Vi phạm hành chính? Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính?
Vi phạm hành chính? Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính?
Vi phạm hành chính là một trong những vi phạm phổ biến và xảy ra nhiều trong các vi phạm pháp luật nói chung. Ranh giới giữa vi phạm hành chính và vi phạm pháp luật hình sự khá mong manh nên cần tìm hiểu về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính với các đối tượng vi phạm pháp luật khác. Công ty Luật 24H sẽ làm rõ một số vấn đề liên quan đến vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật như sau:
1.Căn cứ pháp lý
-Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
-Nghị định số 111/2013/NĐ-CP
- Giải quyết vấn đề
Theo khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về vi phạm hành chính “1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.”
Theo quy định trên hành vi vi phạm hành chính sẽ có 03 dấu hiệu sau:
Thứ nhất: Hành vi có lỗi, tức là người vi phạm phải nhận thức được hành vi của mình với lỗi cố ý do các yếu tố khách quan và chủ quan mang lại.
Thứ hai: Về chủ thể vi phạm là cá nhân hoặc tổ chức thực hiện một hành vi vi phạm nhất định.
Thứ ba: Xâm phạm đến các hoạt động quản lý nhà nước, các hành vi này tuy là xâm phạm đến các hoạt động quản lý nhà nước nhưng không phải là tội phạm ở mức vi phạm thấp chưa đến mức phải xử lý hình sự.
Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh đúng pháp luật, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước.Theo quy định tại Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính thì nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính được quy định như sau:
“Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
- a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
Một trong những tư tưởng chỉ đạo trong xử lý vi phạm hành chính là mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tích cực và chủ động trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và thực thi công vụ để phát hiện kịp thời vi phạm hành chính. Một khi đã phát hiện vi phạm hành chính thì phải tiến hành xử lý một cách nhanh chóng, công minh và triệt để, hậu quả do vi phạm gây ra phải được khắc phục vì lợi ích của cộng đồng, của toàn xã hội, bảo đảm lập lại trật tự quản lý đã bị xâm phạm, góp phần bảo đảm trật tự kỷ cương, phép nước.
- b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản trong xử lý vi phạm hành chính, theo đó, chỉ những chức danh được pháp luật quy định mới có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, và việc xử lý phải tuân theo các quy định của pháp luật. Do đó, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác khi tiến hành việc xử lý vi phạm hành chính không được tuỳ tiện mà nhất thiết phải tuân theo các quy định của pháp luật.
- c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
Đây là một nguyên tắckhông thể thiếu, trực tiếp liên quan đến việc xem xét, quyết định áp dụng hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả của người có thẩm quyền xử phạt đối với vụ việc vi phạm hành chính cụ thể hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác đối với đối tượng vi phạm. Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cũng là những căn cứ có ý nghĩa đáng kể trong việc xem xét, quyết định hình thức, mức xử phạt, biện pháp khác phục hậu quả đối với cá nhân vi phạm. Khi xem xét, quyết định việc xử phạt, người có thẩm quyền phải xem xét toàn diện vụ việc một cách khách quan, cân nhắc xem vụ việc vi phạm có tình tiết giảm nhẹ nào áp dụng đối với người vi phạm hoặc liệu có tình tiết tăng nặng nào cần tính đến để áp dụng hình thức, mức xử phạt thích hợp.
Ví dụ, một người điều khiển xe máy từ trong ngõ ra đường với tốc độ cao đã đâm phải một người đang điều khiển xe đạp khiến nạn nhân bị ngã làm trầy xước đầu gối và xe đạp bị hư hỏng. Người đó đã lập tức xuống xe đưa nạn nhân vào hè đường cứu chữa, tự nguyện trả tiền phí tổn thuốc men, sửa chữa xe đạp bị hỏng. Trường hợp này cần áp dụng tình tiết giảm nhẹ “người vi phạm đã tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại” để giảm nhẹ mức phạt.
- d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
Điều luật quy định có tính nguyên tắc là “một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần”. Điều này có nghĩa là:
– Một hành vi vi phạm đã được người có thẩm quyền lập biên bản để xử phạt hoặc ra quyết định xử phạt thì không được lập biên bản hoặc ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với chính hành vi vi phạm đó nữa. Cần phân biệt trường hợp xử phạt lần thứ hai đối với một hành vi vi phạm với trường hợp tái phạm.
Thí dụ: một người vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt tại chỗ 500.000 đồng, đến một ngã tư khác lại vượt đèn đỏ thì đây là tái phạm và phải bị xử phạt tiếp về hành vi vượt đèn đỏ (hành vi vi phạm mới), chứ không phải là xử phạt hai lần đối với một hành vi vi phạm;
– Một hành vi vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì không đồng thời áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác đối với người thực hiện hành vi này.
Thí dụ: một người có hành vi bán số đề bị xử phạt hành chính về đánh bạc thì không đồng thời lập hồ sơ để đưa người này vào cơ sở giáo dục (biện pháp xử lý hành chính khác);
– Một hành vi vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, nếu sau này phát hiện hành vi đó có dấu hiệu tội phạm phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì phải huỷ quyết định xử phạt hành chính trước đây rồi mới chuyển hồ sơ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự.
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
Khi người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cá nhân tổ chức, thì người ra quyết định xử phạt phải có trách nhiệm chứng minh lỗi vi phạm của cá nhân tổ chức vi phạm đó, và cá nhân tổ chức vi phạm cũng có quyền tự mình hoặc nhờ người khác chứng minh mình không vi phạm hành chính.
- e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Khi tổ chức vi phạm hành chính mức xử phạt sẽ cao hơn so với cá nhân vi phạm, bởi mức độ vi phạm hành chính gây ra cho xã hội đối với tổ chức là cao hơn so với cá nhân.
Các dịch vụ của hãng luật 24H:
- Tư vấn pháp luật liên quan đến các lĩnh vực hành chính và các lĩnh vực khác có liên quan;
- Hỗ trợ thủ tục, soạn thảo các văn bản liên quan trong lĩnh vực hành chính;
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật 24H về Vi phạm hành chính và nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ trực tiếp qua Hotline 1900.65.74 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn hỗ trợ một cách tốt nhất.
Xin cảm ơi!
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Xem thêm: công ty luật 24H
>>Xem thêm: Tội cản trở giao thông trong luật hình sự theo quy định pháp luật – Luật 24h
>>Xem thêm: Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình – Luât 24h
>>>Xem thêm: Tòa án làm mất hồ sơ khởi kiện của người khởi kiện thì phải làm thế nào?
>>Xem thêm: Tội xâm phạm thư tín Xử lý hành vi xem trộm thư, tin nhắn facebook – Luật 24h
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"