Vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là gì theo quy định mới nhất – Luật 24H
Vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định mới nhất, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo về quyền lợi cho khách hàng tốt nhất.
Vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đang gây ra khó khăn cho các cá nhân, tổ chức, vì quy định của pháp luật quá rộng và phức tạp.
Vậy vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định mới nhất như thế nào?
Các Luật sư của Luật 24h sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề trên.
1.Căn cứ pháp lý vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
– Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
– Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2017 về hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2.Giải quyết vấn đề vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
2.1. Vi phạm hành chính là gì? Xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Vi phạm hành chính được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2017 về hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính như sau:
“Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.”
Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước. Hành vi đó phải là một hành vi khách quan đã được thực hiện hành vi đó bởi một cá nhân hoặc pháp nhân. Đó là hành vi có lỗi tuy nhiên chưa đến mức cấu thành tội phạm hình sự.
>>Xem thêm: Những điều cần biết về giờ hành chính – Luật 24h
>>Xem thêm: Vi phạm hành chính, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính – Luật 24h
>>Xem thêm: Vi phạm luật giao thông nhưng không nộp phạt hành chính xử lý thế nào – Luật 24h
Xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Khoản 2 Điều 2 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2017 về hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính như sau:
“Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.”
Xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện bởi người có thẩm quyền nhằm khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định pháp luật bằng các hình thức xử phạt, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
2.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định và phân định như sau:
-Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỷ lệ phần trăm quy định đối với chức danh đó.
-Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương quy định áp dụng trong nội thành.
Theo đó, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Căn cứ theo Điều 38 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2017, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân đối với hôn nhân gia đình, bạo lực gia đình,an ninh trật tự,…
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị.
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Ngoài ra Chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh còn có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Thẩm quyền của Công an nhân dân
Căn cứ tại Điều 29 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2017 thì thẩm quyền của Công an nhân dân được quy định như sau:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Ngoài ra, thì Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh còn có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất nếu có vi phạm.
Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
Căn cứ tại Điều 40 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2017 thì thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng như sau:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả;
Ngoài ra, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng còn có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Thẩm quyền của Cảnh sát biển
Thẩm quyền của Cảnh sát biển được quy định tại Điều 41 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2017 như sau:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
Ngoài ra, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Thẩm quyền của Hải quan
Thẩm quyền của Hải quan được quy định tại Điều 42 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2017 như sau:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả;
Ngoài ra, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Thẩm quyền của Kiểm lâm
Thẩm quyền của Kiểm lâm được quy định tại Điều 43 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2017 như sau:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả;
Ngoài ra, Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Thẩm quyền của cơ quan thuế
Thẩm quyền của cơ quan thuế được quy định tại điều 44 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2017 như sau:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả;
Thẩm quyền của Quản lý thị trường
Thẩm quyền của Quản lý thị trường được quy định tại Điều 45 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2017 như sau:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả;
Ngoài ra, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công thương, Trưởng phòng Chống buôn lậu, Trưởng phòng Chống hàng giả, Trưởng phòng Kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Thẩm quyền của Thanh tra
Thẩm quyền của Thanh tra được quy định tại điều 46 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2017 như sau:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn (trừ Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ)
Thẩm quyền của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa
Thẩm quyền của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa được quy định tại Điều 47 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2017 như sau:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân được quy định tại Điều 48 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2017 như sau:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả;
Thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự
Thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự được quy định tại Điều 49 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2017 như sau:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả;
Thẩm quyền của Cục Quản lý lao động ngoài nước
Thẩm quyền của Cục Quản lý lao động ngoài nước được quy định tại Điều 50 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2017 như sau:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Thẩm quyền của Cơ quan đại diên ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Thẩm quyền của Cơ quan đại diên ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại điều 51 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2017 như sau:
Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:
+ Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
+ Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
+ Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
>>>Xem thêm: Tòa án làm mất hồ sơ khởi kiện của người khởi kiện thì làm thế nào?
>> Xem thêm: Công ty Luật 24h
>> Xem thêm: Xe máy đi vào đường cấm bị phạt bao nhiêu tiền?-Luật 24H
>> Xem thêm: Đi xe máy phân khối từ 150 trở lên cần có Giấy phép lái xe hạng gì – Luật 24h
>> Xem thêm:Thủ tục xin cấp phù hiệu xe – Luật 24h
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật , bao gồm:
– Tư vấn các vấn đề liên quan đến vi phạm hành chính;
– Soạn thảo bộ hồ sơ khởi kiện theo yêu cầu;
– Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng;
– Tư vấn các thủ tục tố tụng về khởi kiện quyết định xử lý vi phạm hành chính tại Tòa án;
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H về vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan về vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ tư vấn hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"