Vợ bỏ nhà đi chồng có quyền ly hôn không
Vợ bỏ nhà đi chồng có quyền ly hôn không
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Vậy, Vợ bỏ nhà đi chồng có quyền ly hôn không?, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.
1. Căn cứ pháp lý
Bộ luật Dân sự năm 2015
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
2. Giải quyết vấn đề
2.1 Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
– Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, theo quy định trên thì khi vợ bỏ nhà đi, chồng vẫn có quyền ly hôn.
>>Xem thêm:Thuận tình ly hôn cần những hồ sơ gì theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H
>>Xem thêm: Vợ chồng ly hôn muốn chia tài sản thì phải làm thế nào – Hãng luật 24H
>Xem thêm: Ly hôn khi một bên bị mất năng lực hành vi dân sự – Hãng luật 24H
2.2 Vợ bỏ nhà đi chồng có quyền ly hôn không?
Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
– Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
– Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:
– Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
– Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Vậy khi trường hợp vợ bỏ nhà đi thì người chồng, vợ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích và làm thủ tục xin ly hôn đơn phương.
Hồ sơ yêu cầu tuyên bố một người mất tích bao gồm:
– Đơn yêu cầu tuyên bố mất tích.
– Xác nhận của Công an khu vực nơi người mất tích cư trú cuối cùng.
– Tài liệu chứng minh đã tìm kiếm người mất tích trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
– CMND, sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (bản sao công chứng).
– Giấy đăng ký kết hôn (bản chính).
– Giấy khai sinh của các con (bản sao công chứng).
– Giấy tờ về tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng của người chồng.
Hồ sơ xin đơn phương ly hôn:
– Mẫu đơn xin ly hôn.
– Giấy đăng ký kết hôn (bản chính).
– CMND, sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (bản sao công chứng).
– Giấy khai sinh của các con (bản sao công chứng).
– Giấy tờ về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng.
Trên đây là Vợ bỏ nhà đi chồng có quyền ly hôn không. Để biết thêm các thông tin và được tư vấn chuyên sâu bạn đọc hãy liên hệ số tổng đài 1900 6574 của Luật 24H.
Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H
Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến điều kiện để mua nhà ở xã hội, bao gồm:
Tư vấn các vấn đề có liên quan đến
Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….
Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.
Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan ở bài viết phía trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.
Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây
>> Xem thêm: Ly hôn có bắt buộc phải hòa giải tại cơ sở không – Luật 24h
>> Xem thêm: Ly hôn muốn thay đổi họ cho con thì phải làm thế nào – Luật 24h
>>Xem thêm: Cách tính án phí trong vụ án ly hôn mới nhất năm 2020? – Luật 24h
>>Xem thêm: Đơn xin xác nhận nơi cư trú để xin ly hôn – Luật 24h
>>Xem thêm: Bản tự khai trong vụ án ly hôn – Luật 24H
>>Xem thêm: Muốn ly hôn nhưng chồng không đồng ý có ly hôn được không – Luật 24h
Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H
0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website
( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý
& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH
6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm
4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết
CAM KẾT CỦA HÃNG LUẬT 24H:
– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;
– Chi phí hợp lý nhất thị trường;
– Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;
– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
————————————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Trụ sở chính : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.
Hotline : 19006574
Email : hangluat24h@gmail.com
Website : luat24h.net
Facebook : https://www.facebook.com/congtyluat24h/
Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"