Mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không – Luật 24H

Mỗi người phụ nữ đều mong muốn có thể tự mình sinh con, nhưng không phải ai cũng may mắn có được điều đó. Trong trường hợp này, họ có thể nhờ người mang thai hộ. Vậy thì người nhờ mang thai hộ và lao động nữ mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không? Điều kiện hưởng là gì? Thời gian tính hưởng như thế nào? Các chế độ hưởng ra sao?… Sau đây, các Luật sư của Luật 24H sẽ tư vấn để giải đáp các thắc mắc trên.

Cơ sở pháp lý

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Giải quyết vấn đề

Trước tiên, chúng ta cần hiểu mang thai hộ là gì. Căn cứ theo quy định tại khoản 22, 23 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về giải thích từ ngữ như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

Theo đó, mang thai hộ bao gồm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, còn mang thai hộ vì mục đích thương mại bị cấm. Trong quan hệ mang thai hộ sẽ có người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ.

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

Mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không
Mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không

Luật sư tư vấn hotline: 1900 6574

>>Xem thêm:Thuận tình ly hôn cần những hồ sơ gì theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Vợ chồng ly hôn muốn chia tài sản thì phải làm thế nào – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Bố mẹ ly hôn ông bà nội có được quyền chăm sóc và nuôi dưỡng cháu không?- Luật 24h

>>Xem thêm: Cách thức để ly hôn khi một bên ở nước ngoài theo quy định pháp luật mới nhất – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Các bước để ly hôn đơn phương theo quy định hiện hành – Hãng luật 24H

>Xem thêm: Trình tự thủ tục thuận tình ly hôn theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

Như vậy, mang thai hộ thì vẫn được xác định là một trong các trường hợp để hưởng chế độ thai sản. Cả người nhờ mang thai hộ và người đang mang thai hộ cũng đều được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Chế độ thai sản của việc mang thai hộ được quy định tại Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ như sau:

Điều 35. Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Chính phủ quy định chi tiết chế độ thai sản, thủ tục hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

Theo quy định pháp luật hiện hành, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ sẽ có các chế độ riêng.

Thứ nhất, chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ

Lao động nữ mang thai hộ là người trực tiếp mang thai và sinh con, do đó sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ từ việc khám thai cho đến khi sinh con. Trong thời gian mang thai nếu có xảy ra rủi ro như sẩy thai hoặc có nạo hút thai….thì cũng vẫn được hưởng chế độ thai sản tương ứng.

Trong khoảng thời gian mang thai thì người mang thai hộ sẽ được phép nghỉ việc để đi khám thai mỗi lần 1 ngày hoặc 2 ngày (nếu đi khám xa) và tối đa là 5 lần. Trường hợp bị sảy thai hay thai chết lưu, hút thai hoặc phải phá thai do bị bệnh lý thì được nghỉ với thời gian phụ thuộc vào tuần tuổi của thai.

Khi sinh con thì sẽ được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở/con; được nghỉ việc đến ngày giao trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ, nếu giao đứa trẻ luôn sau khi sinh hoặc từ khi sinh cho đến lúc giao trẻ mà thời gian nghỉ thai sản chưa đủ 2 tháng thì người mang thai hộ đó vẫn được nghỉ đủ cho đến 2 tháng. Cũng giống như các chế độ bảo hiểm khác, trong 01 tháng đầu quay trở lại làm việc sau hưởng thai sản mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.

Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở trung bình tiền lương của 06 tháng liền trước khi nghỉ việc để hưởng thai sản.

Trường hợp người lao động nghỉ hưởng chế độ từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng đó thì tháng này coi như đã đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: Chị A đang làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại công ty Z. Ngày 10/04/2019 chị bắt đầu nghỉ hưởng chế độ thai sản. Theo đó, tháng 04 chị nghĩ hưởng chế độ thai sản 20 ngày nên tháng này được xác định là chị đã đóng bảo hiểm xã hội.

Thứ hai, chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ

Sau khi nhận được đứa trẻ từ lao động nữ mang thai hộ thì người mẹ nhờ mang thai hộ sẽ được hưởng chế độ thai sản đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Nếu mà lao động nữ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người mẹ nhờ mang thai hộ sẽ được nhận trợ cấp một lần cho mỗi con. Còn nếu cả người mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ đều không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì trợ cấp này sẽ được chuyển sang cho người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nếu như sinh đôi trở lên thi từ con thứ hai trở đi sẽ được nghỉ thêm 1 tháng cho mỗi con.

Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không thể chăm sóc con  khi con dưới 06 tháng tuổi thì người chồng hoặc người nuổi dưỡng trực tiếp sẽ được hưởng chế độ thai sản còn lại mà người mẹ nhờ mang thai hộ chưa hưởng hết. Còn nếu đứa con chết khi chưa đủ 06 tháng tuổi thì người mẹ nhờ mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Căn cứ để tính mức hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ cũng tương tự như lao động nữ mang thai hộ. Trung bình 06 tháng tiền lương cuối trước khi nghỉ việc.

Các dịch vụ của hãng luật 24H

Tư vấn về chế độ thai sản đối với việc mang thai hộ miễn phí qua tổng đài;

Hỗ trợ thực hiện các thủ tục hưởng chế độ thai sản khi mang thai hộ;

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp chế độ thai sản khi mang thai hộ.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan Mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ Mang thai hộ có được hưởng chế độ thai sản không hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phân phối chứng khoán là gì ?

Phân phối chứng khoán là gì ? Phân phối chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế ...

Xem thêm

Mệnh giá chứng khoán là gì ?

Mệnh giá chứng khoán là gì ? Mệnh giá chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế nà...

Xem thêm

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ?

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ? Nhà đầu tư chứng khoán chuyên ngh...

Xem thêm

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán?

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán? Tổ chức xã hội – nghề nghiệp v...

Xem thêm

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Pháp luật quy đ...

Xem thêm

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán?

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán? Nguyên tắc hoạt động về ...

Xem thêm

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán?

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán? Điều kiện cấp chứng...

Xem thêm

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán?

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán? Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng kh...

Xem thêm

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam?

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam? Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam nh...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574