Ly hôn con dưới 36 tháng tuổi sẽ thuộc về ai nuôi? Phải cấp dưỡng bao nhiêu một tháng -luật 24H
Ly hôn con dưới 36 tháng tuổi sẽ thuộc về ai nuôi? Phải cấp dưỡng bao nhiêu một tháng. Khi một cuộc hôn nhân tan vỡ đi đến bước cuối cùng là ly hôn, ngoài việc phân chia khối tài sản chung của hai vợ chồng hình thành trong thời kỳ hôn nhân thì câu chuyện nuôi con, quyền nuôi con thuộc về ai luôn là vấn đề quan trọng được quan tâm và xảy ra nhiều tranh chấp. Bài viết dưới đây Hãng luật 24H sẽ bàn về một rong những vấn đề rất được quan tâm đó: Ly hôn con dưới 36 tháng tuổi sẽ thuộc về ai nuôi? Mức cấp dưỡng là bao nhiêu một tháng?
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Quy định về nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc nuôi con dưới 36 tháng tuổi như sau: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, căn cứ vào quy định pháp luật, việc nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn sẽ thuộc một trong các trường hợp sau:
Luật sư tư vấn hôn nhân, gọi: 19006574
Trường hợp một, việc nuôi con tuân theo sự thỏa thuận của cha mẹ. Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, nhất là trong vấn đề liên quan đến nuôi con. Nếu như vợ chồng có thể thỏa thuận và nhất trí được con dưới 36 tháng tuổi sẽ thuộc về ai nuôi sau khi ly hôn và có yêu cầu Tòa án công nhận thì thuận theo nguyện vọng các bên, người nuôi dưới 36 tháng tuổi có thể là cha hoặc mẹ tùy theo sự thỏa thuận của các bên.
Trường hợp thứ hai, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Nếu như cha mẹ không thể thỏa thuận được con dưới 36 tháng tuổi thuộc về ai nuôi thì theo quy định của pháp luật con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Quy định này xuất phát từ vấn đề thể chất và nhận thức của con dưới 36 tháng tuổi, bé dưới 36 tháng tuổi còn quá nhỏ và rất cần sự chăm sóc từ người mẹ. Pháp luật quy định như vậy nhằm đảm bảo lợi ích của đứa trẻ trong trường cha mẹ không thể thỏa thuận được người nhận nuôi con.
Trường hợp thứ 3, cha (bố) sẽ là người đương nhiên nhận nuôi con nếu như người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Để làm rõ vấn đề người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, ta cần làm rõ khả năng kinh tế của người vợ/chồng. Các tiêu chí làm căn cứ xác định điều kiện nuôi dưỡng có một số căn cứ sau:
Điều kiện kinh tế: thu nhập hàng tháng của vợ/hoặc chồng là bao nhiêu (bao gồm lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác…), có nơi ở ổn định cho con hay không (chỗ ở, nhà riêng)
Môi trường sống: hoàn cảnh gia đình, truyền thống gia đình…
Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng con: thời gian rảnh sau khi kết thúc công việc dành để chăm sóc con là như thế nào.
Nhân thân của người cha/mẹ: có tiền án tiền sự hay không, có tốt cho sự giáo dục tinh thần của con không?
Ngoài ra, mặc dù Tòa án đã xác định việc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thuộc về ai nhưng trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức quy định tại Khoản 5 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
Thứ nhất, cha, mẹ thỏa thuận với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con và người trực tiếp nuôi con (Điểm a Khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014)
Thứ hai, người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Trong trường hợp này, cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con thì căn cứ khoản 5 Điều 84 luật hôn nhân gia đình thì những chủ thể sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Người thân thích bao gồm: người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.
Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, ví dụ như: UBND cấp xã nơi vợ, chồng chung sống, nơi con chưa thành niên cư trú.
Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Hội liên hiệp phụ nữ.
Mức cấp dưỡng nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Với cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con nhưng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 : “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.” Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng cho con như sau:
“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Tiền cấp dưỡng nuôi con gồm chi phí đáp ứng tối thiểu cho việc ăn, ở và học hành của con và do các bên thoả thuận, tuy nhiên nếu mức cấp dưỡng thấp quá không phu hợp thì Tòa án sẽ quyết định dựa trên điều kiện thực tế của địa phương. Pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Khi có lý do chính đáng như thu nhập bị giảm sút nghiêm trọng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi theo thỏa thuận của cha mẹ.
Việc nuôi con và cấp dưỡng cho con là vấn đề đạo đức, trách nhiệm và xuất phát từ cái tâm của người làm cha, làm mẹ nên pháp luật hoàn toàn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, Tòa án chỉ giải quyết khi các bên không thể tự thỏa thuận, thống nhất.
Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
Luật sư tư vấn hôn nhân, gọi: 19006574
>>Xem thêm: Ly hôn ai là người có nghĩa vụ cấp dưỡng, cấp dưỡng bao nhiêu tiền một tháng – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Ly hôn mỗi người một con có phải cấp dưỡng – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Vợ bỏ đi làm sao để ly hôn , con thuộc về ai nuôi – Hãng luật 24H
Các dịch vụ của hãng luật 24H:
Hỗ trợ giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con;
Hỗ trợ thủ tục, đơn từ đối với trường hợp kiện đòi quyền nuôi con;
Tư vấn về vấn đề quyền nuôi con.
Trên đây là những trường hợp bị thu hồi đất. Nếu có thắc mắc gì thêm, vui lòng liên hệ với Công ty Luật 24h qua hotline 1900 65 74 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của công ty giải đáp thắc mắc.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
Tham khảo: Công ty Luật 24H
>>Xem thêm: Cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận các vấn đề hộ tịch? – Luật 24h
>>Xem thêm: Điều kiện, trình tự để đăng ký hộ khẩu thường trú thực hiện như thế nào là đúng nhất? – Luật 24h
>>Xem thêm: Có thể xin trích lục đăng ký kết hôn ở đâu ? Thủ tục như thế nào? – Luật 24h
>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục làm lại giấy khai sinh khi đã cao tuổi? – Luật 24h
>>Xem thêm: Thẩm quyền cấp lại Giấy khai sinh bản chính, thay đổi dân tộc? – Luật 24h
>>Xem thêm: Cách thức để ly hôn khi một bên ở nước ngoài theo quy định pháp luật mới nhất – LUẬT 24H
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"