Tội xâm phạm quyền khiếu nại tố cáo

Tội xâm phạm quyền khiếu nại tố cáo. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:

Khiếu nại, tố cáo là hành vi của công dân khi Cơ quan Nhà nước thực hiện hành vi trái pháp luật. Điều này vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của công dân, chứng tỏ quyền giám sát của công dân. Do đó, bất kì ai xâm phạm đến quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đều phải chịu trách nhiệm hình sự.

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Điều 166 thuộc Chương XV Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo như sau:

“Điều 166. Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Trả thù người khiếu nại, tố cáo;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

d) Dẫn đến biểu tình;

đ) Làm người khiếu nại, tố cáo tự sát.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

2. DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI XÂM PHẠM QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

2.1. Khách thể của tội phạm

Quyền khiếu nại, tố cáo được ghi nhận tại Điều 30 Hiến pháp năm 2015:

“Điều 30.

1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.”

Ngoài ra, Quốc hội còn ban hành Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011 và Luật Tố cáo số 25/2018/QH14 ngày 12/6/2018 để quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo xâm phạm đến quyền được khiếu nại, tố cáo của công dân. Đây là quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ.

Như vậy, khách thể của tội phạm là quyền khiếu nại, tố cáo, quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ và các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ khiếu nại, tố cáo.

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Trước khi tìm hiểu các hành vi khách quan của tội này, Luật 24H sẽ làm rõ thế nào là khiếu nại, tố cáo?

Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo
Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo

Theo Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định:

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”

Trong đó, đối tượng bị khiếu nại ở đây là quyết định hành chính; hành vi hành chính của cơ quan hành chính, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính hoặc quyết định kỉ luật cán bộ, công chức.

Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Ví dụ: Quyết định bổ nhiệm anh Nguyễn Văn A làm trưởng phòng nhân sự của Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh H.

Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Ví dụ: Quyết định xử lý kỉ luật buộc thôi việc đối với công chức Trần Thị B.

Theo Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 quy định:

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.”

Đối tượng bị tố cáo gồm hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:

– Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

– Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

– Cơ quan, tổ chức.

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo gồm 02 loại hành vi:

– Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo.

Dùng vũ lực cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo cũng tương tự với hành vi dùng vũ lực ở một số tội phạm khác mà người phạm tội có dùng vũ lực, nhưng ở tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo, hành vi dùng vũ lực là nhằm cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo. Hành vi này, thông thường là làm thế nào để buộc buộc công dân không được khiếu nại, tố cáo hoặc không cho cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo như: đánh, đấm, trói,… Những hành vi này chủ yếu làm tê liệt sự kháng cự của người bị hại để người phạm tội  thực hiện được mục đích cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo.

Đe dọa dùng vũ lực cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo là hành vi của một người dùng lời nói hoặc hành động uy hiếp tinh thần của người khác, làm cho người bị đe dọa sợ hãi như: doạ giết, dọa đánh, dọa bắn… làm cho người bị hại sợ dẫn đến không thể khiếu nại, tố cáo hay giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người phạm tội có thể đe dọa dùng vũ lực trực tiếp với nạn nhân như dọa giết nạn nhân,… nhưng cũng có thể đe dọa sẽ dùng vũ lực với người thân thích, người mà nạn nhân quan tâm để bị hại làm theo mong muốn của người phạm tội.

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.

Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo là người có chức vụ quyền hạn, lợi dụng chức vụ quyền hạn ấy làm cho các quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo không được thi hành dẫn đến gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo. Nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện tội phạm một cách dễ dàng. Ví dụ, anh A khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với mình, quyết định của cơ quan có thẩm quyền xử lý khiếu nại là anh A đã khiếu nại đúng, cơ quan hành chính xử lý kỷ luật buộc anh A thôi việc là trái pháp luật nên cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định anh A không bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc. Nhưng anh B là người có chức vụ quyền hạn, đã lợi dụng chức vụ của mình khiến cho quyết định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không thể thực hiện được, anh A bị buộc thôi việc. Trường hợp này anh B đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.

Hậu quả của tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo là những thiệt hại vật chất hoặc tinh thần do hành vi xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo gây ra cho cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức.

Hậu quả của tội phạm này là dấu hiệu bắt buộc đối với trường hợp phạm tội quy định tại Điểm b Khoản 1 của Điều 166, vì nếu chưa gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo thì chưa cấu thành tội phạm. Còn đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 2 của Điều 166, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc, tội phạm hoàn thành khi có hành vi khác quan tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 2 xảy ra.

2.3. Chủ thể của tội phạm

Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo cũng phải đảm bảo các điều kiện cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự.

Đối với tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này khoản 1 là tội phạm ít nghiêm trọng còn khoản 2 là tội phạm nghiêm trọng.

Chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi. Nếu người phạm tội thực hiện tội phạm này trong trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc năng lực trách nhiệm hình sự bị hạn chế thì được loại trừ trách nhiệm hình sự theo Điều 21 Bộ luật Hình sự nhưng vẫn phải chịu các biện pháp tư pháp khác quy định tại Chương VII Bộ luật Hình sự.

Chủ thể của tội phạm này nếu thuộc trường hợp quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 166 Bộ luật Hình sự là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có chức vụ, quyền hạn nhất định mới có thể thực hiện được hành vi xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo. Họ có thể là người bị khiếu nại, tố cáo nhưng cũng có thể là người đứng đầu trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc những có liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo hoặc được người bị khiếu nại tố cáo nhờ giải quyết việc khiếu nại, tố cáo.

Tuy nhiên, đối với trường hợp phạm tội quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 2 của điều luật thì chủ thể của tội phạm không chỉ bao gồm người có chức vụ, quyền hạn mà có thể có cả người không có chức vụ, quyền hạn.

2.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo thực hiện hành vi của mình do cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Tội phạm được thực hiện với nhiều động cơ, mục đích khác nhau như: vì lợi ích vật chất, vì danh vọng, địa vị xã hội…

Mục đích của tội phạm là để cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo; hoặc cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.

3. HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI XÂM PHẠM QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Điều 166 Bộ luật Hình sự quy định 03 khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:

– Khung hình phạt phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người thực hiện một trong các hành vi:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.

– Khung hình phạt phạt tù từ 02 năm đến 07 năm  đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

a) Có tổ chức;

Cũng như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân có tổ chức là trường hợp có nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch kế hoạch để thực hiện hành vi xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.

Xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân có tổ chức là một hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia, trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu.

b) Trả thù người khiếu nại, tố cáo;

Trả thù người khiếu nại, tố cáo là hành vi của người vì bị khiếu nại, tố cáo hoặc tuy không bị khiếu nại tố cáo nhưng có liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo hoặc có liên quan đến người bị khiếu nại, tố cáo đã có hành vi gây thiệt hại cho người đã khiếu nại, tố cáo mình hoặc người mà mình quan tâm.

Thủ đoạn trả thù rất đa dạng, tinh vi có thể trả thù ngay hoặc chờ cơ hội sẽ trả thù. Hành vi trả thù này đã gây thiệt hại về vật chất, thể chất, tinh thần hoặc những quyền lợi khác đối với người đã có đơn khiếu nại, tố cáo như sa thải khỏi cơ quan, không cho lên lương, hạ chức vụ, điều chuyển đi làm những nhiệm vụ trái chuyên môn…

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

Đây là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ quyền hạn mà mình có để dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo.

d) Dẫn đến biểu tình;

Đây là trường hợp người phạm tội xâm phạm đến quyền khiếu nại, tố cáo của một hoặc một vài cá nhân nhưng gây bức xúc cho người khác gây nên tình trạng biểu tình.

đ) Làm người khiếu nại, tố cáo tự sát.

Đây là trường hợp vì bị cản trở việc khiếu nại, tố cáo hoặc bị cản trở việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người bị khiếu nại, tố cáo khiến cho người khiếu nại, tố cáo uất ức, không còn mong muốn sống tiếp nên đã tự tử. Giữa hành vi xâm hại đến quyền khiếu nại, tố cáo và hành vi tự tử của người khiếu nại, tố cáo phải là mối quan hệ nhân quả.

– Khung hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề Tội xâm phạm quyền khiếu nại tố cáo, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

>> Xem thêm: Ly hôn muốn thay đổi họ cho con thì phải làm thế nào – Luật 24h

>> Xem thêm: Cách tính án phí trong vụ án ly hôn mới nhất năm 2020? – Luật 24h

>> Xem thêm: Đơn xin xác nhận nơi cư trú để xin ly hôn – Luật 24h

>> Xem thêm: Bản tự khai trong vụ án ly hôn – Luật 24H

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Người yêu làm cho có thai nhưng không nhận trách nhiệm có thể kiện...

Người yêu làm cho có thai nhưng không nhận trách nhiệm có thể kiện được không theo quy ...

Xem thêm

Tội mua bán người và những vấn đề cần lưu ý

Tội mua bán người và những vấn đề cần lưu ý theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư...

Xem thêm

Đánh ghen hội đồng thì bị xử lý như thế nào?

Đánh ghen hội đồng thì bị xử lý như thế nào? Đánh ghen hội đồng thì bị xử lý như thế nà...

Xem thêm

Dùng axit tạt nhầm người khác có bị khởi tố hình sự không?

Dùng axit tạt nhầm người khác có bị khởi tố hình sự không?, luật 24H cam kết tư vấn 24/...

Xem thêm

Trách nhiệm dân sự và hình sự khi va chạm giao thông

Trách nhiệm dân sự và hình sự khi va chạm giao thông Trách nhiệm dân sự và hình sự khi ...

Xem thêm

Bạo lực tình dục trong quan hệ vợ chồng?

Bạo lực tình dục trong quan hệ vợ chồng? luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin ch...

Xem thêm

Xử lý hành vi nhận hối lộ theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015

Xử lý hành vi nhận hối lộ theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 Pháp luật quy định như thế...

Xem thêm

Lừa đảo bị xử lý thế nào? Tội lừa đảo theo quy định mới nhất?

Lừa đảo bị xử lý thế nào? Tội lừa đảo theo quy định mới nhất? Pháp luật quy định như th...

Xem thêm

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác phải chịu hình phạt thế ...

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác phải chịu hình phạt thế nào? Lừa đảo chiếm đo...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574