Tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định của pháp luật hình sự ? – Luật 24H
Tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định của pháp luật hình sự? – Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chính xác nhất, giá rẻ nhất, hỗ trợ nhanh chóng nhất, bảo vệ quyền lợi của khách hàng tốt nhất.
Ngày nay với thời đại công nghệ, mạng xã hội ngày càng phát triển thì việc giao tiếp giữa con người với nhau càng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, đi cùng với công nghệ phát triển thì có thêm phương tiện để xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhau. Vậy, như thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm? hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm bị xử lý như thế nào? Luật sư Luật 24H của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi như sau:
Căn cứ pháp lý.
Bộ luật Hình sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung 2017)
Giải quyết vấn đề.
1. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
Hiện tại bộ Luật Hình sự 2015 chưa có quy định về tội Xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác. Tuy nhiên, khi nhận thấy có hành vi trên thì chúng ta có thể khởi kiện xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác để các cơ quan chức năng xử lý hành vi đó theo đúng quy định của pháp luật.
Như đã đề cập ở trên, hiện tại BLHS 2015 chưa có quy định một tội riêng đối với hành vi Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Hành vi này là một trong những hành vi cấu thành tội Làm nhục người khác quy định tại Điều 155 BLHS 2015.
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Luật sư tư vấn hình sự, gọi: 19006574
>>Xem thêm: Hành vi lừa đảo tài sản qua mạng bị xử lý thế nào – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mới nhất – Hãng luật 24H
Xem thêm: Con có được mời luật sư tham gia bào chữa cho bố, mẹ không – Luật 24h
Xem thêm: Tung tin sai về Covid-19 sẽ bị xử lý như thế nào – Luật 24h
>>>Xem thêm: Khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án mà bị đơn không có mặt tại địa phương thì phải làm thế nào?
2.Các yếu tố cấu thành tội này.
Mặt khách quan: Thể hiện qua các hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác dưới các hình thức sau đây:
– Thể hiện bằng lời nói: Bao gồm sỉ nhục, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu, lăng mạ, lột quần áo giữa đám đông… nhằm vào nhân cách danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã trước người khác.
– Thể hiện bằng việc làm: gồm có những hành vi bỉ ổi (có hoặc không kèm lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu rếu. Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình.
Tất cả những hành vi, thủ đoạn trên chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác.
Người bị hại phải là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự nhưng thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng là một vấn đề khá phức tạp. Bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau nhưng có người bị thấy nhục hoặc rất nhục nhưng có người lại thấy bình thường.
Về phía người phạm tội cũng có nhận thức tương tự, họ cho rằng với hành vi như thế thì người bị làm nhục sẽ nhục hoặc rất nhục nhưng người bị hại lại thấy chưa bị nhục. Nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì cũng chưa thể xác định một cách chính xác mà phải kết hợp với các yếu tố như trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình…
Khách thể : Xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Chủ thể: Bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
Những hành vi này xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm của người khác. Hành vi phạm tội được thực hiện ở nơi có đông người, trực tiếp và một cách công khai.
Hành vi nêu trên cấu thành tội Làm nhục người khác tại Điều 155 BLHS 2015 khi hành vi đó mang tính chất nghiêm trọng, gây hậu quả xấu đến thanh danh, uy tín của người bị hại thậm chí gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc nạn nhân có thể nghĩ quẩn mà tự sát.
Đối với những trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật về tội Làm nhục người khác tại Điều 155 BLHS 2015.
3. Khung Hình phạt đối với tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
Căn cứ theo Điều 155 BLHS 2015 tội làm nhục người khác được chia thành 3 khung hình phạt chính như sau:
Khung 1: Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, trong trường hợp: Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Khung này là khung hình phạt nhẹ nhất trong các khung hình phạt tùy theo tính chất mức độ của hành vi cũng như tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, có thể được hưởng mức thấp nhất
Khung 2: Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm trong trường hợp như sau:
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Đối với 02 người trở lên;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
– Đối với người đang thi hành công vụ;
– Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
– Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
Do đây có tình tiết định khung tăng nặng nên mức hình phạt so với khung một thì mức án có thể cao hơn
Khung 3: Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm, trong trường hợp:
– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
– Làm nạn nhân tự sát.
Ngoài việc phải chịu một trong số hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn phải chịu hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Đối với những hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác mà hậu quả gây ra ít nghiêm trọng, người có hành vi trên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Vi phạm quy định về trật tự công cộng.
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
Luật sư tư vấn hình sự, gọi: 19006574
>>Xem thêm: Mua bán ma túy khối lượng bao nhiêu thì bị khởi tố hình sự – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Căn cứ ly hôn khi chồng ngoại tình – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Khi nào chỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại theo quy định luật – Luật 24h
Trên đây là một số thông tin chúng tôi đưa ra, quý vị tham khảo về câu hỏi “Tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định của pháp luật hình sự ?“. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ đến Luật 24h hoặc gọi đến Hotline luật sư: 19006574 chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề của quý khách hàng.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
-Tư vấn về tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
-Tư vấn xử lý về tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
-Dịch vụ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo….
Xem thêm: Con có được mời luật sư tham gia bào chữa cho bố, mẹ không – Luật 24h
Xem thêm: Tung tin sai về Covid-19 sẽ bị xử lý như thế nào – Luật 24h
>>>Xem thêm: Khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án mà bị đơn không có mặt tại địa phương thì phải làm thế nào?
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"