Trách nhiệm của người sử dụng lao động về vấn đề việc làm đối với người khuyết tật
Trách nhiệm của người sử dụng lao động về vấn đề việc làm đối với người khuyết tật theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý
Luật Người khuyết tật 2010
Giải quyết vấn đề
1.Vị trí, vai trò của người sử dụng lao động đối với việc làm của người khuyết tật
Trách nhiệm của người sử dụng lao động: Người khuyết tật là đối tượng lao động đặc thù nên các quan tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân càng cần phải có sự quan tâm đặc biệt tới các đối tượng này nhằm đảm bào cho họ được bình đẳng như những người lao động bình thường khác, tránh sự phân biệt đối xử.
Trong việc tuyển dụng Luật người khuyết tật quy định các Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.
Do có khiếm khuyết về bộ phận trên cơ thể nên người sử dụng lao động thường không thích sử dụng lao động là người khuyết tật vì sợ năng suất lao động không cao. Hơn nữa trong một số trường hợp người sử dụng lao động còn phải đầu tư cơ sở vật chất cũng như điều kiện lao động cho người khuyết tật tốn kém hơn những người lao động bình thường. Do đó việc quy định rõ trong pháp luật trách nhiệm của các cơ quan tổ chức doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội việc làm của người khuyết tật sẽ góp phần hạn chế tình trạng này.
Trong việc sắp xếp, bố trí công việc, môi trường làm việc, điều kiện làm việc: Không chỉ bảo đảm quyền việc làm cho người khuyết tật trong việc tuyển dụng (thiết lập quan hệ việc làm) pháp luật còn có những quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật trong quá trình thực hiện quan hệ lao động”.
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật”. Môi trường làm việc phù hợp ở đây được hiểu là bất kì thay đổi nào trong môi trường làm việc hoặc thay đổi trong cách thức làm việc nhằm giúp người khuyết tật được hưởng cơ hội việc làm bình đẳng.
Có ba hình thức tạo môi trường làm việc phù hợp: cải tiến quá trình xin việc, thay đổi môi trường làm việc hay cách thức làm việc, tạo điều kiện cho người lao động khuyết tật hưởng một cách công bằng các phúc lợi và quyền lợi do công việc đem lại. Ví dụ: người khuyết tật thuộc diện khuyết tật vận động thì phải có bàn ghế làm việc phù hợp thì họ mới có khả năng hoàn thành công việc được giao.
2.Vị trí, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc làm của người khuyết tật
Để khuyến khích các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhận người khuyết tật, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các cơ sở này, điều 34 Luật người khuyết tật quy định, cụ thể: Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp. Các mức hưởng cụ thể được quy định tại khoản 1 điều 9 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.
Ngoài ra các Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm việc ổn định được hưởng chính sách quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP như sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định mức kinh phí hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc cho cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật.
Ngoài ra trước đây pháp luật về người khuyết tật còn quy định các doanh nghiệp còn có trách nhiệm nhận tỷ lệ lao động là người khuyết tật năm 2010 đối với một số nghề và công việc theo quy định của Chính phủ (khoản 3 điều 125 Bộ Luật Lao động sửa đổi, bổ sung 2006). Cụ thể các doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất điện năng, luyện ki, hoá chất ,địa chất, đo đạc bản đồ, dầu khí, khai thác mỏ, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản, vận tải phải nhận 2% lao động là người khuyết tật, các doanh nghiệp thuộc các ngành còn lại là 3%. nếu trong trường hợp doanh nghiệp không nhận hoặc nhận ít hơn tỉ lệ quy định thì phải góp một khoản tiền vào Quỹ việc làm để góp phần giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Đây được xem như chế tài áp dụng đối với các doanh nghiệp vi phạm.
3.Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong giải quyết việc làm đối với người khuyết tật
Việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động nói chung và người khuyết tật nói riêng bởi nó giúp họ có được thu nhập, ổn định đời sống. Người khuyết tật là bộ phận cấu thành của xã hội, ở Việt Nam người khuyết tật chiếm tỉ lệ tương đối lớn 6,34% dân số với khoảng 5.3 triệu người , trong thời gian tới số lượng người khuyết tật chưa giảm do tác động của ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của chất độc hoá học trong chiến tranh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, vì vậy người khuyết tật cũng là một lực lượng lao động của xã hội, là nguồn nhân lực của đất nước.
Giải quyết việc làm cho người khuyết tật không chỉ góp phần giải phóng và phát huy nguồn nhân lực cho xã hội mà còn đem lại sự phát triển kinh tế cho đất nước đây không chỉ là trách nhiệm của riêng Nhà nước mà đó còn là trách nhiệm của cả cộng đồng xã hội.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Trách nhiệm của người sử dụng lao động về vấn đề việc làm đối với người khuyết tật bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Trách nhiệm của người sử dụng lao động về vấn đề việc làm đối với người khuyết tật
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"