Ly hôn ai sẽ là người có nghĩa vụ cấp dưỡng? Cấp dưỡng bao nhiêu tiền một tháng, có được cấp dưỡng một lần không?

Ly hôn ai sẽ là người có nghĩa vụ cấp dưỡng? Cấp dưỡng bao nhiêu tiền một tháng, có được cấp dưỡng một lần không?. Trong cuộc sống hiện đại, tỷ lệ các gia đình ly hôn ngày càng cao. Vấn đề nuôi con và cấp dưỡng cho con sau ly hôn là một trong vấn đề quan trọng và được các cha, mẹ rất quan tâm. Ly hôn ai sẽ là người có nghĩa vụ cấp dưỡng? Cấp dưỡng bao nhiêu tiền một tháng, có được cấp dưỡng một lần không?

Cơ sở pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Bộ Luật dân sự 2015

Giải quyết vấn đề

Ai sẽ là người có nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn

Cấp dưỡng là gì và ai là người có nghĩa vụ cấp dưỡng?

Theo khoản 24 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cấp dưỡng là “việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.”

Từ định nghĩa của pháp luật, cấp dưỡng được hiểu là nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con trong trường hợp không trực tiếp nuôi con, sống chung với con sau ly hôn.

Theo khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con là cha, mẹ không trực tiếp nuôi con. Khi ly hôn, con chung của hai vợ chồng sẽ do vợ hoặc chồng hoặc cả hai nuôi dưỡng, cha/mẹ thỏa thuận về việc nuôi con, nếu không thỏa thuận được, sẽ do Tòa án giải quyết. Như vậy, con sẽ do cha hoặc mẹ nuôi dưỡng và người còn lại là cha/mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Ly hôn ai sẽ là người có nghĩa vụ cấp dưỡng? Cấp dưỡng bao nhiêu tiền một tháng, có được cấp dưỡng một lần không?
Ly hôn ai sẽ là người có nghĩa vụ cấp dưỡng? Cấp dưỡng bao nhiêu tiền một tháng, có được cấp dưỡng một lần không?

Luật sư tư vấn hôn nhân, gọi: 19006574

Những trường hợp con được hưởng cấp dưỡng

Căn cứ theo quy định tại khoản 24 Điều 3 và Khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình, những trường hợp sau, con được cha/mẹ không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng:

Thứ nhất, cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên. Vậy hiểu như thế nào là con chưa thành niên? Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không giải thích cụ thể con chưa thành niên là gì, con chưa thành niên được hiểu với thuật ngữ tương đương là người chưa thành niên. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.”, như vậy định nghĩa rằng con chưa thành niên là con chưa đủ mười tám tuổi và cha/mẹ có nghĩa vụ trợ cấp nuôi con.

Thứ hai, cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Nếu con chưa thành niên là con chưa đủ 18 tuổi thì con đã thành niên là con đã từ đủ 18 tuổi trở lên, tuy nhiên cha/mẹ vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng nếu như có một trong các căn cứ sau:

Con mất năng lực hành vi dân sự: Con mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Bộ luật dân sự là: “ Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.” Như vậy, mất năng lực hành vi là không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và có quyết định của Tòa án tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự. Khi mất năng lực hành vi dân sự, con cái không thể tự lao động, làm ra của cải vật chất nên cha, mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợpkhông sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Pháp luật chưa có văn bản hướng dân cụ thể hiểu như thế nào là con con đã thành niên mà không có khả năng lao động, tuy nhiên áp dụng tương tự pháp luật và thực tiến xét xử, xác định con đã thành niên mà không có khả năng lao động là trường hợp con tuy đủ 18 tuổi nhưng vì vấn đề sức khỏe và/hoặc nhận thức dẫn đến năng lực hành vi hạn chế nên không thể lao động, làm ra của cải vật chất để tự nuôi sống bản thân. Thêm vào đó, ngoài không có khả năng lao động, pháp luật cũng quy định thêm căn cứ trong trường  hợp cha, mẹ không sống chung với con và con không có tài sản để tự nuôi sống bản thân hoặc Sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con thì cha/mẹ vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Quy định trên đầy tính nhân văn và phù hợp với thực tế, xét về mặt tình cảm cũng như trách nhiệm của bậc làm cha, làm mẹ thì trong trường hợp dù đã đủ 18 tuổi nhưng không thể tự nuôi sống bản thân thì cha/mẹ vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Mức cấp dưỡng là bao nhiêu tiền một tháng và có được cấp dưỡng một lần không?

Mức cấp dưỡng là bao nhiêu tiền một tháng

Pháp luật chưa có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng là bao nhiêu, mức cấp dưỡng “căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng”.(Khoản 1 Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014)

Khả năng thực tế có thể cấp dưỡng và nhu cầu cần thiết yếu cần cấp dưỡng bao nhiêu là căn cứ để xác định mức cấp dưỡng.

Thu nhập thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng như là tiền lương, tiền công và các thu nhập khác.

Nhu cầu thiết yếu của con được cấp dưỡng là những nhu cầu cơ bản như  ăn, ở ,học hành(nếu có), vui chơi để phát triển một cách toàn diện của trẻ.

Về cơ bản mức cấp dưỡng căn cứ chủ yếu vào nhu cầu thiết yếu của con căn cứ theo độ tuổi và sự phát triển thể chất và tinh thần của con, con càng lớn, mức cấp dưỡng của cha hoặc mẹ dành cho con càng tăng.

Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của cha và mẹ về mức cấp dưỡng dành cho con bởi lẽ với quan hệ dân sự, đặc biệt là trách nhiệm nuôi dưỡng của bậc sinh thành, luật pháp đề cao sự tự nguyện, trách nhiệm của các bên. Pháp luật  can thiệp và giải quyết khi có tranh chấp và ca mẹ không thỏa thuận được về cấp dưỡng hoặc thỏa thuận mức cấp dưỡng quá thấp không đáp ưng dước nhu cầu cảu con thì mức cấp dưỡng sẽ do Tòa án  quyết định.

Phương thức cấp dưỡng và có thể cấp dưỡng một lần không

Điều 117 Luật hôn nhân và gia đình 2014 “Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.”

Pháp luật quy định về thời gian cấp dưỡng chia thành rất nhiều thời điểm kỳ hạn: tháng, quý, năm, một lần.

Hình thức cấp dưỡng linh hoạt do hai bên thảo thuận và cũng theo thu nhập và khả năng tài chính của cha, mẹ cấp dưỡng và có thể tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Hoặc cha/mẹ có thể cấp dưỡng một lần cho con. Mức cấp dưỡng một lần cho con được tính trên thời gian con sẽ được hưởng cấp dưỡng đến khi con đã thành niên với trường hợp con đã thành niên và có khả năng lao động. Với trường hợp cấp dưỡng cho con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không thể lao động, không có tài sản để nuôi bản thân mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con, mức cấp dưỡng một lần có thể được thực hiện khi cha và mẹ thỏa thuận và thống nhất.

Nhìn chung, phương thức trả cấp dưỡng như thế nào căn cứ rất nhiều vào thu nhập và khả năng tài chính của người cấp dưỡng, cũng như thỏa thuận của vợ chồng khi ly hôn hoặc theo phán quyết của Tòa án.

Luật sư tư vấn hôn nhân, gọi: 19006574

>>Xem thêm: Thủ tục đơn phương ly hôn năm 2020 – Hãng luật 24H 

>>Xem thêm: Vợ bỏ đi làm sao để ly hôn con sẽ thuộc về ai nuôi – Hãng luật 24H 

>>Xem thêm: Vợ chồng ly hôn muốn chia tài sản thì phải làm thế nào – Hãng luật 24H 

Dịch vụ pháp lý của Hãng luật 24h

-Hỗ trợ giải quyết tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con;

-Hỗ trợ thủ tục, đơn từ đối với trường hợp kiện đòi tiền cấp dưỡng nuôi con;

-Tư vấn về vấn đề cấp dưỡng nuôi con.

Trên đây là những trường hợp bị thu hồi đất. Nếu có thắc mắc gì thêm, vui lòng liên hệ với Công ty Luật 24h qua hotline 1900 65 74 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của công ty giải đáp thắc mắc.

Xem thêm: công ty luật 24H

>>Xem thêm: Tội cản trở giao thông trong luật hình sự theo quy định pháp luật – Luật 24h

>>Xem thêm: Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình – Luât 24h

>>>Xem thêm: Tòa án làm mất hồ sơ khởi kiện của người khởi kiện thì phải làm thế nào?

>>Xem thêm: Tội xâm phạm thư tín Xử lý hành vi xem trộm thư, tin nhắn facebook – Luật 24h

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tố cáo hành vi bạo lực gia đình của bố

Tố cáo hành vi bạo lực gia đình của bố theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn ...

Xem thêm

Tư vấn thủ tục thành lập hợp tác xã tại Huyện Mê Linh

Tư vấn thủ tục thành lập hợp tác xã tại Huyện Mê Linh, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, vớ...

Xem thêm

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở h...

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở huyện khác có được khô...

Xem thêm

Anh G có hành vi hành hạ, bỏ mặc không chăm sóc bố đẻ già yếu. Hàn...

Anh G có hành vi hành hạ, bỏ mặc không chăm sóc bố đẻ già yếu. Hành vi này của anh G bị...

Xem thêm

Bố đánh đập con gái vì nhà không có con trai?

Bố đánh đập con gái vì nhà không có con trai theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết t...

Xem thêm

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con theo quy định của pháp luật

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con theo quy định của pháp luật Giải quyết tranh chấp đất đai g...

Xem thêm

Ly hôn khi chồng ngoại tình và có con riêng thế nào?

Ly hôn khi chồng ngoại tình và có con riêng thế nào? Ly hôn khi chồng ngoại tình và có ...

Xem thêm

Ly hôn khi chồng ngoại tình và chung sống với bồ thế nào?

Ly hôn khi chồng ngoại tình và chung sống với bồ thế nào? Ly hôn khi chồng ngoại tình v...

Xem thêm

Có nên yêu người đã ly hôn và có con riêng?

Có nên yêu người đã ly hôn và có con riêng? Có nên yêu người đã ly hôn và có con riêng?...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574