Trình tự thủ tục đăng ký sáng chế theo quy định mới nhất – LUẬT 24H
Mô tả: Trình tự thủ tục đăng ký sáng chế theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo về quyền lợi cho khách hàng tốt nhất.
Trong bối cảnh kinh doanh thương mại ngày càng phát triển như hiện nay thì việc các công ty, doanh nghiệp ngày càng chú trọng quan tâm vào vấn đề đăng kí sáng chế.Tuy nhiên, vấn đề đăng kí sáng chế đang gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp, vì các quy định của pháp luật khá rộng, thủ tục đăng kí sáng chế còn gặp nhiều khó khăn và phức tạp.
Tại sao vấn đề đăng kí sáng chế lại được quan tâm mạnh mẽ đến vậy? Trình tự thủ tục đăng kí sáng chế như thế nào? Các Luật sư của Luật 24h sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề trên.
1. Cơ sở pháp lý
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2009 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ;
– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
– Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu,chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
2.Giải quyết vấn đề
2.1. Đăng kí sáng chế là gì?
Sáng chế được quy định tại Khoản 12 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH như sau:
“Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”
Sáng chế là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Chủ sở hữu sau khi đăng kí sáng chế và được cấp giấy chứng nhận đăng kí sẽ được pháp luật bảo hộ nếu có bất kì sự xâm phạm nào từ chủ thể thứ ba.
Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật do con người tạo ra nhờ lao động trí óc và sáng tạo để phục vụ cho đời sống. Để tạo ra được một sáng chế, tác giả sẽ phải là người có trình độ chuyên môn, có sự đầu tư về thời gian và công sức để nghiên cứu. Do đó, để khẳng định sự độc quyền sở hữu sáng chế, khách hàng nên tiến hành thủ tục đăng kí sáng chế sau khi sáng tạo ra nó.
Đăng kí sáng chế là việc chủ sở hữu tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp của sáng chế thông qua việc tiến hành thủ tục đăng kí sáng chế tại cơ quan chức năng bao gồm các bước như chuẩn bị hồ sơ, theo dõi hồ sơ và nhận văn bằng bảo hộ sáng chế.
Ngoài ra, việc đăng ký bằng sáng chế còn mang lại những lợi ích như: Đem lại lợi ích về vật chất cho chủ sở hữu; nếu có hành vi xâm phạm bởi bên thứ ba sẽ được pháp luật bảo hộ; được sử dụng độc quyền sáng chế trong thời gian 20 năm, trong trường hợp không có nhu cầu phát triển sáng chế; chủ sở hữu còn có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba để lấy chi phí.
Luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ, gọi 1900 6574
>>Xem thêm: Đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định hiện hành – Hãng luật 24H
2.2. Quyền đăng kí sáng chế
Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
– Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
– Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định sau: Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.
– Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
– Người có quyền đăng ký theo quy định có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
2.3. Điều kiện để đăng kí sáng chế
Điều kiện để đăng kí sáng chế được quy định tại Điều 58 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH như sau:
“Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có tính mới;
+ Có trình độ sáng tạo;
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có tính mới;
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp”
Trong đó, chủ sở hữu cần chú ý đến “tính mới” của sáng chế, trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường hoặc trên các phương tiện thông tin thì chủ sở hữu phải đăng kí sáng chế để đảm bảo tính mới của sản phẩm và đáp ứng điều kiện bảo hộ, nếu không thì bị coi là không còn tính mới và không thể đăng kí được.
2.4. Thành phần hồ sơ
+ Hồ sơ đăng kí sáng chế bao gồm:
+ Tờ khai đăng kí sáng chế – 02 bản;
+ Bản mô tả sáng chế – 02 bản, gồm cả hình vẽ (nếu có);
+ Yêu cầu bảo hộ sáng chế – 02 bản;
+ Các tài liệu liên quan (nếu có);
+ Chứng từ đã nộp phí, lệ phí.
2.5. Thủ tục đăng kí sáng chế
Đăng kí tính sáng chế theo các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ thể muốn đăng kí sáng chế có thể nộp hồ sơ thông qua hai cách:
+ Gửi qua đường bưu điện;
+ Nộp đơn trực tiếp tới Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở tại Hà Nội và hai văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ.
Từ việc thẩm định hồ sơ sẽ ra quyết định:
+ Nếu hồ sơ đã hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn đăng kí sáng chế của chủ thể đã nộp đơn;
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
Bước 3: Thẩm định nội dung hồ sơ
Đối với những hồ sơ đã được chấp nhận, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp tục thẩm định nội dung hồ sơ bằng việc đánh giá theo các điều kiện bảo hộ gồm có:
+ Tính mới của đối tượng;
+ Tính sáng tạo;
+ Khả năng áp dụng công nghiệp của đối tượng xin được bảo hộ.
Qua đó, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xác định được phạm vi bảo hộ tương ứng. Sau đó, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra hai kết quả như sau:
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đăng kí đã đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ và đã thực hiện việc nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bản bảo hộ và được ghi nhận vào sổ đăng kí quốc gia về sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu trí tuệ.
Thời hạn giải quyết:
+ Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ đăng kí sáng chế;
+ Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên hoặc tháng thứ 2 từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung;
+ Thẩm định nội dung: 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố.
+ Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức hoặc cá nhân có sáng chế muốn đăng kí bảo hộ;
+ Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.
+ Kết quả thực hiện thủ tục hành chính;
+ Quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích (đối với hồ sơ nhận được quyết định cấp bằng bảo hộ).
Lệ phí
– Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng.
– Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng.
– Phí thẩm định nội dung: 420.000 đồng.
– Phí tra cứu: 120.000 đồng.
– Lệ phí cấp bằng: 120.000 đồng.
– Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng.
Trên đây là nội dung về thủ tục đăng kí sáng chế mà chúng tôi cung cấp, nếu có điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ, gọi 19006574
>>Xem thêm: Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể mới nhất – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất – Hãng luật 24H
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến thủ tục đăng kí sáng chế, bao gồm:
– Tư vấn các vấn đề liên quan đến thủ tục đăng kí sáng chế;
– Soạn thảo bộ hồ sơ đăng kí sáng chế;
– Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng;
– Tư vấn các thủ tục sau khi đăng kí sáng chế;
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H về thủ tục đăng kí sáng chế. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan về thủ tục đăng kí sáng chế. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ tư vấn hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Xem thêm: công ty luật 24H
>>Xem thêm: Tội cản trở giao thông trong luật hình sự theo quy định pháp luật – Luật 24h
>>Xem thêm: Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình – Luât 24h
>>>Xem thêm: Tòa án làm mất hồ sơ khởi kiện của người khởi kiện thì phải làm thế nào?
>>Xem thêm: Tội xâm phạm thư tín Xử lý hành vi xem trộm thư, tin nhắn facebook – Luật 24h
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"