Vai trò của Tòa án trong hoạt động thi hành án dân sự
Vai trò của Tòa án trong hoạt động thi hành án dân sự
Vai trò của Tòa án trong hoạt động thi hành án dân sự như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
1. Cơ sở pháp lý:
Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đỏi, bổ sung năm 2014.
2. Giải quyết vấn đề
2.1 Khái niệm thi hành án dân sự:
Thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nói riêng. Hoạt động Thi hành án dân sự là hoạt động cuối cùng bảo đảm cho bản án, quyết định của Toà án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và nhà nước góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội; tăng cường hiệu lực hiệu quả của bộ máy nhà nước. Quyết định, bản án của toà án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hành trong thực tế.
Thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng dân sự, bảo đảm cho bản án, quyết định của tòa án được chấp hành nghiêm. Hiệu quả thi hành án là một trong những yếu tố quan trọng để đo lường tính hiệu quả của hoạt động tư pháp.
>>Xem thêm: Tội cản trở giao thông trong luật hình sự theo quy định pháp luật – Luật 24h
>>Xem thêm: Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình – Luât 24h
>>>Xem thêm: Tòa án làm mất hồ sơ khởi kiện của người khởi kiện thì phải làm thế nào?
>>Xem thêm: Tội xâm phạm thư tín Xử lý hành vi xem trộm thư, tin nhắn facebook – Luật 24h
2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án dân sự:
Căn cứ theo quy định tại Điều 170, Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án dân sự như sau:
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao:
- Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc ban hành văn bản pháp luật về thi hành án dân sự;
- Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự báo cáo kết quả thi hành bản án, quyết định trong trường hợp cần thiết;
- Giải quyết yêu cầu, kiến nghị và chỉ đạo Tòa án các cấp giải quyết yêu cầu, kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo Tòa án các cấp phối hợp với các cơ quan liên quan trong thi hành án dân sự;
- Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổng kết công tác thi hành án dân sự.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương:
- Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự báo cáo kết quả thi hành bản án, quyết định trong trường hợp cần thiết;
- Trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị;
- Xem xét theo thủ tục tái thẩm quyết định miễn, giảm thi hành án theo quy định của pháp luật.
– Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương:
- Chuyển giao bản án, quyết định, tài liệu và vật chứng có liên quan cho cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của Luật này;
- Xem xét, quyết định việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; giải quyết kháng nghị về quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước theo quy định của Luật này;
- Thụ lý và kịp thời giải quyết yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự, đương sự về việc xác định quyền sở hữu, phân chia tài sản hoặc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng tài sản; hủy giấy tờ, giao dịch phát sinh trong quá trình thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án;
- Giải quyết kiến nghị, yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự và theo dõi kết quả xử lý sau khi Tòa án trả lời.
– Khi xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định đã bị hủy một phần hoặc toàn bộ theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, Tòa án phải giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ đã được thi hành theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị hủy.
2.3 Vai trò của Tòa án trong hoạt động thi hành án dân sự:
Theo qui định của pháp luật, nhiệm vụ chính của Ngành Tòa án là xét xử các vụ án, đảm bảo xét xử chính xác, công minh, đúng pháp luật. Có như vậy, phán quyết của Tòa án mọi người mới đồng ý, các đương sự nghiêm chỉnh chấp hành bản án, quyết định của Tòa án. Tạo thuận lợi cho công tác thi hành án nói chung, công tác thi hành án dân sự nói riêng, không ngừng nâng cao hiệu quả. Chính vì vậy, vai trò của Tòa án trong công tác thi hành án dân sự như sau:
– Bảo đảm bản án, quyết định đã tuyên chính xác, rõ ràng, cụ thể, phù hợp với thực tế, đúng pháp luật.
– Khi cơ quan Thi hành án dân sự có văn bản yêu cầu giải thích những nội dung mà bản án, quyết định tuyên chưa rõ hoặc có văn bản kiến nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm theo qui định của pháp luật tố tụng. Tòa án phải giải quyết chính xác, kịp thời, đúng pháp luật, trong thời hạn luật định.
– Chuyển giao bản án, quyết định của Tòa án cho cơ quan Thi hành án dân sự kịp thời, đúng thời hạn quy định của pháp luật. Kèm theo bản án, quyết định là tang vật vụ án, các giấy tờ, tài liệu liên quan (nếu có).
– Thụ lý và kịp thời giải quyết yêu cầu của cơ quan Thi hành án dân sự, đương sự về việc xác định quyền sở hữu, phân chia tài sản hoặc giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Tranh chấp kết quả bán đấu giá tài sản thuộc thẩm quyền của Toà án phát sinh trong quá trình thi hành án.
Những vai trò này của Tòa án trong công tác thi hành án dân sự là đúng với chức năng, nhiệm vụ của Tòa án, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật. Gắn liền trách nhiệm của Tòa án đối với bản án, quyết định của mình. Tạo mối quan hệ đồng bộ giữa Tòa án với cơ quan Thi hành án dân sự. Làm cho bản án, quyết định của Tòa án được thi hành kịp thời, nghiêm chỉnh thi hành. Đảm bảo quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi của cá nhân, cơ quan, tổ chức đã được Tòa án phán quyết.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vai trò của Tòa án trong hoạt động thi hành án dân sự, bao gồm:
-Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề nêu trên.
-Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
-Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vai trò của Tòa án trong hoạt động thi hành án dân sự. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"