Đánh ghen có vi phạm pháp luật không
Mô tả: Đánh ghen có vi phạm pháp luật không
Ngoại tình là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, xét về mặt xã hội và đạo đức, đây là một hành vi không được đồng tình và đáng lên án. Nhưng nếu người trong cuộc không khôn khéo xử lý và bình tĩnh thì rất dễ họ vừa là nạn nhân vừa là người vi phạm pháp luật, bị pháp luật chế tài về hành chính lẫn trách nhiệm hình sự.
Trong bài viết này, Luật 24H xin chia sẻ thông tin về vấn đề Đánh ghen có vi phạm pháp luật không? Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, gọi cho chúng tôi qua hotline 1900 6574 để được giải đáp hoặc truy cập website https://luat24h.net
1.Trách nhiệm hành chính
Cơ sở pháp lý: Nghị định 167/2013/NĐ-CP
-Người nào có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng.
-Trong trường hợp đi đánh ghen hoặc thuê người khác đánh ghen mà xâm hại đến sức khỏe của đối phương thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng theo quy định điểm e, khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
-Trường hợp cả hai bên đánh nhau, mức phạt sẽ là 500.000 đồng – 01 triệu đồng.
2.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Cơ sở pháp lý: Bộ luật dân sự 2015 quy định
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm 1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; c) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. |
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm 1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; d) Thiệt hại khác do luật quy định. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. |
3.Trách nhiệm hình sự
Cơ sở pháp lý: Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Nếu hành vi đánh ghen mức độ nghiêm trọng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
-Tùy vào mức độ, tỷ lệ thương tật, hành vi, hậu quả mà cấu thành Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 134.
-Hành vi bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác một cách nghiêm trọng có thể cấu thành các tội sau Tội làm nhục người khác theo Điều 155.
Đánh ghen có vi phạm pháp luật không?
>>>>Đánh ghen sao cho đúng luật?
Dù không được chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối phương; không được đánh nhau, gây thương tích cho đối phương nhưng vẫn có một cách đánh ghen không phạm luật là tố cáo hành vi ngoại tình đối phương. Trước tiên, thu thập được chứng cứ xác đáng chứng minh quan hệ ngoại tình của vợ hoặc chồng với tình nhân. Sau đó tiến hành tố cáo đến các cơ quan chức năng (có thể lựa chọn cơ quan công an hoặc UBND cấp xã) hoặc cơ quan làm việc của người ngoại tình với tình nhân.
1.Trường hợp xử phạt hành chính
Khi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; […] |
2.Trường hợp cấu thành tội phạm
Cơ sở pháp lý: Điều 182 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng 1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó. |
Đối với chuyện ‘con giáp thứ 13’, phụ nữ phải dùng não, không nên dùng tay chân. Ở xã hội “thượng tôn pháp luật”, mọi sự nóng giận đều phải trả giá không hề rẻ. Nếu chẳng may bạn vướng vòng lao lý, cha mẹ, con cái sẽ ai trông lo? Hơn nữa, việc này cũng tạo điều kiện cho những người ngoại tình có cơ hội đến với nhau.
Xem thêm: Công ty luật, văn phòng luật sư tư vấn thủ tục ly hôn với người bị tâm thần
Xem thêm: Có ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự được không?
Xem thêm: Những lý do dẫn đến ngoại tình trong hôn nhân.
Xem thêm: Công ty luât, văn phòng luật sư tư vấn ly hôn với người mất tích
Xem thêm: Tư vấn làm giấy khai sinh cho con khi chưa đăng ký kết hôn ?
Xem thêm: Thủ tục ly hôn với chồng ngoại tình, cờ bạc, đánh đập vợ con
Xem thêm: Đăng ký kết hôn nhưng chưa làm đám cưới có sao không? – Luật 24h
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến Đánh ghen có vi phạm pháp luật không? Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline 1900 6574; truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"