Ý nghĩa của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

Ý nghĩa của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất. Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 

2. Giải quyết vấn đề

1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

1.1. Khái niệm nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng để họ tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình trong quá trình tham gia tố tụng. Trong đó các quan hệ dân sự được xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm và bình đẳng giữa các chủ thể.

Xuất phát từ khái niệm quyền tự định đoạt của đương sự :“Là một quyền tố tụng được quy định trong pháp luật TTDS, theo đó đương sự có quyền tự quyết định về việc tham gia TTDS, tự quyết định và sử dụng những biện pháp cần thiết mà pháp luật trao cho nhằm bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp tại Tòa án theo quy định của pháp luật”. Từ đó cho thấy, nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự chính là sự ghi nhận về mặt nội dung quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS, đây được xem là những quyền năng cơ bản của các đương sự khi tham gia vào hoạt động tố tụng, chính vì vậy pháp luật quy định quyền tự định đoạt của đương sự là một trong nhưng nguyên tắc cơ bản và quan trọng đối với đương sự nói riêng và trong hoạt động TTDS nói chung.

Từ những phân tích trên, có thể rút ra một kết luận: “Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự Việt Nam, theo đó đương sự có quyền tự do thể hiện ý chí của mình trong việc lựa chọn thực hiện các hành vi tố tụng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, quyết định các quyền, lợi ích của mình trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm cho đương sự thực hiện được quyền tự định đoạt của họ trong TTDS”.

Mặc dù, nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS là sự thể hiện ý chí tự do của đương sự trong việc giải quyết tranh chấp nhưng không có nghĩa là đương sự được phép sử dụng nó một cách tùy tiện mà phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật.

1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

Nguyên tắc quyên tự định đoạt của đương sự trong TTDS là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự. Ngoài những ý nghĩa chung là bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, là cơ sở để xây dựng và thực hiện các quy phạm khác của pháp luật TTDS thì nguyên tắc này còn mang những ý nghĩa riêng của nó:

Thứ nhất, việc Nhà nước thể chế hóa quyền tự định đoạt của đương sự là một nguyên tắc quan trọng trong pháp luật TTDS là sự khẳng định pháp luật thực sự đã ghi nhận và bảo đảm cho các đương sự có điều kiện bằng hành vi của mình quyết định quyền, lợi ích hợp pháp của họ và việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của của chính mình.

Thứ hai, bên cạnh việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì nguyên tắc này còn có ý nghĩa trong việc xác định rõ trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự, tòa án chỉ tiến hành giải quyết vụ việc dân sự khi có yêu cầu của đương sự, điều đó đồng nghĩa với việc Tòa án sẽ không được xem xét và giải quyết vụ việc dân sự khi không có yêu cầu của đương sự. Quy định trên đã góp phần giúp Tòa án xác định được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chức năng xét xử.

Thứ ba, hoạt động xét xử có vai trò rất lớn trong việc ổn định trật tự pháp luật, giữ vững kỷ cương xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của mọi người… Việc quy định nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS càng khẳng định quan điểm nhất quán của nhà nước ta đó là đương sự được quyền tự do thể hiện ý chí của mình bằng việc tự mình lựa chọn các hành vi tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nhờ đó mà các hoạt động xét xử đảm bảo được tính đúng đắn, khách quan và phát huy được vai trò của hoạt động này đối với việc ổn định trật tự kỉ cương xã hội.

2. Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

Nguyên tắc quyền tự định đoạt được xem là một trong những nguyên tắc cơ bản của đương sự được ghi nhận cụ thể tại Điều 5 BLTTDS 2015 với tên gọi quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự:

“1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.

2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.”.

2.1. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình

a) Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự

Quyền tự định đoạt trong việc khởi kiện vụ án dân sự được ghi nhận tại điều 186 BLTTDS 2015: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Bên cạnh đó, điều 187 cũng quy định quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước. Nhà nước đã chính thức ghi nhận quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan tổ chức yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của chủ thể khác.

Đối với việc dân sự, tuy không có tranh chấp trực tiếp giữa các bên, nhưng người yêu cầu việc dân sự cũng phải chủ động như nguyên đơn trong vụ án dân sự. Họ được quyền đưa ra yêu cầu cho Tòa án giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên yêu cầu của họ chỉ giới hạn trong phạm vi yêu cầu Tòa án công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt hoặc công nhận các quyền, nghĩa vụ của họ.

b) Quyền quyết định và tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn

Theo khoản 4 Điều 72 BLTTDS 2015 thì bị đơn có quyền “Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này”. Và tại Điều 200 BLTTDS 2015 cũng quy định rất cụ thể và chi tiết về các điều kiện cũng như là thời điểm mà bị đơn được phép đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn. Như vậy, quyền quyết định và tự định đoạt phản tố của bị đơn chỉ được thực hiện khi có những mối ràng buộc nhất định với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Mặt khác, quyền quyết định và tự định đoạt phản tố của bị đơn chỉ được thực hiện tại những thời điểm trong những giai đoạn tố tụng nhất định theo quy định tại khoản 3 Điều 200 BLTTDS 2015.

c) Quyền tự định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Ý nghĩa của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự
Ý nghĩa của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

Luật sư tư vấn Hotline: 1900 6574 

Trong tố tụng dân sự, khái niệm người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được quy định tại Khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015, họ là người tuy không khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng và họ cũng có quyền thể hiện sự tự định đoạt của mình thông qua việc đưa ra yêu cầu độc lập được quy định tại điều 201 BLTTDS 2015 khi đáp ứng đủ những điều kiện sau:

“a) Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
b) Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
c) Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải“.

Đối với người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tham gia trực tiếp vào việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc trả lời về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích đó. Việc tham gia của họ cũng giống trong vụ án dân sự, có thể do họ chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự khác hay theo yêu cầu của Tòa án. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định thời điểm cụ thể mà người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được phép đưa ra yêu cầu độc lập của mình đó là “trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải”.

2.2. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu và thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự

a) Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu

Theo quy định tại Điều 244 BLTTDS 2015, không chỉ có nguyên đơn có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện mà bị đơn cũng có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu phản tố, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng có quyền thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu độc lập. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng giai đoạn của TTDS mà việc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện có thể được Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận.

Trước khi mở phiên Tòa sơ thẩm, quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu là quyền tuyệt đối của đương sự, theo đó việc đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện không bị hạn chế. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, quyền tự định đoạt của đương sự trong vấn đề thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu sẽ bị hạn chế, điển hình như tại phiên Tòa sơ thẩm, theo quy định tại khoản 1 Điều 244 BLTTDS 2015, việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự chỉ được chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập ban đầu, hay trước khi mở phiên Tòa phúc thẩm hoặc tại phiên Tòa phúc thẩm, nguyên đơn chỉ được phép rút đơn khởi kiện khi có sự đồng ý của bị đơn( theo quy định tại Điều 299 BLTTDS 2015), đây được xem là quy định nhằm góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự khác trong quá trình tham gia tố tụng.

Đặc biệt, pháp luật TTDS hiện hành có quy định các trường hợp thay đổi địa vị tố tụng khi các đương sự trong vụ án tiến hành rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập theo quy định tại Điều 245 BLTTDS 2015 nhằm góp phần đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự cũng như bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác tham gia tố tụng.

Xét về bản chất, mặc dù yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan làm phát sinh một quan hệ pháp luật mới khác với quan hệ pháp luật mà nguyên đơn yêu cầu, tuy nhiên, việc tiến hành giải quyết các yêu cầu của bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nêu trên đều giống như việc giải quyết yêu cầu của nguyên đơn. Do đó, bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng thể hiện quyền tự định đoạt của mình thông qua việc bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập mà mình đã đưa ra trước đó trong từng giải đoạn theo quy định của pháp luật.

b) Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự

Xuất phát từ bản chất của quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động, các bên đương sự có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp dân sự ở bất cứ một giai đoạn nào trong TTDS. Cùng với đó, hòa giải được xem là một trong những thủ tục có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các tranh chấp đã phát sinh. Theo quy định tại Điều 10 BLTTDS 2015 thì: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”. Tuy nhiên, việc hòa giải phải đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự, xuất phát từ ý chí chủ quan, tự nguyện của chính đương sự, không ai có thể cưỡng ép, bắt buộc đương sự thỏa thuận trái với ý muốn của họ. Tòa án chỉ công nhận thỏa thuận của các đương sự nếu thỏa thuận đó là phù hợp với các quy định của pháp luật, không xâm phạm tới quyền và lợi ích của các chủ thể khác ( quy định tại khoản 2 Điều 205 BLTTDS 2015).

Quyền tự định đoạt của đương sự còn thể hiện ở quyền tự thỏa thuận, dàn xếp, thương lượn với nhau về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án sau khi Tòa án đã thụ lý. Trong trường hợp này, Tòa án không phải là người chủ động đưa vụ án ra hòa giải mà các đương sự tự thương lượng, thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án. Việc các đương sự tự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án có thể được thực hiện ở mọi giai đoạn trong quá trình tố tụng.

2.3. Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án.

a) Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong việc lựa chọn người đại diện, ngươi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Theo quy định tại Điều 75 BLTTDS 2015, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đương sự có quyền nhờ luật sư hoặc người khác mà tòa án chấp nhận tham gia tố tụng. Người tham gia tố tụng này được gọi là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Đây cũng là biểu hiện của nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự được pháp luật tố tụng tôn trọng. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 75 BLTTDS 2015 . Ngoài ra, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng theo yêu cầu của đương sự nên việc thay đổi, chấm dứt việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự do hai bên quyết định. Như vậy, một lần nữa quyền tự định đoạt của đương sự lại được thể hiện và nội hàm của nó đều hướng tới lợi ích của đương sự.

b) Quyền tự định đoạt của đương sự trong việc kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án

Có thể thấy, theo quy định tại Điều 271 BLTTDS 2015 thì: “Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Theo đó, những phần của bản án, quyết định bị kháng cáo thì chưa được thi hành mà cần phải được Tòa án cấp phúc thẩm xem xét và giải quyết theo trình tự phúc thẩm”. Từ đó, quyền kháng cáo là phương tiện pháp lý quan trọng và là một trong những nội dung của quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự. Tuy nhiên, quyền này bị giới hạn bởi những quy định của pháp luật về đối tượng có quyền kháng cáo theo quy định tại Điều 271 BLTTDS 2015 và thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 273 BLTTDS 2015. Mặt khác, đương sự cũng có quyền thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo theo Khoản 2, Điều 284 BLTTDS 2015: “Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết“.

Đương sự, người đại diện của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền kháng cáo bản án, quyết định, hành vi tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc tại phiên tòa cấp sơ thẩm khi có căn cứ cho rằng bản án, quyết định, hành vi tố tụng đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong thể hiện thông qua việc kháng cáo là một trong những quyền tố tụng quan trọng, bảo đảm cho đương sự có điều kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cũng như phát hiện, khắc phục, sửa chữa những sai sót của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc.

3. Trách nhiệm của Tòa án trong việc đảm bảo thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự

Bên cạnh việc quy định quyền tự định đoạt của đương sự trong việc tham gia tố tụng, BLTTDS 2015 vẫn tiếp tục kế thừa và quy định rõ trách nhiệm của Tòa án trong việc đảm bảo cho đương sự thực hiện được quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 BLTTDS 2015 quy định: “… Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó”. Quy định này được hiểu rằng Tòa án chỉ được quyền thụ lý giải quyết VVDS khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự. Nếu như không có đơn khởi kiện, yêu cầu của của đương sự thì Tòa án không được phép thụ lý và giải quyết bất kì vụ việc nào. Quy định trên đã chứng tỏ pháp luật TTDS luôn luôn tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự hoàn toàn dựa trên sự định đoạt của đương sự

Bên cạnh đó, trong quá trình giải quyết, Tòa án chỉ xem xét vụ việc “trong phạm vi yêu cầu” của đương sự mà không được phép giải quyết thiếu hoặc vượt quá phạm vi yêu cầu của đương sự. Trách nhiệm của Tòa án đó là giải quyết đúng và đầy đủ yêu cầu của đương sự, đảm bảo cho đương sự được thực hiện quyền tự định đoạt, không hạn chế các đương sự thực hiện các quyền này. Nếu các đương sự chưa hiểu, chưa biết mình có quyền và nghĩa vụ tố tụng gì thì Tòa án cần phải giải thích cho họ biết các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ, từ đó giúp đương sự thực hiện tốt hơn quyền tự định đoạt của mình, có như vậy thì mới đảm bảo được nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong vụ việc dân sự cũng như đảm bảo nguyên tắc đó được thực thi trên thực tiễn.

Trên đây là những trường hợp bị thu hồi đất. Nếu có thắc mắc gì thêm, vui lòng liên hệ với Công ty Luật 24h qua hotline 1900 65 74 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của công ty giải đáp thắc mắc.

Xem thêm: công ty luật 24H

>>Xem thêm: Tội cản trở giao thông trong luật hình sự theo quy định pháp luật – Luật 24h

>>Xem thêm: Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình – Luât 24h

>>>Xem thêm: Tòa án làm mất hồ sơ khởi kiện của người khởi kiện thì phải làm thế nào?

>>Xem thêm: Tội xâm phạm thư tín Xử lý hành vi xem trộm thư, tin nhắn facebook – Luật 24h

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện tại Huyện Trạm Tấu

Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện tại Thị xã Sa Pa Bạn đang cần đến sự hỗ trợ của Dị...

Xem thêm

Tư vấn thủ tục giải thể văn phòng đại diện tại Huyện Trạm Tấu

Tư vấn thủ tục giải thể văn phòng đại diện tại Huyện Trạm Tấu Bạn đang cần đến sự hỗ tr...

Xem thêm

Phân phối chứng khoán là gì ?

Phân phối chứng khoán là gì ? Phân phối chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế ...

Xem thêm

Mệnh giá chứng khoán là gì ?

Mệnh giá chứng khoán là gì ? Mệnh giá chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế nà...

Xem thêm

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ?

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ? Nhà đầu tư chứng khoán chuyên ngh...

Xem thêm

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán?

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán? Tổ chức xã hội – nghề nghiệp v...

Xem thêm

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Pháp luật quy đ...

Xem thêm

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán?

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán? Nguyên tắc hoạt động về ...

Xem thêm

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán?

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán? Điều kiện cấp chứng...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574