Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm
Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Giải quyết vấn đề
Tranh luận tại phiên tòa là hoạt động trung tâm của phiên tòa, bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước tòa án. Do đó, Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định mở rộng quyền tranh luận của đương sự, đề cao vai trò chủ động của đương sự trong việc tranh luận ở tại phiên tòa.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã dành riêng một mục với 4 điều luật, từ Điều 232 đến Điều 235 quy định về hoạt động tranh luận tại phiên tòa. Điều đó thể hiện tầm quan trọng của hoạt động tranh luận trong việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án và xu hướng đổi mới hoạt động tư pháp ở nước ta. Các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về tranh luận tại phiên tòa phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp được nêu trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị.
1. Những người tham gia tranh luận
Căn cứ vào Điều 260 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, những người tham gia ttanh luận gồm có: đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 chỉ quy định thành phần tham gia tranh luận tại phiên tòa với đối tượng như ttên là do đặc trưng của tố tụng dân sự. Trong tố tụng dân sự, quyền và lợi ích của đương sự do đương sự định đoạt và quyết định. Tòa án có trách nhiệm tôn trọng và hướng dẫn họ định đoạt, quyết định không trái với quy định của pháp luật. Vì vậy, các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đều coi đương sự, người đại diện hay người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ là những người có vai trò tích cực, chủ động và quyêt định trong việc giải quyết vụ án.
2. Nội dung tranh luận
Tranh luận tại phiên tòa, thể hiện tính chất dân chủ, công khai, minh bạch của hoạt động xét xử. Các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về tranh luận là tạo điều kiện tối đa để các bên đương sự sử dụng các phương pháp chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đổi mới hoạt động tư pháp, trong đó có việc mở rộng tranh tụng, tăng cường khả năng tranh luận dân chủ giữa các đương sự và những người thay mặt họ là đòi hỏi khách quan hiện nay. Nhưng để tránh phiên tòa đi chệch hướng, sa đà vào những tình tiết không cơ bản của vụ án, pháp luật quy định các bên khi tham gia tranh luận cần tập trung vào hai nội dung quan trọng sau đây:
Một là phân tích, đánh giá chứng cứ, tranh luận bảo vệ lí lẽ của mình, trong đó có quyền đưa ra các chửng cứ để bác bỏ lí lẽ của phía bên kia và chỉ rõ việc áp dụng quy phạm pháp luật nội dung nào để giải quyết vụ án.
Hai là trong khi phát biểu tranh luận đánh giá về vụ án, các bên tham gia tố tụng đề xuất quan điểm của mình về hướng giải quyết vụ án ưên cơ sở các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được các bên thảo luận, xem xét, xác minh và thừa nhận tại phiên tòa.
3. Căn cứ tranh luận
Pháp luật tố tụng dân sự quy định thủ tục tranh luận tại phiên tòa là nhằm tạo điều kiện tối đa về thời cơ để các bên đương sự tự chứng minh cho các yêu cầu của họ bằng các chứng cứ lí lẽ mà họ phân tích, đánh giá công khai ngay tại phiên tòa. Vai ưò chủ động của cá nhân đương sự và người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự trong tranh luận được xem là yếu tố quyết định trong việc chứng minh, tự chứng minh cho các yêu cầu kiện tụng mà họ đã nêu ra và họ cho rằng yêu cầủ, lí lẽ đó là đúng đắn. Vì vậy, Điều 261 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định căn cứ phát biểu khi tranh luận và đổi đáp như sau:
Một là khi phát biểu đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải cắn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa cũng như kết quả việc hỏi tại phiên tòa.
Hai là khi tham gia tranh luận, các bên đương sự và những người tham gia tố tụng khác không được dựa vào suy đoán cảm tính để tranh luận mà phải theo nguyên lí “nói có sách, mách có chứng”.
4. Trình tự tranh luận
Mục đích của tranh luận là để làm rõ thêm các tình tiết, sự kiện của vụ án. Trong phần tranh luận, hội đồng xét xử lắng nghe những người tham gia tố tụng tranh luận về các chứng cứ, tài liệu của vụ án đồng thời dựa vào pháp luật đề xuất với hội đồng xét xử hướng giải quyết vụ án để bảo vệ cho yêu cầu và quyền lợi của họ. Để đề cao vai trò của đương sự và người bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của họ trong tranh luận, bảo đảm quá trình ttanh luận đạt kết quà, tránh việc tranh luận trở thành một cuộc cãi vã giữa các bên, Điều 260 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định trình tự phặt biểu khi ưanh luận như sau:
Thứ nhất, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn phát biểu trước. Nguyên đơn bổ sung ý kiến. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện cơ quan, tổ chức trình bày ý kiến. Người có quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ có quyền bổ sung ý kiến.
Thứ hai, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn phát biểu. Bị đơn có quyền bổ sung ý kiến.
Thứ ba, người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phát biểu. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến.
Thứ tư, trong trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ tự mình phát biểu khi tranh luận theo thứ tự nguyên đơn phát biểu trước, sau đó đến bị đơn, rồi mới đến người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
Nếu vắng mặt một trong các đương sự và người tham gia tố tụng khác thì chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của họ để các đương sự có mặt tại phiên tòa tranh luận và đối đáp.
Thời gian tranh luận tại phiên tòa dài hay ngắn là do tính chất phức tạp của từng vụ án chứ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 không quy định cụ thể. Nhưng để cho đương sự và người đại diện của họ có thể thực hiện được việc tranh luận bảo vệ quyền và lợi hợp pháp của mình, Điều 233 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau:
Một là thời gian tranh luận cũng như số lần phát biểu ý kiến về một vấn đề không bị hạn chế. Chủ toạ phiên tòa phải tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến. Chủ tọa phiên tòa chỉ có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án.
Hai là trong quá trình tranh luận, người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác khi có những đỉểm khác nhau.
5. Phát biểu của kiểm sát viên
Khác với phiên tòa hình sự, đại diện viện kiểm sát giữ quyền công tố, cho nên trong phần tranh luận, kiểm sát viên là người trình bày cáo trạng đầu tiên, sau đó mới đến lượt phát biểu tranh luận của những người tham gia tố tụng khác. Trong, phiên tòa xét xử vụ án dân sự, đương sự, người đại của đương sự và người bào vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự có toàn quyền trong việc quyết định bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015,đại diện viện kiểm sát khồng nhất thiết phải tham gia tất cả các phiên tòa dân sự. Đối với những vụ án dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định phải có sự tham gia của kiểm sát viên thì trình tự phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa như sau:
Thứ nhất, sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của thẩm phán, hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng kể từ khi tòa án thụ lí vụ án cho đến trước thời điểm hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiên về việc giải quyết vụ án. Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho tòa án để lưu hồ sơ vụ án (Điều 262 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).
Thứ hai, sau khi kiểm sát viên phát biểu xong, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần tranh luận, hội đồng xét xử tiến hành nghị án (Điều 264 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).
6. Trở lại việc hỏi
Tòa án chỉ có thể quyết định giải quyết được vụ án dân sự khi các tình tiết, sự kiện của vụ án đã được làm sáng tỏ. Vì vậy, Điều 262, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định, qua tranh luận nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi; sau khi hỏi xong phải tiếp tục tranh luận.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến điều kiện để mua nhà ở xã hội Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"