Xây nhà trên đất nông nghiệp có bị xử phạt không?

Xây nhà trên đất nông nghiệp có bị xử phạt không?

Xây nhà trên đất nông nghiệp có bị xử phạt không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

1. Căn cứ pháp lý:

– Luật đất đai 2013;

–  Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

2. Giải quyết vấn đề:

2.1 Có được xây nhà trên đất trồng nông nghiệp không?:

Theo quy định tại Khoản 1, điều 10 Luật Đất Đai 2013 về Phân loại đất như sau: căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau: Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

  • Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
  • Đất trồng cây lâu năm;
  • Đất rừng sản xuất;
  • Đất rừng phòng hộ;
  • Đất rừng đặc dụng;
  • Đất nuôi trồng thủy sản;
  • Đất làm muối;
  • Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

Như vậy, đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp.

– Về nguyên tắc sử dụng đất: Theo quy định tại Điều 6 Luật Đất Đai 2013, nguyên tắc sử dụng đất như sau:

  • Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
  • Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
  • Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, không thể xây nhà trên đất nông nghiêp, nếu người sử dụng đất sử dụng sai mục đích sử dụng đất sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. 

Xây nhà trên đất nông nghiệp có bị xử phạt không?
Xây nhà trên đất nông nghiệp có bị xử phạt không?

2.2. Xử phạt hành vi xây nhà trên đất nông nghiệp:

Trường hợp 1: Xây dựng nhà trên đất nông nghiệp trồng lúa

Việc sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị xử phạt căn cứ theo quy định tại Khoản 2,3,4 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:  

– Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  •  Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;
  •  Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;
  •  Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
  •  Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  •  Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  •  Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  •  Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
  •  Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

– Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt quy định tại khoản 3 Điều này.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

  •  Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm
  •  Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
  •  Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Như vậy tùy vào diện tích đất vi phạm là bao nhiêu thì sẽ có các mức phạt khác nhau tương ứng.

Trường hợp 2: Xây dựng nhà trên đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất:

Việc sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị xử phạt căn cứ theo quy định tại Khoản 2,3,4 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:  

– Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  •  Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
  •  Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
  •  Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  •  Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  •  Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  •  Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;
  •  Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên.

– Trường hợp chuyển đất rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, đất rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang mục đích khác thì hình thức và mức xử phạt được thực hiện bằng 02 lần mức phạt tương ứng với từng trường hợp chuyển mục đích quy định các khoản 1 và 2 Điều này.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

  •  Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm
  •  Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
  •  Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Trường hợp 3: Xây dựng nhà trên đất nông nghiệp khác ngoài hai loại trên

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2,3 4 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

  •  Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
  •  Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
  •  Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  •  Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  •  Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  •  Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
  •  Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đồ thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

  •  Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm;
  •  Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
  •  Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Như vậy, đối với hành vi xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp, tùy theo từng diện tích và loại đất vi phạm mà người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt theo mức tương ứng. Ngoài ra, người vi phạm còn phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề xây nhà trên đất nông nghiệp có bị xử phạt không?, bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề trên;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….;

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khí tượng thủy văn?

Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khí tượng thủy văn theo quy định mới nhất, ...

Xem thêm

Dịch vụ hoàn công nhà ở trọn gói tại Quận 2 – 1900 6574

Dịch vụ hoàn công nhà ở trọn gói tại Quận 2 – 1900 6574 Bạn đang tìm kiếm dịch vụ hoàn ...

Xem thêm

Dịch vụ hoàn công nhà ở tại Quận 4 – 1900 6574

Dịch vụ hoàn công nhà ở tại Quận 4 – 1900 6574 Bạn đang tìm kiếm dịch vụ hoàn công xây ...

Xem thêm

Dịch vụ hoàn công nhà ở tại Quận 3 – 1900 6574

Dịch vụ hoàn công nhà ở tại Quận 3 – 1900 6574 Bạn đang tìm kiếm dịch vụ hoàn công xây ...

Xem thêm

Dịch vụ hoàn công nhà ở tại Quận 5 – 1900 6574

Dịch vụ hoàn công nhà ở tại Quận 5 – 1900 6574 Bạn đang tìm kiếm dịch vụ hoàn công xây ...

Xem thêm

Dịch vụ hoàn công nhà ở nhanh tại Quận 3 – 1900 6574

Dịch vụ hoàn công nhà ở nhanh tại Quận 3 – 1900 6574 Bạn đang tìm kiếm dịch vụ hoàn côn...

Xem thêm

Dịch vụ hoàn công nhà ở trọn gói tại Quận 3 – 1900 6574

Dịch vụ hoàn công nhà ở trọn gói tại Quận 3 – 1900 6574 Bạn đang tìm kiếm dịch vụ hoàn ...

Xem thêm

Dịch vụ hoàn công nhà ở nhanh tại Quận 4 – 1900 6574

Dịch vụ hoàn công nhà ở nhanh tại Quận 4 – 1900 6574 Bạn đang tìm kiếm dịch vụ hoàn côn...

Xem thêm

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế như t...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574