Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:
Trong xã hội cũ, do tư tưởng trọng nam khinh nữ mà một người đàn ông có thể lấy nhiều vợ. Nhưng đến thời điểm hiện tại, quan niệm này đã bị xóa bỏ, một người nam chỉ được kết hôn với một người nữ. Do đó, bất kì ai vi phạm quy định này đều có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
1. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Điều 182 thuộc Chương XV Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:
“Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”
2. DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI VI PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ, MỘT CHỒNG
2.1. Khách thể của tội phạm
Hiến pháp năm 2013 ghi nhận quyền tự do kết hôn, ly hôn của con người nhưng phải tuân thủ chế độ hôn nhân tiến bộ, tự nguyện, đặc biệt hôn nhân là quan hệ chỉ có một vợ và một chồng:
“Điều 36.
1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.”
Cụ thể hóa quy định này của Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ban hành ngày 19/06/2014 quy định cấm hành vi “người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.
Tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng xâm phạm trực tiếp đến chế độ một vợ, một chồng. Đó là một trong những nguyên tắc quan trọng của chế độ hôn nhân và gia đình mới, theo đó người đang có vợ, có chồng bị cấm kết hôn với người khác.
Như vậy, khách thể của tội phạm là nguyên tắc một vợ, một chồng của chế độ hôn nhân và gia đình và sự vững mạnh của của quy phạm pháp luật quy định về chế độ hôn nhân và gia đình.
2.2. Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác của người đã có vợ, có chồng hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ của người chưa có vợ, có chồng.
Đang có vợ hoặc có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.
Người đang có vợ hoặc có chồng là người đã kết hôn ( kể cả hôn nhân thực tế được pháp luật thừa nhận) và chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Kết hôn với người khác trái pháp luật là hành vi lừa dối các cơ quan Nhà nước để đăng ký kết hôn hoặc tổ chức đám cưới theo phong tục, tập quán; người phạm tội có thể lừa dối đối với người mà mình kết hôn như: nói dối là mình chưa có vợ, chưa có chồng hoặc tuy đã có vợ hoặc có chồng nhưng đã ly hôn hoặc đã chết làm cho người mà mình định kết hôn tin mà đồng ý kết hôn. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp cả hai người ( nam và nữ) đều biết nhau đã có vợ hoặc có chồng nhưng vẫn cố tình lừa dối các cơ quan Nhà nước để được kết hôn trái pháp luật.
Nếu một trong hai người (nam hoặc nữ) bị lừa dối mà đồng ý kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có hành vi gian dối thì chỉ người có thủ đoạn gian dối mới bị coi là vi phạm chế độ một vợ, một chồng, còn người bị lừa dối không phạm tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
Hành vi sống chung như vợ chồng với người khác là hành vi của nam và nữ không có đăng ký kết hôn nhưng về sống chung với nhau như vợ chồng, có thể có tổ chức lễ cưới hoặc không tổ chức lễ cưới theo phong tục tập quán; gia đình có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; họ sống với nhau như vợ chồng một cách công khai, mọi người xung quanh đều biết và cho rằng họ là vợ chồng.
Hầu hết các trường hợp chung sống như vợ chồng hiện nay đều trái luật ngoại trừ 03 trường hợp chung sống như vợ chồng được pháp luật công nhận quy định tại Thông tư Liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP do Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 06 tháng 01 năm 2016:
Người đang có vợ hoặc có chồng” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
b) Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
c) Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.
Sẽ không phải là sống chung với nhau như vợ chồng nếu như nam và nữ lén lút quan hệ tình dục với nhau theo quan niệm mà xã hội cho là “ngoại tình”.
Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ.
Đây là trường hợp người chưa có vợ, chưa có chồng biết rõ người khác đã có chồng, đã có vợ nhưng vẫn chung sống như vợ chồng với người này.
Người chưa có vợ hoặc chưa có chồng là người chưa kết hôn lần nào hoặc đã kết hôn nhưng đã ly hôn hoặc một trong hai người (vợ hoặc chồng) đã chết hoặc được Tòa án tuyên bố là đã chết. Điều luật quy định người chưa có vơ, chưa có chồng, nhưng bao gồm cả những người đã có vợ hoặc đã có chồng nhưng vợ hoặc chồng đã chết, đã ly hôn hoặc đã bị Tòa án hủy hôn nhân trái pháp luật.
Khi chung sống như vợ chồng với người đã có chồng hoặc có vợ, người phạm tội phải biết rõ người mà mình kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng là người đang có chồng hoặc có vợ. Nếu không biết rõ thì không phải hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng.
Biết rõ là biết một cách chắc chắn, không có nghi ngờ gì về người mà mình chung sống như vợ chồng đang có chồng hoặc đang có vợ, có thể do chính người đang có chồng hoặc có vợ nói cho biết hoặc thông qua người khác nói cho biết, hoặc tự tìm hiểu qua nhiều nguồn nên biết.
Ngoài các hành vi mô tả trên, người phạm tội chỉ bị xử lý hình sự nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:
– Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn.
Trong trường hợp này, việc người đã có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác đã làm rạn nứt mối quan hệ giữa hai vợ chồng trong quan hệ hôn nhân thực tế của người đã có vợ, có chồng. Vợ hoặc chồng của người phạm tội cảm thấy uất ức, không thể tiếp tục thười kì hôn nhân hoặc bị chính người phạm tội ép buộc ly hôn.
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Đây là trường hợp người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và theo Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực…hôn nhân và gia đình… mà sau đó còn tiếp tục vi phạm.
2.3. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội là người thực hiện hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng, nhưng không phải ai thực hiện hành vi này cũng là chủ thể của tội phạm này, mà chỉ những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định mới là chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội vi phạm chế độ một vợ một chồng thuộc loại tội ít nghiêm trọng. Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự, người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội còn người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Chủ thể của tội phạm cũng phải có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự gồm năng lực nhận thức hoặc năng lực làm chủ hành vi. Trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi khi không có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ có thể được xem xét loại trừ trách nhiệm hình sự theo Điều 21 Bộ luật Hình sự.
Chủ thể của tội phạm có thể là bất kì ai, có thể là công dân Việt Nam, người ngước ngoài hoặc người không quốc tịch đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân bởi hành vi kết hôn hay sống chung như vợ chồng với người khác chỉ có thể thực hiện bởi 1 người.
2.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hậu quả của hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi, mong muốn hậu quả vi phạm chế độ một vợ một chồng xảy ra.
3. HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI VI PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN MỘT VỢ MỘT CHỒNG
Điều 182 Bộ luật Hình sự quy định 02 khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:
– Khung hình phạt phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
– Khung hình phạt phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Tham khảo: Công ty Luật 24H
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline:1900 6574; truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
>>Xem thêm: Thủ tục mua bán đất đai mới nhất năm 2020? – Luật 24h
>>Xem thêm: Muốn bán đất nhưng vợ không đồng ý bán thì có bán được không? – Luật 24h
>>Xem thêm: Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai hiện nay – Luật 24h
>>Xem thêm: Khởi kiện tranh chấp đất đai
>>Xem thêm: Căn cứ xác định loại đất mới nhất – Luật 24h
>>Xem thêm: Uỷ ban nhân dân xã, phường không tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai khi có đơn yêu cầu phải làm thế nào?
Xem thêm: Thu hồi đất làm công trình công cộng có được bồi thường không?
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"