Tư vấn điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Tư vấn điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các luật sư của Luật 24h sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015
2. Giao dich dân sự là gì?
Giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể. Vì vậy, xác định điều kiện của một giao dịch dân sự có hiệu lực là thật sự cần thiết và quan trọng.
Các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự hiện được quy định tại Điều 117 BLDS 2015, cụ thể như sau:
“ Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội,
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp pháp luật có quy định.”.
3. Quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể. Vì vậy, xác định điều kiện của một giao dịch dân sự có hiệu lực là thật sự cần thiết và quan trọng. Một mặt để ngăn chặn hành vi lạm dụng quyền dân sự để xác lập các giao dịch trái pháp luật, vi phạm các điều cấm của pháp luật hoặc vi phạm đạo đức xã hội.
Mặt khác, được xác lập thỏa mãn các điều kiện pháp luật quy định nhằm tuân theo các quy định của pháp luật về giao dịch, cũng đồng thời bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể không bị xâm phạm.
Vì vậy phải thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định về năng lực chủ thể, bảo đảm quyền tự do định đoạt ý chí của chủ thể trong giao dịch, những mục đích và nội dung tham gia giao dịch của chủ thể không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Ngoài các điều kiện trên, hình thức của giao dịch do các bên thỏa thuận nếu pháp luật không quy định hình thức của giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch.
– Các điều kiện có hiệu của giao dịch theo quy định tại Điều 117 BLDS năm 2015 gồm:
+ Chủ thể của giao dịch là những người tham gia giao dịch là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác. Cá nhân tham gia giao dịch phải là người đã thành niên, người không bị mất năng lực hành vi dân sự, không phải là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, không phải là người bị hạn chế năng lực hành vi, thì có quyền xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quan hệ giao dịch do mình xác lập. Những giao dịch dân sự do những người này xác lập, có hiệu lực pháp luật.
Những cá nhân chưa thành niên, cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, cá nhân có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý (khoản 1 Điều 125 BLDS).
Theo quy định tại khoản 2 Điều 125, thì giao dịch do những người nói trên xác lập, thực hiện không bị vô hiệu trong trường hợp sau:
(i) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
(ii) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
(iii) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.
Quy định về điều kiện của chủ thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự theo điểm a khoản 1 Điều 117, có những trường hợp cá biệt theo quy định tại khoản 2 Điều 125 BLDS thì giao dịch không bị xác định vô hiệu. Quy định về điều kiện của chủ thể xác lập và thực hiện giao dịch trong những trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 125 là một quy định mới so với quy định về điều kiện của chủ thể trong giao dịch dân sự trong BLDS năm 2005. Tuy nhiên, cần phải làm rõ một số vấn đề liên quan đến quy định mới này.
Dựa vào thực tế của đời sống và quan hệ xã hội, chủ thể tham gia giao dịch dân sự chưa đủ sáu tuổi và cá nhân mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết hàng ngày của người đó thì giao dịch có hiệu lực pháp luật. Việc xác định nhu cầu cần thiết của cá nhân dưới 6 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự tham gia giao dịch dân sự để đáp ứng nhu cầu đó là thật sự cần thiết.
Những nhu cầu cần thiết phù hợp với nhận thức của những cá nhân này là vui chơi, rèn luyện sức khỏe, thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt tinh thần trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, biểu diễn; nhu cầu về ẩm thực, nước giải khát, nhu cầu về văn hóa phẩm,… thì những giao dịch mà cá nhân dưới sáu tuổi và cá nhân mất năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện vẫn có hiệu lực và người đại diện cho họ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ những giao dịch do họ xác lập. Quy định này là phù hợp với thực tế đời sống, loại bỏ được những quan niệm máy móc liên quan đến chủ thể của giao dịch dân sự.
– Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ.
Quy định này nhằm bảo vệ quyền của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi tham gia giao dịch với chủ thể khác mà chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho họ thì giao dịch có hiệu lực. Đây là một quy định mang tính cải cách tư duy và quan điểm lập pháp ở Việt Nam trong BLDS năm 2015.
Thực tế đã cho thấy, trong nhiều năm qua, người ta quá quan tâm đến từ cách chủ thể trong giao dịch là người tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự, thì giao dịch đó mới có hiệu lực.
Quy định cứng như vậy, dự liệu những quan hệ khách quan phát sinh trên thực tế của đời sống xã hội, mà máy móc xác định giao dịch vô hiệu là không thực tế, không phù hợp với các quan hệ xã hội đa dạng và phong phú, mang tính nhân văn sâu sắc.
Ví dụ: Người đã trưởng thành tặng cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi một bất động sản hoặc động sản có giá trị lớn, mà pháp luật có quy định động sản đó phải đăng ký quyền sở hữu, thì giao dịch này không thể tuyên vô hiệu, vì những người chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự được tặng cho tài sản (mà không có đền bù) thì không thể xác định giao dịch vô hiệu. Nguyên tắc này đã được quy định và áp dụng trong pháp luật tư pháp La Mã cổ đại cách ngày nay hàng ngàn năm.
Tuy nhiên, cần phân biệt quy định này với quy định tại khoản 2 Điều 22 đối với người mất năng lực hành vi dân sự: “Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”. Quy định tại khoản 2 Điều 22 là quy định chung cho các loại giao dịch mà cá nhân người bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện theo pháp luật của người này xác lập, thực hiện.
Nhưng quy định tại khoản 2 Điều 125 BLDS là quy định đặc thù, nhằm điều chỉnh quan hệ giao dịch chỉ mang lại lợi ích hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch đối với họ.
Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự. Đây là một quy định mang tính giải pháp đối với chủ thể trong quan hệ giao dịch dân sự, mà pháp luật quy định người tham gia giao dịch phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, những cá nhân chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự vẫn xác lập giao dịch này, nhưng khi người này thành niên, vẫn thừa nhận giao dịch mà mình đã xác lập khi chưa thành niên thì giao dịch này vẫn có hiệu lực.
+ Về ý chí của chủ thể giao dịch: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 117 thì: “Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện”.
Quan hệ giao dịch là quan hệ pháp luật dân sự, do vậy chủ thể của giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện. Sự tự nguyện của chủ thể tham gia giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Tự nguyện là tự do định đoạt ý chí, không bị ép buộc, dọa nạt, lừa dối và không bị người khác áp đặt ý chí. Chủ thể tham gia giao dịch tự mình lựa chọn chủ thể tham gia, lựa chọn đối tượng của giao dịch, lựa chọn giá cả, thời hạn, địa điểm và các sự lựa chọn khác trong việc xác lập giao dịch dân sự. Mọi hành vi áp đặt ý chí đối với chủ thể tham gia giao dịch dân sự đều là nguyên nhân dẫn đến giao dịch dân sự có thể bị tuyên vô hiệu. Tron
+ Một trong các điều kiện của giao dịch là mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
+ Về hình thức của giao dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 117: “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.
Đối với quan hệ dân sự nói chung và quan hệ giao dịch nói riêng, quan trọng nhất là ý chí của chủ thể vào thời điểm xác lập giao dịch có tự nguyện hay không tự nguyện, chủ thể có đáp ứng được yêu cầu về chủ thể trong từng loại giao dịch hay không và nội dung của giao dịch do các bên thỏa thuận có vi phạm các điều cấm của pháp luật không? Những điều kiện về chủ thể, về ý chí của chủ thể về mục đích và nội dung của giao dịch có vi phạm các điều cấm hay vi phạm đạo đức xã hội không, điều đó cần xác định để xác định một giao dịch có hiệu lực hay không có hiệu lực pháp luật.
Khoản 2 Điều 117 BLDS quy định về hình thức của giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Quy định này đã cởi mở và tạo điều kiện thuận lợi cho các bên chủ thể tham gia giao dịch thực hiện đầy đủ các quyền dân sự của mình. Ở Việt Nam, có tính hệ thống trong việc xác định các giao dịch là phải có chứng thực của cơ quan hành chính hoặc chứng nhận của công chứng.
Trên thực tế, có những quan hệ giao dịch hoàn toàn phản ánh trung thực và khách quan ý chí tự nguyện của các bên, nhưng các bên lại không tuân thủ các hình thức nào đó theo tiền lệ mà giao dịch bị tuyên vô hiệu. Quy định về hình thức của giao dịch dân sự không rõ ràng, là cơ hội cho những chủ thể không trung thực lạm dụng để huỷ một giao dịch bất lợi cho mình hoặc dựa vào đó để mang lại những lợi ích vật chất có lợi cho mình mà gây thiệt hại cho người khác. Vì vậy, khoản 2 Điều 117 BLDS là một quy định không cứng nhắc và không coi là điều kiện bắt buộc để giao dịch dân sự có hiệu lực.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H. về Tư vấn điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề nêu trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"