– Khung hình phạt phạt tù từ 18 năm đến 20 năm khi người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

e) Đối với 06 người trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

– Khung hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề Tội mua bán người dưới 16 tuổi, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

>> Xem thêm: Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phải đóng thuế như thế nào – Hãng luật 24h

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập chi nhánh công ty theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H

>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần mới nhất – Hãng luật 24H

>> Xem thêm: Các loại thuế phải đóng khi mở công ty năm 2020 – Hãng luật 24H

>> Xem thêm: Thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy đinh mới nhất – Hãng luật 24H

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tham nhũng là gì? Quy định pháp luật chủ thể của hành vi tham nhũng?

Tham nhũng là gì? Quy định pháp luật chủ thể của hành vi tham nhũng? luật 24H cam kết t...

Xem thêm

Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự

Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự như thế...

Xem thêm

Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có đòi lại được không?

Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có đòi lại được không? Bị lừa chuyển tiền qu...

Xem thêm

Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào

Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào theo quy định mới nhất, luật 24H cam ...

Xem thêm

Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay

Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay Tình trạng vi phạm pháp l...

Xem thêm

Trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận bản kê khai tài sản, thu nhập

Trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận bản kê khai tài sản, thu nhập?luật 24H cam kết tư ...

Xem thêm

Nội dung thanh tra phòng chống tham nhũng

Nội dung thanh tra phòng chống tham nhũng? luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin ...

Xem thêm

Trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo về phòn...

Trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo về phòng chống tham nhũng? l...

Xem thêm

Quy định về minh bạch thu nhập trong phòng chống tham nhũng.

Quy định về minh bạch thu nhập trong phòng chống tham nhũng?luật 24H cam kết tư vấn 24/...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574