Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân

Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:

Bầu cử, ứng cử hay biểu quyết là các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Do vậy, bất kỳ ai xâm phạm đến quyền này đều có thể bị xử lý theo pháp luật. Pháp luật Hình sự quy định một điều luật riêng về tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Điều 160 thuộc Chương XV Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân như sau:

2. Giải quyết vấn đề

“Điều 160. Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân

1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

2. DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI XÂM PHẠM QUYỀN CỦA CÔNG DÂN VỀ BẦU CỬ, ỨNG CỬ HOẶC BIỂU QUYẾT KHI NHÀ NƯỚC TRƯNG CẦU Ý DÂN

2.1. Khách thể của tội phạm

Hành vi xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân của công dân là bằng những hình thức khác nhau làm cho quyền bầu cử, ứng cử, quyền biểu quyết của người dân không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng với ý chí của họ.

Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân
Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân

Hiến pháp năm 2014 quy định tại Điều 27 và Điều 29 như sau:

“Điều 27.

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.”

“Điều 29.

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.”

Quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân còn được cụ thể  bởi những quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, cũng như các quy định cụ thể về việc tổ chức bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân được quy định tại Luật Trưng cầu ý dân năm 2015.

Như vậy, khách thể của tội phạm là quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân của công dân và các quy định pháp luật về bầu cử, ứng cử hay trưng cầu ý dân.

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân của công dân, cụ thể:

Lừa gạt là hành vi dùng thủ đoạn gian dối khiến người khác hiểu lầm về tiêu chuẩn, uy tín, năng lực của các đại biểu nên bầu không đúng với những người mà ban đầu họ nhận thức; giải thích xuyên tạc cách thức ghi trong phiếu khiến cử tri bầu không đúng người mà họ tín nhiệm hay làm cho phiếu của họ không hợp lệ; lợi dụng người khác nhờ bỏ phiếu (người này bị tật nguyền, bị mù, không biết chữ…) mà ghi sai ý kiến của họ.

Ví dụ: Bà D muốn bỏ phiếu bầu ông H vào Hội đồng nhân dân tỉnh, nhưng C đến nói dối với bà D là ông H đang bị Thanh tra tỉnh kiểm tra tài chính, vì ông H gây thất thoát cho cơ quan gần một tỷ đồng, sau khi nghe C nói vậy, bà D đã gạch tên ông H trong phiếu bầu. 

Mua chuộc là dung tiền hoặc lợi ích vật chất, tinh thần để lôi kéo người khác theo ý mình làm chấp hành làm cho người khác không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết của họ. Không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng quyền bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân là trường hợp người đi bầu cử phải bỏ phiếu cho người theo yêu cầu của người phạm tội hoặc người trong danh sách bầu cử bị mua chuộc để rút khỏi danh sách bầu cử,…

Ví dụ: Đỗ Văn N vì sợ không trúng vào đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, nên đã sai thuộc hạ tổ chức mua chuộc các cử tri, bằng cách dùng tiền ngân sách chi bồi dưỡng để bỏ phiếu cho N.

Cưỡng ép là hành vi dùng quyền lực hăm dọa, dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ép buộc người khác không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết của họ. Ví dụ: Th đã được M mua chuộc nên đã đe dọa một số cử tri phải bỏ phiếu cho M nếu không sẽ bị gây khó dễ trong việc mua bán ở chợ. Vì sợ, nên một số cử tri này đã phải bỏ phiếu cho M.

Thủ đoạn khác là những thủ đoạn không phải là lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép. Nhà làm luật quy định như vậy là có ý dự phòng những trường hợp không phải là lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép mà vẫn cản trở quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết của công dân thì vẫn là hành vi cấu thành tội phạm này. Ví dụ: Tại phòng bỏ phiếu, X không trực tiếp lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép bất cứ cử tri cụ thể nào nhưng lại tuyên truyền, vận động mọi người tập trung bỏ phiếu cho ông D, bị những người có trách nhiệm nhắc nhở nhiều lần nhưng X không chấm dứt hành vi của mình.

Hậu quả của tội phạm này là những thiệt hại về quyền của con người được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ, mà cụ thể là quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân bị xâm phạm.

Nếu người phạm tội do thực hiện những thủ đoạn như lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép hoặc thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân mà còn gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự hoặc về tài sản thì người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng với hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Ví dụ: Chị L bị anh H đe dọa nếu không rút ra khỏi danh sách ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện thì biết tay. Vì sợ H hành hung, nên chị L đã đề nghị Ban tổ chức bầu cử cho mình được rút ra khỏi danh sách ứng cử, nhưng ban tổ chức động viên chị không nên làm như vậy, chị L không rút ra khỏi danh sách ứng cử nên bị H hành hung gây thương tích có tỷ lệ thương tật là 21%. Ngoài hành vi xâm phạm quyền ứng cử của công dân, anh H còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý gây thương tích cho người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự.

Tội phạm hoàn thành khi có một trong các hành vi miêu tả trong mặt khách quan xảy ra.

2.3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân của công dân cũng phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, đối với tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này, còn người dưới 16 tuổi không phải là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này cả khoản 1 và khoản 2 đều là tội phạm ít nghiêm trọng.

Người phạm tội phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu người phạm tội không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc bị hạn chế năng lực trách nhiệm hình sự thì được loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự.

Nói chung, chủ thể của tội phạm này là bất kỳ, nhưng trong một số trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn nhất định. Đối với những người này, thông thường phạm tội thuộc trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cá biệt có trường hợp vì động cơ cá nhân hoặc vụ lợi mà xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết của công dân.

2.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội xâm phạm được thực hiện do lỗi cố, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết của người khác là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Nếu do không am hiểu pháp luật, không nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật mà vô tình tiếp tay cho người phạm tội, thì không phải là hành vi phạm tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân của công dân. 

Người phạm tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của người khác với nhiều động cơ khác nhau; động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, nên việc xác định động cơ phạm tội của người phạm tội chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.

Mục đích của người phạm tội là mong muốn cản trở được người khác thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của họ.

3. HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI XÂM PHẠM QUYỀN CỦA CÔNG DÂN VỀ BẦU CỬ, ỨNG CỬ HOẶC BIỂU QUYẾT KHI NHÀ NƯỚC TRƯNG CẦU Ý DÂN

Điều 160 Bộ luật Hình sự quy định 03 khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:

– Khung hình phạt phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm đối với người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân.

– Khung hình phạt phạt tù từ 01 năm đến 02 năm khi người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Có tổ chức;

Cũng như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền của công dân có tổ chức là trường hợp có nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch kế hoạch để thực hiện hành vi xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân của công dân, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.

Xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân của công dân có tổ chức là một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia, trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu. Người cầm đầu có thể là người có chức vụ, quyền hạn nhưng cũng có thể là người bình thường; nếu là người có chức vụ, quyền hạn và lại lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội thì còn thuộc trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội quy định tại điểm b khoản 2 của điều luật.

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân của công dân là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi phạm tội đó, có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ; nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dụng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện tội phạm một cách dễ dàng. Tuy nhiên, người phạm tội có việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân thì mới thuộc trường hợp phạm tội này.

c) Dẫn đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân.

Đây là trường hợp hành vi phạm tội của người phạm tội đã làm cho tình hình phức tạp nên ngày bầu cử không diễn ra đúng kế hoạch; kết quả bầu cử không minh bạch, không chọn được những người có đủ phẩm chất và năng lực; nhân dân không tin tưởng vào kết quả bầu cử nên phải bầu cử lại lần hai dẫn đến sự tốn kém và ảnh hưởng đến vấn đề chính trị.

– Khung hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

>> Xem thêm: Ly hôn muốn thay đổi họ cho con thì phải làm thế nào – Luật 24h

>> Xem thêm: Cách tính án phí trong vụ án ly hôn mới nhất năm 2020? – Luật 24h

>> Xem thêm: Đơn xin xác nhận nơi cư trú để xin ly hôn – Luật 24h

>> Xem thêm: Bản tự khai trong vụ án ly hôn – Luật 24H

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tham nhũng là gì? Quy định pháp luật chủ thể của hành vi tham nhũng?

Tham nhũng là gì? Quy định pháp luật chủ thể của hành vi tham nhũng? luật 24H cam kết t...

Xem thêm

Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự

Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự như thế...

Xem thêm

Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có đòi lại được không?

Bị lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng có đòi lại được không? Bị lừa chuyển tiền qu...

Xem thêm

Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào

Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào theo quy định mới nhất, luật 24H cam ...

Xem thêm

Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay

Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay Tình trạng vi phạm pháp l...

Xem thêm

Trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận bản kê khai tài sản, thu nhập

Trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận bản kê khai tài sản, thu nhập?luật 24H cam kết tư ...

Xem thêm

Nội dung thanh tra phòng chống tham nhũng

Nội dung thanh tra phòng chống tham nhũng? luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin ...

Xem thêm

Trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo về phòn...

Trách nhiệm báo cáo, nội dung báo cáo và thời điểm báo cáo về phòng chống tham nhũng? l...

Xem thêm

Quy định về minh bạch thu nhập trong phòng chống tham nhũng.

Quy định về minh bạch thu nhập trong phòng chống tham nhũng?luật 24H cam kết tư vấn 24/...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574