Tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ pháp luật dân sự
Tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ pháp luật dân sự
Tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ pháp luật dân sự như thế nào? Pháp luật quy định thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
1. Căn cứ pháp lý:
Bộ luật dân sự 2015.
2. Giải quyết vấn đề:
2.1 Quy định về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự:
– Chủ thể là một cá nhân hoặc tổ chức tồn tại hữu hình và tham gia vào một quan hệ pháp luật, quan hệ xã hội đểphối hợp thực hiện một giao dịch, một quan hệ nào đó. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật dân sự.
Theo quy định tại Điều 1 Bộ luật Dân sự năm 2015 xác định hai loại chủ thể quan hệ dân sự là: cá nhân, pháp nhân. Bên cạnh đó, dựa trên mục tiêu kinh tế khi hoạt động, có tìm kiếm lợi nhuận hay không, Bộ luật dân sự 2015 chia pháp nhân thành hai loại là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại.Ngoài ra, Bộ luật dân sự 2015 còn xác định hộ gia đình và tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự.
– Tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia giao dịch dân sự được hiểu là năng lực chủ thể của cá nhân đó, tùy từng trường hợp mà Bộ luật dân sự 2015 sẽ có quy định về những cá nhân không được quyền tham gia giao dịch dân sự cụ thể. Năng lực chủ thể của cá nhân bao gồm năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (theo quy định tại Điều 19 Bộ luật dân sự năm 2015). Năng lực hành vi dân sự của cá nhân chỉ có được khi cá nhân đạt được độ tuổi nhất định và các yêu cầu về sức khỏe như sau:
– Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Theo quy định tại Điều 20 người thành niên (từu đủ 18 tuổi trở lên) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22 (người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi), điều 23 (người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do tình trạng thể chất hoặc tinh thần) và điều 24 (người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình) của Bộ luật này;
– Năng lực hành vi một phần: Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi:
- Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
– Không có năng lực hành vi dân sự : là người chưa đủ 6 tuổi theo quy định Điều 21, Bộ luật dân sự 2015.
– Mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định Điều 22 và Điều 23, Bộ luật dân sự 2015.
2.2.2 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân:
Năng lực pháp luật dân sự bao gồm các quyền như: Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản; Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản; Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Căn cứ theo điều 17 BLDS năm 2015 quy định nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, những quyền dân sự cụ thể của cá nhân được ghi nhận trong tất cả các phần của BLDS. Có thể chia quyền dân sự của cá nhân thành ba nhóm chính:
– Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. Đặc điểm quan trọng nhất ttong các quy định về quyền nhân thân trong BLDS năm 2015 là xác nhận lại các quyền nhân thân đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật trước đó (quyền đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền xác định lại giới tính, quyền hiến, nhận mô bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác…) và các quyền nhân thân lần đầu tiên được ghi nhận (quyền về đòi sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, chuyển đổi giới tính, quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình…). Ngoài ra, bảo vệ, tôn trọng quyền nhân thân còn được ghi nhận là một nguyên tắc quan trọng của BLDS.
– Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, quyền thừa kế. Cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 2013, BLDS năm 2015 quy định tài sản thuộc sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng và giá trị, bao gồm thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác. Cá nhân chỉ bị hạn chế quyền sở hữu đối với các tài sản mà pháp luật quy định không thuộc quyền sở hữu tư nhân. Công dân có quyền hưởng di sản thừa kể, để lại di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.
– Quyền tham gia vào quan hệ dân sự và có các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ đó: Tham gia vào các quan hệ dân sự thông qua các giao dịch dân sự (hành vi pháp lí đơn phương hoặc hợp đồng) là biện pháp quan trọng và thông dụng nhất làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự. Các quyền này được thể hiện trong các nguyên tắc của luật dân sự “tự do, tự nguyện cam kết” (Điều 3 BLDS) và được thể hiện cụ thể, chi tiết trong Phần thứ ba của BLDS. Ngoài ra, nghĩa vụ dân sự của các chủ thể còn phát sinh từ các căn cứ khác (bồi thường thiệt hại, thực hiện công việc không có uỷ quyền…).
Việc bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
– Theo quy định tại khoản 3, điều 16, Bộ luật dân sự 2015 thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Với quy định này, pháp luật thừa nhận năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính gắn liền với cá nhân suốt đời và không bị ảnh hưởng bởi trạng thái tinh thần, tuổi tác, hoàn cảnh, tài sản…
– Một trường hợp ngoại lệ được pháp luật quy định là: “Người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người đế lại di sản thừa kể chết” vẫn được hưởng di sản thừa kế của người chết để lại. Như vậy, thai nhi đã được bảo lưu quyền thừa kế nếu còn sống sau khi sinh ra.
Như vậy, Bộ luật dân sự 2015 đã quy định rõ về tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ pháp luật dân sự bao gồm: năng lực hành vi dân sự của cá nhân và năng lực pháp luật của cá nhân trong quan hệ pháp luật dân sự..
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến quy định về tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ pháp luật dân sự, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….;
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến tư cách chủ thể của cá nhân trong quan hệ pháp luật dân sự. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"