Tội mua bán người và những vấn đề cần lưu ý

Tội mua bán người và những vấn đề cần lưu ý theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Tội mua bán người và những vấn đề cần lưu ý? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý 

Bộ luật Hình sự 2015(Sửa đổi bổ sung 2017)

Giải quyết vấn đề

Tội mua bán người là tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp trong đó người thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm đến các quyền cơ bản của nạn nhân như quyền tự do, quyền con người,…coi con người như một món hàng để thực hiện việc trao đổi, mua bán với mục đích là kiếm lợi nhuận.

1. Hành vi mua bán người được hiểu như thế nào?

Việt Nam  là nước sớm tham gia Công ước quốc tế về phòng chống buôn bán người của Liên hiệp quốc đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, đã ký hiệp định song phương với các nước Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Cam Pu Chia … về phòng chống mua bán người. Trong Bộ luật hình sự tội mua bán người, mua bán trẻ em đã được quy định và trở thành một trong những công cụ đắc lực cho các cơ quan chức năng sử dụng trong công tác phòng chống tội phạm Mua bán người, mua bán trẻ em.

Tại Điều 3 Nghị định thư Palermo của Liên hiệp quốc ngày 15/11/2000 mà Việt Nam tham gia ký phê chuẩn quy định khái niệm về buôn bán người như sau: 

a) “Buôn bán người ” có nghĩa là việc mua bán, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt, hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng  việc đưa hay nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người đang kiểm soát những người khác. Hành vi bóc lột sẽ bao gồm, ít nhất, việc bóc lột mại dâm những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay phục vụ cưỡng bức, lô lệ hay những hình thức tương tự lô nệ, khổ sai hoặc lấy các bộ phận cơ thể.

b) Sự chấp thuận của một nạn nhân của việc buôn bán người đối với sự bóc lột có chủ ý  được nêu ra trong khoản (a) của điều này là không thích đáng nếu bất kỳ cách thức nào nêu trong khoản (a) đã được sử dụng.

c) Việc mua, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hay nhận một đứa trẻ nhằm mục đích bóc lột sẽ bị coi là “Buôn bán người” ngay cả khi việc này được thực hiện không cần dùng đến bất kỳ cách thức nào được nói đến trong khoản (a) điều này;

d) “Trẻ em” có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi.”

Tội mua bán người và những vấn đề cần lưu ý
                        Tội mua bán người và những vấn đề cần lưu ý

2. Quy định về tội mua bán người theo Bộ Luật Hình sự hiện hành?

Tội mua bán người là tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp trong đó người thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm đến các quyền cơ bản của nạn nhân như quyền tự do, quyền con người,…coi con người như một món hàng để thực hiện việc trao đổi, mua bán với mục đích là kiếm lợi nhuận.

Theo quy định tại Điều 150 – Bộ luật hình sự về tội mua bán người được quy định như sau:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vì động cơ đê hèn;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

e) Đối với từ 02 đến 05 người;

g) Phạm tội 02 lần trở lên.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

đ) Đối với 06 người trở lên;

e) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

3. Các yếu tố cấu thành tội mua bán người

3.1. Mặt khách quan:

 Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

– Có hành vi mua bán người để thu lợi bất chính. Hành vi này thể hiện dưới hình thức dùng tiền, tài sản hoặc các phương tiện thanh toán khác đê đổi lấy người (nhằm đem bán) hoặc ngược lại để thu lợi.

Trên thực tế việc mua bán người được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, thông thường được thực hiện một cách lén lút với các hình thức thanh toán đa dạng có thể bằng tiền, bằng tài sản khác, bằng hàng hoá…

– Người bị hại phải là người đạt từ đủ mười sáu tuổi trở lên. Trường hợp người bị hại dưới mười sáu tuổi thì cấu thành tội mua bán trẻ em.

Lưu ý:

+ Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện xong hành vi mua bán người. Nếu việc mua bán người chưa xảy ra thì được coi là phạm tội chưa đạt.

+ Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội không phụ thuộc vào việc bị hại có biết hay không biết mình bị mua bán.

3.2. Khách thể:

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm của con người.

3.3. Mặt chủ quan:

– Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

– Mục đích tội phạm vì vụ lợi (để thu lợi bất chính), tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

3.4. Chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

4. Một số dấu hiệu đặc trưng khác của tội phạm mua bán người

4.1. Về chủ thể

Với mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ việc cưỡng bức lao động và các hoạt động thương mại tình dục, những đối tượng mua bán người thông thường đều có chung quốc tịch, dân tộc hoặc văn hóa với nạn nhân, từ đó cho phép những “kẻ buôn người” có khả năng hiểu rõ hơn và khai thác các lỗ hổng của nạn nhân. Những đối tượng mua bán người có thể là công dân nước ngoài, nam hoặc nữ, thành viên trong gia đình, đồng nghiệp, người quen hoặc cũng có thể chỉ là người lạ, đơn độc hoặc là phần tử của một tổ chức tội phạm có mạng lưới hoạt động rộng lớn. Các đối tượng này thường dụ dỗ hoặc cưỡng bức nạn nhân lao động và cưỡng bức hoạt động tình dục bằng cách thao túng và khai thác các điểm yếu của họ thông qua việc hứa hẹn một công việc được trả lương cao, một mối quan hệ tình cảm hoặc những cơ hội mới sau đó sử dụng bạo lực hoặc áp bức tâm lý để kiểm soát nạn nhân.

4.2. Về nạn nhân

 Nạn nhân của loại tội phạm này có thể là bất kỳ ai, đàn ông hoặc phụ nữ, người lớn hoặc trẻ em hay công dân của bất kỳ quốc gia nào. Nạn nhân của nạn mua bán người có nền tảng kinh tế xã hội, trình độ học vấn đa dạng. Trong một số trường hợp những thanh thiếu niên bỏ trốn khỏi gia đình, vô gia cư đa phần đều trở thành nạn nhân của các đối tượng buôn bán người. Ngoài ra, những cá nhân đã từng có quá khứ bị bạo hành về thể xác hoặc tình dục có xu hướng trở thành nạn nhân trong tương lai, bởi những ảnh hưởng tâm lý để lại trong họ sẽ bị những kẻ buôn người lợi dụng. Ví dụ: A thường bị cha dượng của mình quấy rối tình dục. B (đối tượng buôn người) hứa hẹn sẽ giúp A sang xuất khẩu lao động ở một nước khác với mức lương cao đồng thời thoát khỏi cha dượng của mình.

4.3. Về tính xuyên biên giới quốc gia

Trong những năm gần đây với xu hướng toàn cầu hóa, chính sách mở cửa hội nhập, đẩy mạnh quan hệ ngoại giao giữa các nước trong và ngoài khu vực, các đối tượng buôn người thường lợi dụng tình hình kinh tế, mức độ an sinh xã hội chênh lệch giữa các quốc gia cũng như tình trạng mất cân bằng giới tính từ đó thực hiện các hành vi dụ dỗ, lôi kéo nạn nhân thiếu hiểu biết (đa phần đến từ những miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng giáp ranh biên giới của các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển) đến các quốc gia phát triển hơn với mục đích lừa mua bán người. Bởi lẽ, nhóm nạn nhân này thường thiếu hiểu biết, trình độ học vấn thấp, đặc biệt luôn có khát khao được “đổi đời” một cách nhanh chóng, nên thường lầm tưởng vào lời hứa hẹn đáp ứng những công việc được trả lương cao hay những mối quan hệ hôn nhân với người ngoại quốc hay một cuộc sống với điều kiện đãi ngộ tốt của các đối tượng lừa buôn người.

5. Khung hình phạt cho tội mua, bán người

5.1. Đối với người trên 16 tuổi

Tội mua bán người được quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ và hành vi, người phạm tội phải chịu một trong các khung hình phạt sau:

Khung hình phạt thứ nhất: bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Điều kiện cấu thành tội phạm: người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau: Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi nêu trên.

Khung hình phạt thứ hai: bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm

Điều kiện cấu thành tội phạm: phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Có tổ chức; vì động cơ đê hèn; Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Đối với từ 02 người đến 05 người; phạm tội 02 lần trở lên.

Khung hình phạt thứ ba: bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm

Điều kiện cấu thành tội phạm: phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Có tính chất chuyên nghiệp; đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; làm nạn nhân chết hoặc tự sát; Đối với 06 người trở lên; tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5.2. Hành vi mua bán người dưới 16 tuổi

Tội mua bán người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ và hành vi, người phạm tội phải chịu một trong các khung hình phạt sau:

Khung hình phạt thứ nhất:  bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm

Điều kiện cấu thành tội phạm: người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau: Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi nêu trên.

Khung hình phạt thứ hai:  bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Điều kiện cấu thành tội phạm: phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội; đối với từ 02 người đến 05 người; Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phạm tội 02 lần trở lên; vì động cơ đê hèn; Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân.

Khung hình phạt thứ ba: bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Điều kiện cấu thành tội phạm: phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm nạn nhân chết hoặc tự sát; đối với 06 người trở lên; tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Tội mua bán người và những vấn đề cần lưu ý bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Tội mua bán người và những vấn đề cần lưu ý

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Người yêu làm cho có thai nhưng không nhận trách nhiệm có thể kiện...

Người yêu làm cho có thai nhưng không nhận trách nhiệm có thể kiện được không theo quy ...

Xem thêm

Đánh ghen hội đồng thì bị xử lý như thế nào?

Đánh ghen hội đồng thì bị xử lý như thế nào? Đánh ghen hội đồng thì bị xử lý như thế nà...

Xem thêm

Dùng axit tạt nhầm người khác có bị khởi tố hình sự không?

Dùng axit tạt nhầm người khác có bị khởi tố hình sự không?, luật 24H cam kết tư vấn 24/...

Xem thêm

Trách nhiệm dân sự và hình sự khi va chạm giao thông

Trách nhiệm dân sự và hình sự khi va chạm giao thông Trách nhiệm dân sự và hình sự khi ...

Xem thêm

Bạo lực tình dục trong quan hệ vợ chồng?

Bạo lực tình dục trong quan hệ vợ chồng? luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin ch...

Xem thêm

Xử lý hành vi nhận hối lộ theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015

Xử lý hành vi nhận hối lộ theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 Pháp luật quy định như thế...

Xem thêm

Lừa đảo bị xử lý thế nào? Tội lừa đảo theo quy định mới nhất?

Lừa đảo bị xử lý thế nào? Tội lừa đảo theo quy định mới nhất? Pháp luật quy định như th...

Xem thêm

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác phải chịu hình phạt thế ...

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác phải chịu hình phạt thế nào? Lừa đảo chiếm đo...

Xem thêm

Cấu thành tội tham ô tài sản theo Điều 353 Bộ luật hình sự 2015

Cấu thành tội tham ô tài sản theo Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 Tội tham ô tài sản là g...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574