Xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc về dân sự, hình sự, hôn nhân và gia đình với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất? Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý 

Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014)

Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự;

Nghị định 33/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự.

Giải quyết vấn đề

1. Khái niệm xác minh điều kiện thi hành án
Xác minh điều kiện thi hành án là việc “Chấp hành viên, các bên đương sự thực hiện nhằm tìm kiếm, khẳng định các thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án để làm căn cứ tổ chức thực hiện việc thi hành án theo quy định của pháp luật”.

Thật vậy, quá trình thi hành án dân sự phải thực hiện nhiều trình tự, thủ tục và trải qua nhiều giai đoạn thi hành án, trong đó xác minh điều kiện thi hành án là một trong những thủ tục có vai trò quan trọng nhất. Theo đó, kết quả xác minh là cơ sở để Chấp hành viên thuyết phục đương sự thi hành án, là cơ sở để Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra các quyết định ủy thác, đình chỉ thi hành án hay để Chấp hành viên lựa chọn biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp. Có thể nói, xác minh điều kiện thi hành án là căn cứ để Chấp hành viên tiếp tục các tác nghiệp khác. Trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định, đòi hỏi Chấp hành viên cần thiết phải nắm vững cơ sở pháp lý của việc xác minh, kỹ năng xác minh và xử lý kết quả xác minh phù hợp với quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Căn cứ kết quả xác minh thi hành án, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự sẽ xác định và phân loại án một cách chính xác. Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án thì Chấp hành viên lựa chọn biện pháp tổ chức thi hành án phù hợp.

Về cơ sở pháp lý, xác minh điều kiện thi hành án dân sự được quy định tại Điều 44 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 về xác minh điều kiện thi hành án (đây là một trong những điều luật được thay đổi khá toàn diện so với quy định trước đó), đồng thời vấn đề này được hướng dẫn và quy định chi tiết tại Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, khoản 6 Điều 1 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016 quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự.

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự
>> Xem thêm: Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định pháp luật hiện hành – Hãng Luật 24H

>>Xem thêm: Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xả thải vào hệ thống công trinhg thủy lợi theo quy định của pháp luật – Luật 24h

>>Xem thêm: Các loại giấy phép lái xe và thời hạn cấp giấy phép lái xe theo quy định mới nhất – Luật 24h

>>Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền của Bộ công thương theo quy định pháp luật mới có nhiều thay đổi – Luật 24h

>>Xem thêm: Đầu tư ra nước ngoài theo quy định mới nhất – Luật 24h 

2. Nội dung xác minh điều kiện thi hành án 

2.1. Chủ thể và thời điểm tiến hành xác minh điều kiện thi hành án
Chủ thể được quyền xác minh, tiếp cận thông tin tài sản của người phải thi hành án bao gồm:

– Người được thi hành án hoặc người khác do người được thi hành án ủy quyền (khoản 5 Điều 44 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi bổ sung  );

– Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự (khoản 1 Điều 44 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014) ;

– Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự (Điều 4 Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 14/01/2014 hướng dẫn việc cung cấp thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án và thực hiện phong tỏa, khấu trừ để thi hành án dân sự).

Chủ thể chính có trách nhiệm xác minh theo Luật thi hành án dân sự là Chấp hành viên. Quy định này thông nhất với quy định tại Điều 20 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi bồ sung năm . Bên cạnh đó, theo Điều 30 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2019) thì Thừa phát lại cũng có thẩm quyền xác minh điều kiện thi hành án.

Về thời điểm xác minh thi hành án, theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh. Như vậy, thời điểm tiến hành xác minh trong các trường hợp thông thường được xác định sau khi kết thúc thời hạn tự nguyện thi hành án. Trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay.

Đối với trường hợp xác minh theo định kỳ, trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án; trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần. Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Khoản 5 Điều 44 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định Người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án, cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự.

Trường hợp Chấp hành viên thấy cần thiết hoặc kết quả xác minh của Chấp hành viên và người được thi hành án khác nhau hoặc có kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thì phải xác minh lại. Việc xác minh lại được tiến hành trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh do đương sự cung cấp hoặc nhận được kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân.

2.2. Nguồn thông tin xác minh
Khi tiến hành xác minh điều kiện thi hành án, trước hết cần xác định nguồn thông tin cần xác minh để đi đúng trọng tâm vụ việc. Chấp hành viên có thể khai thác, tìm kiếm thông tin về điều kiện thi hành án qua các nguồn như: Nghiên cứu bản án, quyết định; xác minh qua người phải thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Thi hành án Dân sự; xác minh quan người được thi hành án; xác minh qua các nguồn cung cấp thông tin khác.

Căn cứ vào tính chất mỗi vụ việc, Chấp hành viên có thể khai thác nguồn thông tin khác nhau: xác minh qua Ủy ban nhân dân và công công an nhân dân cấp xã; qua người thân, bạn bè, đối tác, bạn hàng hoặc tổ trưởng tổ dân phố của người phải thi hành án, tìm kiếm thông tin qua các tổ chức tín dụng hay ngân hàng, các cơ quan nhà nước có liên quan, các tổ chức chính trị xã hội (Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh…). Đối với các vụ việc liên quan đến doanh nghiệp, CHV có thể tìm kiếm thông tin từ cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về doanh nghiệp như Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư, Phòng Tài chính – Kế toán thuộc ỦY ban nhân dân cấp huyện, qua cơ quan thế, qua mạng Internet… Có thể thấy, nguồn thông tin xác minh rất đa dang, tuy nhiên cần lựa chọn những nguồn thông tin nào phù hợp với từng vụ việc nhằm mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là xác định lại người có trách nhiệm trong việc cung cập thông tin.

2.3. Thành phần và nội dung xác minh
Việc xác định thành phần tham gia xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, phải căn cứ vào từng vụ việc cụ thể. Thông thường thành phần tham gia xác minh bao gồm lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ tư pháp, tổ trưởng tổ dân phố hoặc cảnh sát khu vực và tùy vào các vụ việc khác nhau, đặc điểm nhân thân và tài sản của người phải thi hành án mà có thể mời thêm sự tham gia của hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đại diện…. Trong trường hợp, việc xác minh tài sản của người phải thi hành án liên quan đến những tài sản liên quan đến công trình xây dựng, quyền sử dụng đất thì ngoài các chủ thể nêu trên thì cần phải có cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực này tham gia, để đảm bảo sau khi tiến hành xác minh điều kiện thi hành án sẽ cho ra một kết quả xác minh hoàn toàn chính xác.

Ngoài việc xác định đúng thành phần tham gia xác minh điều kiện thi hành án, Chấp hành viên cần xác định đúng nội dung như sau: Xác minh nhân thân của người phải thi hành án, xác minh tài sản của người phải thi hành án (có những tài sản nào, tài sản chung, tài sản riêng, tài sản có giá trị…), xác minh các khoản thu nhập hợp phát của người phải thi hành án, xác minh quan điểm của chính quyền địa phương và các điều kiện khác.

2.4. Tiến hành xác minh
Bước 1: Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án tự kê khai thông tin về điều kiện thi hành án

Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014 thì người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án với cơ quan thi hành án dân sự và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.

Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể như sau: Khi tiến hành xác minh, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án. Nội dung kê khai phải nêu rõ loại, số lượng tiền, tài sản hoặc quyền tài sản; tiền mặt, tiền trong tài khoản, tiền đang cho vay, mượn; giá trị ước tính và tình trạng của từng loại tài sản; mức thu nhập định kỳ, không định kỳ, nơi trả thu nhập; địa chỉ, nơi cư trú của người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng; khả năng và điều kiện thực hiện nghĩa vụ thi hành án.

Chấp hành viên phải nêu rõ trong biên bản xác minh điều kiện thi hành án về việc đương sự kê khai hoặc không kê khai tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án.

Trường hợp người phải thi hành án không kê khai hoặc phát hiện việc kê khai không trung thực thì tùy theo mức độ vi phạm, Chấp hành viên có thể xử phạt hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Chấp hành viên trực tiếp xác minh

Theo quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014, khi xác minh điều kiện thi hành án, Chấp hành viên có trách nhiệm sau đây:

– Xuất trình thẻ Chấp hành viên;

– Xác minh cụ thể tài sản, thu nhập, các điều kiện khác để thi hành án; đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm thì còn phải xác minh tại cơ quan có chức năng đăng ký tài sản, giao dịch đó;

– Trường hợp xác minh bằng văn bản thì văn bản yêu cầu xác minh phải nêu rõ nội dung xác minh và các thông tin cần thiết khác;

– Trường hợp người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức thì Chấp hành viên trực tiếp xem xét tài sản, sổ sách quản lý vốn, tài sản; xác minh tại cơ quan, tổ chức khác có liên quan đang quản lý, bảo quản, lưu giữ thông tin về tài sản, tài khoản của người phải thi hành án;

– Yêu cầu cơ quan chuyên môn hoặc mời, thuê chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh trong trường hợp cần thiết;

– Lập biên bản thể hiện đầy đủ kết quả xác minh có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi tiến hành xác minh.

Bước 3: Ra quyết định về việc xác minh điều kiện thi hành án

Việc ra quyết định về việc xác minh điều kiện thi hành án căn cứ vào khoản 3, khoản 4 Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, cụ thể: trường hợp chưa xác định được địa chỉ và tài sản của người phải thi hành án hoặc chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án mà theo bản án, quyết định họ phải tự mình thực hiện nghĩa vụ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án. Quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án phải ghi rõ việc thi hành án bị hoãn.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định có căn cứ người phải thi hành án không có khả năng thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án.

Bước 4: Tiến hành xác minh lại khi nhận được văn bản cung cấp thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án

Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 62/2015/NĐ-Cp quy định, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành xác minh.

Sau khi có quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án, nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành án trở lại thì cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án.

Bước 5: Cơ quan thi hành án chuyển sang sổ theo dõi riêng đối với việc chưa có điều kiện thi hành án

Theo quy định tại khoản 6 Điều 9 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP thì cơ quan thi hành án dân sự chuyển sang sổ theo dõi riêng đối với việc chưa có điều kiện thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi có đủ các điều kiện sau:

– Đã hết thời hạn 02 năm, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án đối với trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án hoặc đã hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án;

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Xác minh điều kiện thi hành án dân sự, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Xác minh điều kiện thi hành án dân sự

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phân phối chứng khoán là gì ?

Phân phối chứng khoán là gì ? Phân phối chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế ...

Xem thêm

Mệnh giá chứng khoán là gì ?

Mệnh giá chứng khoán là gì ? Mệnh giá chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế nà...

Xem thêm

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ?

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ? Nhà đầu tư chứng khoán chuyên ngh...

Xem thêm

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán?

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán? Tổ chức xã hội – nghề nghiệp v...

Xem thêm

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Pháp luật quy đ...

Xem thêm

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán?

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán? Nguyên tắc hoạt động về ...

Xem thêm

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán?

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán? Điều kiện cấp chứng...

Xem thêm

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán?

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán? Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng kh...

Xem thêm

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam?

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam? Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam nh...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574