Điều kiện để được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật? – Luật 24H
Điều kiện để được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật? có nhiều thay đổi, luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá rẻ nhất, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.Sau đây, các Luật sư của Luật 24H sẽ tư vấn để giải đáp những thắc mắc trên.
Bảo hiểm xã hội có những chính sách rất linh hoạt đối với người tham gia bảo hiểm. Ngoài những chế độ được hưởng theo quy định thì người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu có yêu cầu.
1.Cơ sở pháp lý
Luật bảo hiểm xã hội 2014
Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
2.Giải quyết vấn đề
2.1. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 01 lần:
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội mà có yêu cầu được hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì người đó sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Đủ độ tuổi hưởng lương hưu theo quy định nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
Luật sư tư vấn Luật bảo hiểm xã hội, gọi: 1900 65 74
>>Xem thêm: Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng hưu trí năm 2020 – Hãng luật 24H
Người lao động ra nước ngoài để định cư và vì thế không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội
Những người mắc các bệnh hiểm hiểm nghèo nguy hiểm như: ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ y tế thì thời gian sống của họ không còn nhiều nữa. Khi đó họ có thể không tiếp tục đóng bảo hiểm và yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Trường hợp người lao động là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
2.2. Cách tính hưởng Trợ cấp BHXH một lần
+ Theo Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức hưởng BHXH một lần cụ thể như sau:
+ Hệ số 1,5 nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014
+ Hệ số 2 nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi
+ Trường hợp chưa đóng đủ 1 năm thì mức hưởng bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương
+ Cách tình hưởng trợ cấp BHXH 1 lần được tính theo số năm tham gia BHXH.
Mbqtl: Mức bình quân tính lương
Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)
2.3. Hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp BHXH 1 lần
Căn cứ vào Điều 109 Luật bảo hiểm xã hội 2014, hồ sơ chuẩn bị nộp bảo hiểm xã hội bao gồm:
+ Sổ BHXH
+ Đơn đề nghị hưởng Trợ cấp BHXH 1 lần (mẫu 14 – HSB)
+ CMND, sổ hộ khẩu hoặc tạm trú để đối chiếu
Đối với người ra nước ngoài để định cư có thêm một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;
+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
Đối với NLĐ mắc bệnh nguy hiểmtính như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế cần chuẩn bị thêm: Trích sao hồ sơ bệnh án.
2.4. Thời gian giải quyết hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp BHXH 1 lần
Cơ quan BHXH giải quyết trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo đúng quy định.
Luật sư tư vấn Luật bảo hiểm xã hội, gọi: 1900 65 74
>>Xem thêm: Sảy thai có được hưởng chế độ thai sản theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Thủ tục hưởng chế độ thai sản – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hưởng thai sản theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H
Các dịch vụ của hãng Luật 24H
-Tư vấn về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
-Hỗ trợ thực hiện thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần theo quy định;
-Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giải đáp được vướng mắc của bạn về vấn đề Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần theo quy định mới nhất. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc các vấn đề pháp lý khác bạn có thể liên hệ theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website http://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
>>Xem thêm:Thuận tình ly hôn cần những hồ sơ gì theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Vợ chồng ly hôn muốn chia tài sản thì phải làm thế nào – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Bố mẹ ly hôn ông bà nội có được quyền chăm sóc và nuôi dưỡng cháu không?- Luật 24
>>Xem thêm: Cách thức để ly hôn khi một bên ở nước ngoài theo quy định pháp luật mới nhất – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Các bước để ly hôn đơn phương theo quy định hiện hành – Hãng luật 24H
>Xem thêm: Trình tự thủ tục thuận tình ly hôn theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"