Vấn đề chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật?

Vấn đề chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật?

Vấn đề chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Các Luật sư của Luật 24H sẽ giải đáp những thắc mắc, đưa ra những quan điểm tư vấn để các bạn đọc được hiểu rõ hơn về vấn đề trên như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007

2. Giải quyết vấn đề:

2.1. Bảo đảm an toàn sản phẩm, hàng hóa

Chất lượng của sản phẩm, hàng hóa thể hiện ở mức độ đáp ứng của sản phẩm, hàng hóa với nhu cầu của người tiêu dùng và bảo đảm an toàn cho con người, động thực vật, tài sản, môi trường. Chất lượng của sản phẩm, hàng hòa là đặc tính của sản phẩm, hàng hóa thể hiện ở cấu tạo, thành phần hóa học, vật lý, độ bền, độ tin cậy, tính tiện dụng, tính thẩm mỹ và tính an toàn. Theo định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa, chất lượng sản phẩm, hàng hóa là tổng thể các chỉ tiêu, các đặc trưng của sản phẩm, thể hiện được sự thỏa mãn nhu cầu trong các điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm. Như vậy, theo định nghĩa này, chất lượng sản phẩm, hàng hóa bao gồm nhiều chỉ tiêu, trong đó an toàn chỉ là một trong các chỉ tiêu của sản phẩm, hàng hóa.

Ở nước ta, chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quan niệm hẹp hơn, chỉ là các yêu cầu về an toàn mà sản phẩm, hàng hóa phải đáp ứng. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa định nghĩa chất lượng sản phẩm, hàng hóa “là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”. Như vậy, theo pháp luật hiện hành, chất lượng sản phẩm, hàng hóa được hiểu là chất lượng về mặt an toàn của sản phẩm, hàng hóa đối với người tiêu dùng nên thực chất Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là luật về bảo đảm an toàn của sản phẩm, hàng hóa. Sản phẩm, hàng hóa và chất lượng sản phẩm, hàng hóa cơ bản do yếu tố con người, công nghệ và nguyên liệu đầu vào quyết định nhưng với mục tiêu bảo đảm an toàn nên luật chỉ điều chỉnh các quan hệ để bảo đảm an toàn của sản phẩm, hàng hóa từ khâu sản xuất, đưa ra lưu thông trên thị trường đến bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng của người tiêu dùng. Người sử dụng phải sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng hàng hóa theo hướng dẫn của người sản xuất để bảo đảm an toàn cho chính người đó và cho xã hội khi sử dụng hàng hóa đã được phép lưu thông. Đối với những sản phẩm, hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng như thang máy, xe ô tô, máy bay, nhà nước tổ chức thực hiện kiểm định định kỳ và chỉ được tiếp tục sử dụng nếu có chứng nhận an toàn của cơ quan kiểm định.

Với mục đích bảo đảm an toàn của sản phẩm V, hàng hóa cho con người, tài sản nên trong bất kỳ công đoạn nào của quá trình từ sản xuất đến đưa sản phẩm, hàng hóa vào sử dụng, nhà nước cũng đều thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, tuy nhiên ở mỗi giai đoạn với những sản phẩm, hàng hóa khác nhau, nhà nước sử dụng các hình thức, biện pháp tác động thích hợp để bảo đảm an toàn cho sản phẩm, hàng hóa.

Ví dụ, với sản phẩm, hàng hóa tiềm ẩn khả năng gây hại cao thì người sản xuất không những phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng cho sản phẩm, hàng hóa mà còn phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa đó. Do vậy, khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm an toàn, nếu trong sản xuất, nhà nước sẽ tạm đình chỉ việc sản xuất những sản phẩm không phù hợp, nếu là hàng hóa xuất khẩu thì phải tiêu hủy, hàng hóa nhập khẩu thì buộc tái xuất, tiêu  hoặc phải tái chế, hàng hóa lưu thông trên thị trường thì không cho phép bán… Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất tự quyết định việc sản xuất sản phẩm, hàng hoá, quyết định mức chất lượng của sản phẩm, hàng hóa theo quan hệ cung cầu của thị trường, nhưng mức an toàn của sản phẩm, hàng hoá bắt buộc phải tuân thủ yêu cầu nhà nước đặt ra thì sản phẩm, hàng hoá mới được phép lưu thông trên thị trường, đưa vào tiêu dùng trong xã hội.

Vấn đề chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật?
Vấn đề chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật?

2.2. Trách nhiệm bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hoá

Chất lượng sản phẩm, hàng hoá chịu ảnh hưởng tác động đồng thời của các chủ thể là nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng. Để sản phẩm, hàng hoá bảo đảm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường, đòi hỏi mỗi chủ thể phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình để tác động lên các yếu tố về chất lượng của sản phẩm, hàng hoá. Sản phẩm, hàng hoá do các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp cho xã hội để tiêu dùng nên doanh nghiệp hoàn toàn tự quyết định và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, hàng hoá đó, nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Để làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh về sản phẩm, hàng hoá của mình với người tiêu dùng, pháp luật đã xác định nghĩa vụ của từng chủ thể cụ thể để bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hoá với người tiêu dùng:

– Người sản xuất phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất ra; kịp thời ngừng sản xuất, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm, hàng hoá gây mất an toàn hoặc sản phẩm, hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thu hồi, xử lý sản phẩm, hàng hoá không bảo đảm chất lượng; bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hoá của mình gây ra cho người tiêu dùng và người khác.

– Người nhập khẩu phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá nhập khẩu và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình nhập khẩu; tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản để duy trì chất lượng hàng hoá; kịp thời ngừng nhập khẩu, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện hàng hoá gây mất an toàn hoặc hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; tái xuất, tiêu huỷ hàng hoá nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thu hồi, xử lý hàng hoá không bảo đảm chất lượng; bồi thường thiệt hại do hàng hoá mà mình nhập khẩu gây ra cho người tiêu dùng.

– Người bán hàng phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa do mình bán ra; áp dụng các biện pháp để duy trì chất lượng hàng hoá trong vận chuyển, lưu giữ, bảo quản; cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hoá và cách phòng ngừa cho người mua; kịp thời dừng bán hàng, thông tin cho người sản xuất, người nhập khẩu và người mua khi phát hiện hàng hoá gây mất an toàn hoặc hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thu hồi, xử lý hàng hoá không bảo đảm chất lượng; bồi thường thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng.

– Người xuất khẩu có trách nhiệm áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình sản xuất, các hệ thống quản lý và tuân thủ các điều kiện để bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá xuất khẩu phù hợp với pháp luật của nước nhập khẩu, hợp đồng hoặc điều ước quốc tế có liên quan và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình để thể hiện trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, đồng thời bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế và đẩy mạnh xuất khẩu.

– Người tiêu dùng phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá trong quá trình sử dụng; các quy định và hướng dẫn của người sản xuất, người nhập khẩu, người bán hàng về việc vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hoá. Để bảo đảm chất lượng đối với hàng hoá trong quá trình sử dụng, người tiêu dùng phải tuân thủ quy định về kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hoá với những sản phẩm, hàng hoá có nguy cơ gây mất an toàn cao, phải kiểm định định kỳ đối với những hàng hóa này.

Các quy định trên đây cho thấy, pháp luật đã xác định người chịu trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu về chất lượng sản phẩm, hàng hoá là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hoá vì an ninh, trật tự, an toàn cho xã hội và cộng đồng nhưng nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, hiện nay nhà nước quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá từ thị trường thay vì từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh như trước đây, còn quá trình sản xuất và các hoạt động kinh doanh do người sản xuất tự tổ chức và chịu trách nhiệm. Nhà nước thông qua các quy định về an toàn chất lượng, sản phẩm hàng hóa và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để kiểm tra người sản xuất có bảo đảm an toàn cho sản phẩm, hàng hoá được đưa ra thị trường hay không nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

2.3. Chất lượng sản phẩm, hàng hoá được quản lý trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Việc quản lý chất lượng sản phẩmV, hàng hoá theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là phương thức quản lý thông dụng nhất mà các nước trên thế giới đã thực hiện. Đây là công cụ kỹ thuật quan trọng để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá vì tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định các yêu cầu an toàn mà sản phẩm, hàng hoá phải đạt được để có thể được đưa vào lưu thông, tiêu dùng; đồng thời nó cũng là căn cứ để đánh giá sản phẩm, hàng hóa có đảm bảo yêu cầu an toàn hay không. Theo quy định tại Điều 3 và Điều 6 của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là các quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật mà sản phẩm, hàng hoá phải tuân theo để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu về an toàn. Nói cách khác, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là các yêu cầu an toàn có tính định tính và định lượng cụ thể cho các sản phẩm, hàng hoá, là các hàng rào kỹ thuật ngăn cản các sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm yêu cầu an toàn.

Căn cứ vào khả năng gây mất an toàn của sản phẩmC, hàng hoá mà yêu cầu an toàn có thể do nhà nước trực tiếp quy định hoặc do doanh nghiệp tự công bố áp dụng. Đối với sản phẩm, hàng hoá trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích mà vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho con người, tài sản thì nhà nước ban hành quy chuẩn kỹ thuật, người sản xuất phải tuân theo quy chuẩn kỹ thuật này trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá có liên quan của mình. Đối với sản phẩm, hàng hoá trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích không gây hại cho con người, tài sản thì người sản xuất tự công bố tiêu chuẩn và phải tuân theo tiêu chuẩn đã công bố trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá có liên quan của mình. Để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, trong trường hợp này, pháp luật quy định nội dung của tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng không được trái với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật (yêu cầu an toàny) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Hay nói cách khác, đối với sản phẩm, hàng hoá không có khả năng gây mất an toàn thì người sản xuất tự công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm, hàng hoá của mình nhưng các tiêu chuẩn này phải đáp ứng các yêu cầu an toàn đã được nhà nước ban hành và người sản xuất phải tuân thủ các đặc tính kỹ thuật của tiêu chuẩn mà mình đã công bố. Tuy nhiên, để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với mức độ an toàn của nó, Chính phủ cần phải xác định các sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn để có phương thức quản lý phù hợp sao cho vừa bảo đảm an toàn của sản phẩm, hàng hóa vừa đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, chất lượng sản phẩm, hàng hoá được đánh giá trên cơ sở các đặc tính kỹ thuật cụ thể của các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đòi hỏi sản phẩm, hàng hoá phải đáp ứng nên chất lượng sản phẩm, hàng hoá thể hiện được giá trị ”định tính” và ”định lượng”, chứ không ở mức độ giá trị tốt – xấu, cao- thấp, hấp dẫn.

2.4. Không phân biệt về yêu cầu an toàn đối với sản phẩm, hàng hoá

Nội dung xuyên suốt của pháp luật về chất lượng sản phẩm N, hàng hoá là sản phẩm, hàng hoá phải an toàn cho con người, tài sản nên yêu cầu an toàn đối với sản phẩm, hàng hoá là yêu cầu chung, thống nhất. Do vậy, luật không có quy định khác nhau về yêu cầu an toàn của sản phẩm, hàng hóa mà chỉ quy định sản phẩm, hàng hóa phải bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và xã hội. Hàng hoá, sản phẩm cùng loại có yêu cầu an toàn như nhau, không có sự phân biệt đối xử hoặc tạo sự khác biệt nhằm gây ra các rào cản đối với đối tượng này, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng khác. Sự không phân biệt về yêu cầu an toàn đối với sản phẩm, hàng hoá thể hiện trên một số phương diện: không phân biệt chất lượng sản phẩm, hàng hoá giữa hàng hoá trong nước sản xuất với hàng hoá nhập khẩu; chất lượng sản phẩm, hàng hoá không phụ thuộc vào chủ thể tạo ra sản phẩm, hàng hoá (doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn của tổ chức, cá nhân Việt Nam hay doanh nghiệp có vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài) và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, hàng hoá (sản phẩm, hàng hoá do nước nào sản xuất). Việc không phân biệt về yêu cầu an toàn đối với sản phẩm, hàng hoá bảo đảm việc cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp trên thị trường, bảo đảm quyền bình đẳng của mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, đồng thời cũng thể hiện việc tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Sự không phân biệt về yêu cầu an toàn đối với sản phẩm, hàng hoá còn thể hiện ở các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật mà sản phẩm, hàng hoá phải đáp ứng để được phép lưu thông trên thị trường. Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quy định mức giới hạn của các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, hàng hoá để bảo đảm an toàn được áp dụng thống nhất cho sản phẩm, hàng hoá trong nước sản xuất cũng như hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá do mọi chủ thể kinh doanh hợp pháp tạo ra.

2.5. Trách nhiệm dân sự do vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá

Trách nhiệm pháp lý này được áp dụng với người có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá. Thông qua trách nhiệm này đề cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hoá của mình trước xã hội, người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Vi phạm các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá là một dạng vi phạm pháp luật dân sự nên trách nhiệm do vi phạm các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá là một dạng của trách nhiệm dân sự.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá đã được quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại. Tuy nhiên, các quy định này còn rất chung chung, mang tính nguyên tắc, rất khó áp dụng trong thực tế để bảo vệ người bị thiệt hại, nhiều vi phạm quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá chưa được điều chỉnh Ví dụ, Điều 630 Bộ luật Dân sự quy định: Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không bảo đảm chất lượng hàng hoá mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường. Tuy nhiên, cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác sản xuất, kinh doanh là người sản xuất, người nhập khẩu hay người bán hàng chưa được quy định rõ sẽ dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm hoặc không xác định được trách nhiệm; hoặc theo quy định trên chỉ có người tiêu dùng mới được bồi thường, còn người mua không được quyền này mặc dù bị thiệt hại là không phù hợp với nguyên tắc trách nhiệm bồi thường của pháp luật dân sự (người bị thiệt hại phải được bồi thường).

Nhằm hoàn thiện chế tài trách nhiệm dân sự do vi phạm quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên cơ sở Bộ luật Dân sự, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá có những quy định đặc thù về trách nhiệm dân sự một số điểm mới đáng chú ý sau:

– Xác định rõ trách nhiệm bồi thường của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác sản xuất, kinh doanh vi phạm các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá mà gây ra thiệt hại cho người khác. Việc xác định trách nhiệm bồi thường này dựa trên nguyên tắc người có hành vi trực tiếp gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Nguyên tắc này thể hiện: Người sản xuất, người nhập khẩu phải bồi thường thiệt hại cho người bán hàng hoặc người tiêu dùng khi hàng hoá gây thiệt hại do lỗi của người sản xuất, người nhập khẩu không bảo đảm chất lượng hàng hoá; người bán hàng phải bồi thường thiệt hại cho người mua hàng hoặc người tiêu dùng trong trường thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng không bảo đảm chất lượng hàng hoá. Các quy định làm rõ trách nhiệm của người gây thiệt hại, do đó là cơ sở để người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt cho mình.

+ Xác định quyền được bồi thường thiệt hại không những của người tiêu dùng mà còn của người mua đối với các thiệt hại do vi phạm các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá gây ra. Bộ luật dân sự chỉ quy định người tiêu dùng có quyền được bồi thường (Điều 630 Bộ luật Dân sự). Theo pháp luật dân sự, người mua là người có quan hệ giao dịch trực tiếp với người sản xuất, người nhập khẩu hoặc người bán hàng nên khi người mua bị thiệt hại do hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá của người sản xuất, người nhập khẩu hoặc người bán hàng gây ra thì người mua phải được bồi thường. Trong thực tế người mua có thể đồng thời là người tiêu dùng nhưng cũng có thể không phải là người tiêu dùng – người không có quan hệ, thậm chí không biết về người bán (mua về để tặng cho người khác). Do vậy, quy định chỉ người tiêu dùng có quyền được bồi thường như Bộ luật dân sự là không hợp lý, là hạn chế quyền của người mua với tư cách là một bên của giao dịch về hàng hoá- một quyền rất cơ bản đã được quy định trong Bộ luật Dân sự. Quy định người mua được quyền bồi thường thiệt hại trong Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa có thể xem là đã lấp được “lỗ hổng” của Bộ luật Dân sự.

– Quy định cụ thể các loại thiệt hại mà tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá gây ra phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trên cơ sở các quy định về bồi thường thiệt hại của Bộ luật Dân sự[3], Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá đã quy định cụ thể các loại thiệt hại được xác định để bồi thường: thiệt hại về giá trị hàng hoá, tài sản bị hư hỏng hoặc bị huỷ hoại; thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ con người; thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản và chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

– Quy định các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường trên cơ sở nguyên tắc của pháp luật dân sự là một người chỉ phải bồi thường nếu có thực hiện hành vi có lỗi gây ra thiệt hại của người khác. Đây là những trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường mà chưa được quy định trong luật dân sự và luật thương mại. Căn cứ vào quan hệ người tiêu dùng với người cung cấp sản phẩm, hàng hóa, luật phân biệt mà theo đó miễn trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại của người mua, người tiêu dùng:

– Người sản xuất, người nhập khẩu không phải bồi thường trong các trường hợp: người bán hàng bán hàng hóa đã hết hạn sử dụng; người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng; đã thông báo thu hồi hàng hóa có khuyết tật đến người bán hàng, người tiêu dùng trước thời điểm hàng hóa gây thiệt hại; sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do phải tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ đế phát hiện khả năng gây mất an toàn của sản phẩm, hàng hóa tính đến thời điểm chúng gây thiệt hại; thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng, người mua, người tiêu dùng.

-Người bán hàng không phải bồi thường trong các trường hợp: người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng; đã thông báo hàng hóa có khuyết tật đến người mua, người tiêu dùng nhưng người mua, người tiêu dùng vẫn sử dụng hàng hóa đó; hàng hóa có khuyết tật do người sản xuất, người nhập khẩu phải tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của hàng hóa tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại; thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng.

Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hoá có ý nghĩa rất quan trọng với người tiêu dùng, người sản xuất và nhà nước trong việc duy trì an ninh, trật tự công cộng và lợi ích quốc gia. Việc bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hoá gắn trực tiếp với trách nhiệm của người sản xuất và nhà nước, trong đó người sản xuất chịu trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm hàng hoá nhưng nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm, hàng hoá của người sản xuất. Nhà nước thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các công cụ quản lý khác và kiểm tra việc thực hiện các quy định này, tác động đến các yếu tố hình thành chất lượng của sản phẩm, hàng hoá để bảo đảm an toàn cho sản phẩm, hàng hoá được đưa ra thị trường sử dụng. /.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Vấn đề chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật?, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

>>Xem thêm: Đất đang tranh chấp có được cấp giấy chứng nhận không? – Luật 24h

>>Xem thêm: Quy định hiện nay về việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam – Luật 24h

>>Xem thêm: Chồng mất làm thế nào để sang tên sổ đỏ cho vợ? – Luật 24h

>>Xem thêm: Quy định hiện nay về việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam – Luật 24h

>>Xem thêm: Làm như thế nào để lấy được thông tin đất đai? – Luật 24h/

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phân phối chứng khoán là gì ?

Phân phối chứng khoán là gì ? Phân phối chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế ...

Xem thêm

Mệnh giá chứng khoán là gì ?

Mệnh giá chứng khoán là gì ? Mệnh giá chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế nà...

Xem thêm

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ?

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ? Nhà đầu tư chứng khoán chuyên ngh...

Xem thêm

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán?

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán? Tổ chức xã hội – nghề nghiệp v...

Xem thêm

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Pháp luật quy đ...

Xem thêm

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán?

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán? Nguyên tắc hoạt động về ...

Xem thêm

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán?

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán? Điều kiện cấp chứng...

Xem thêm

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán?

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán? Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng kh...

Xem thêm

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam?

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam? Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam nh...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574