Trường hợp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Trường hợp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Trường hợp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có xử lý như thế nào? Pháp luật quy định thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên, Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
1. Căn cứ pháp lý:
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;
Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình .
2. Giải quyết vấn đề:
2. 1. Khái niệm về tài sản do người khác phạm tội mà có:
Tài sản do người khác phạm tội mà có là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).
Tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản; bất động sản, động sản, hoa lợi, lợi tức, vật chính, vật phụ, vật chia được, vật không chia được, vật tiêu hao, vật không tiêu hao, vật cùng loại, vật đặc định, vật đồng bộ và quyền tài sản.
2.2 Xử lý trường hợp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có:
2.2.1 Trường hợp người tiêu thụ tài sản không biết tài sản đó do phạm tội mà có:
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 323, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có quy định “biết rõ là do người khác phạm tội mà có”. Như vậy,chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội này trong trường hợp biết rõ tài sản mà mình tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có. Trường hợp không biết được đó là tài sản do phạm tội có được thì việc tiêu thụ chỉ là 1 giao dịch dân sự thông thường, sau khi biết tài sản đó là tài sản phạm tội có được thì giao dịch dân sự này sẽ bị vô hiệu và các bên có nghĩa vụ trả lại cho nhau những gì đã nhận (Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015)
Căn cứ theo Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có ghi nhận trách nhiệm xác định sự thật của vụ án tại Điều 15 như sau:
“Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.”
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp người tiêu thụ tài sản không biết tài sản đó là do phạm tội mà có thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời khi có các căn cứ chứng minh thì người đó phải cung cấp cho cơ quan điều tra. Nếu không, việc điều tra, xác minh sẽ thuộc thẩm quyền của cơ quan điều tra, khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội theo nguyên tắc suy đoán vô tội.
2.2.2 Trường hợp người tiêu thụ tài sản biết rõ tài sản do phạm tội mà có:
Xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác như sau:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác; Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý; Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản; Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác; Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có; Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
– Hình thức xử phạt bổ sung:Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi: Trộm cắp tài sản; Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác; Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác; Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản; Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác; Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có; Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Căn cứ theo Điều 323, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có thì:
– Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
- Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:
- Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
- Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, trường hợp ngươi tiêu thụ tài sản biết đó là tài sản do phạm tội mà có thì sẽ bị xử phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến trường hợp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến trường hợp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có;
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến trường hợp tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"