Rủi ro về thuế là như thế nào? Quản lý rủi ro trong quản lý thuế?

Rủi ro về thuế là như thế nào? Quản lý rủi ro trong quản lý thuế?

Bạn đang cần đến sự hỗ trợ để Rủi ro về thuế là như thế nào? Quản lý rủi ro trong quản lý thuế?

. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất. Luật 24H cung cấp dịch vụ, hỗ trợ pháp lý trong nhiều lĩnh vực pháp luật đa dạng, định hướng chính xác, giải quyết khoa học, triệt để, dự liệu được mọi vấn đề phát sinh và tránh mọi rủi ro không đáng có cho khách hàng. Áp dụng pháp luật thông minh nhất, có lợi nhất và hiệu quả nhất để bảo vệ khách hàng. Chúng tôi luôn tự hào là nhà cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế
Rủi ro về thuế là như thế nào? Quản lý rủi ro trong quản lý thuế?

Căn cứ pháp lý :

Luật Quản lý thuế năm 2019

Giải quyết vấn đề :

1. Rủi ro về thuế là gì

Trong lĩnh vực thuế, tại khoản 14 Điều 3 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định:

“. Rủi ro về thuế là nguy cơ không tuân thủ pháp luật của người nộp thuế dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước”

2. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế

Có nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đưa ra cách hiểu khác nhau về quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

Theo Ủy ban các cộng đồng châu Âu (gọi tắt là Ủy ban châu Âu, viết tắt là EC) quản lý rủi ro được định nghĩa là một quy trình quản lý mang tính hệ thống trong đó các cơ quan thuế lựa chọn một cách kỹ càng những công cụ xử lý hiệu quả nhằm tăng tính tuân thủ và hạn chế sự vi phạm pháp luật về thuế dựa trên năng lực có sẵn và những hiểu biết về hành vi của người nộp thuế. 

Trong một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Tài chính, quản lý rủi ro được hiểu là: “Quản lý rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro đối với các nội dung quản lý để đạt được mục tiêu đặt ra.

Trong quy định của pháp luật Việt Nam thì quản lý rủi ro trong quản lý thuế được quy định tại Điều 9 Luật Quản lý thuế năm 2019.

Từ những quan điểm nêu trên có thể rút ra quản lý rủi ro trong quản lý thuế là việc xác định, đánh giá, xếp hạng và xử lý những hành vi có nguy cơ không tuân thủ pháp luật đối với nghĩa vụ nộp thuế dẫn đến thất thu ngân sách Nhà nước để từ đó áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả.

2.1. Các trường hợp áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế

Cơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro trong đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, hoàn thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quản l‎ý và sử dụng hóa đơn, chứng từ và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.

Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong khai thuế, hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.

2.2. Hệ thống cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế

Trước hết, áp dụng rủi ro trong quản lý thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 31/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 được hiểu như sau:

“. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế là việc ứng dụng các quy trình nghiệp vụ, các nguyên tắc, biện pháp, kỹ thuật về quản lý rủi ro và kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro người nộp thuế để quyết định thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trong quản lý thuế.” 

Việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế được quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 9 Luật Quản lý thuế năm 2019. Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế bao gồm:

– Nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế.

– Xây dựng tiêu chí quản lý thuế.

– Đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.

Việc đánh giá được thực hiện dựa trên hệ thống các tiêu chí, thông tin về lịch sử quá trình hoạt động của người nộp thuế, quá trình tuân thủ pháp luật và mối quan hệ hợp tác với cơ quan quản lý thuế trong việc thực hiện pháp luật về thuế và mức độ vi phạm pháp luật về thuế.

– Phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý thuế phù hợp.

Việc phân loại được thực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Trong quá trình phân loại mức độ rủi ro, cơ quan quản lý thuế xem xét các nội dung có liên quan, gồm thông tin về dấu hiệu rủi ro; dấu hiệu, hành vi vi phạm trong quản lý thuế; thông tin về kết quả hoạt động nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế, cơ quan khác có liên quan.

Bên cạnh đó, không thể phủ nhận rằng công tác quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Có thể kể đến sự thiếu gắn kết giữa cơ chế quản lý rủi ro với các nghiệp vụ xử lý của cơ quan quản lý thuế. Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế đã được cập nhật nhưng vẫn chưa thực sự đầy đủ và kịp thời, chưa có bộ phận chuyên trách về thu thập thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý thuế nói chung. Mức độ tuân thủ pháp luật thuế đưa ra các tiêu chí nhưng chưa xác định mức cụ thể. Để khắc phục những điều này, mới đây ngày 17 tháng 5 năm 2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 31/2021/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, theo đó ta có một số điểm đổi mới phù hợp như sau.

3. Đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế

Trong quản lý thuế, để nâng cao hiệu quả quản lý thuế cũng như thúc đẩy mức độ tuân thủ tự nguyện thực hiện pháp luật thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế cần xem xét, đánh giá mức độ và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý thuế, mức độ thường xuyên hay không của tình trạng không tuân thủ để xác định các nhóm người nộp thuế khác nhau tương ứng với các mức độ tuân thủ pháp luật thuế khác nhau và có các biện pháp quản lý thuế phù hợp với từng nhóm đối tượng này.

Dựa trên trình tự xây dựng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế tại khoản 4 Điều 9 Luật Quản lý thuế năm 2019 và khoản 1 Điều 10 Thông tư số 31/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021, việc đánh giá tuân thủ pháp luật của người nộp thuế được phân loại theo 04 mức gồm:

Điều 10. Đánh giá tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế

1. Người nộp thuế được đánh giá, phân loại theo một trong các mức độ tuân thủ pháp luật thuế như sau:

a) Mức 1: Tuân thủ cao.

b) Mức 2: Tuân thủ trung bình.

c) Mức 3: Tuân thủ thấp.

d) Mức 4: Không tuân thủ.”

Thêm vào đó, để việc quản lý rủi ro trong quản lý thuế đạt hiệu quả cao thì Điều 14 của Thông tư đã quy định các biện pháp nâng cao tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Cụ thể là:

– Đối với trường hợp tuân thủ cao: Đưa vào danh sách xem xét, lựa chọn tuyên dương, khen thưởng người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế.

– Đối với các trường hợp cần nâng cao tuân thủ:

 + Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, các đại lý thuế để triển khai các biện pháp hỗ trợ người nộp thuế thực hiện các thủ tục về thuế; tổ chức các chương trình tiếp xúc với người nộp thuế, hội nghị đối thoại, hội thảo, đào tạo giúp người nộp thuế thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế.

+ Nghiên cứu sửa đổi chính sách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, triển khai các biện pháp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ thông tin để việc kê khai, nộp thuế được thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí tuân thủ cho người nộp thuế.

Luật

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến Rủi ro về thuế là như thế nào? Quản lý rủi ro trong quản lý thuế?  bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến Người nghèo có được trợ giúp pháp lý không

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan Rủi ro về thuế là như thế nào? Quản lý rủi ro trong quản lý thuế?.Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ  hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

>>>Xem thêm: Bố mẹ vay nợ người khác con cái có nghĩa vụ phải trả nợ không – Luật 24H

>>Xem thêm: Thủ tục vay vốn ngân hàng nông nghiệp tại Nga Sơn, Thanh Hóa – Luật 24h

>>Xem thêm: tư vấn thủ tục vay vốn ngân hàng cho nông dân tại thanh hóa – Luật 24h

>Xem thêmThời hiệu khởi kiện để đòi nợ vay? – LUẬT 24H

>>Xem thêm: Nữ chưa đủ 18 tuổi, nam chưa đủ 20 tuổi thì có tổ chức đám cưới được không – Hãng luật 24H 

>>Xem thêm: Vợ chồng ly hôn muốn chia tài sản thì phải làm sao – Hãng luật 24H 

>>Xem thêm: Ly hôn khi một bên bị mất năng lực hành vi dân sự như thế nào – Hãng luật 24H 

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phân phối chứng khoán là gì ?

Phân phối chứng khoán là gì ? Phân phối chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế ...

Xem thêm

Mệnh giá chứng khoán là gì ?

Mệnh giá chứng khoán là gì ? Mệnh giá chứng khoán là gì ? Pháp luật quy định như thế nà...

Xem thêm

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ?

Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là như thế nào ? Nhà đầu tư chứng khoán chuyên ngh...

Xem thêm

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán?

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về chứng khoán? Tổ chức xã hội – nghề nghiệp v...

Xem thêm

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ?

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là gì ? Pháp luật quy đ...

Xem thêm

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán?

Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán? Nguyên tắc hoạt động về ...

Xem thêm

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán?

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính, chứng khoán? Điều kiện cấp chứng...

Xem thêm

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán?

Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán? Nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng kh...

Xem thêm

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam?

Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam? Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam nh...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574