Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên

Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên

Cha mẹ có những quyền cơ bản đối với con như: quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con; quyền giáo dục con; quyền đại diện cho con; quyền có tài sản riêng của con; quyền quản lý tài sản riêng của con; quyền định đoạt tài sản cuart con chưa thành niên, … Mặc dù các quyền này của cha mẹ là quyền đương nhiên nhưng nhưng trong một số trường hợp, xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của trẻ em, pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đã quy định việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong một số trường hợp và trong thời gian nhất định. Vậy hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên được pháp luật quy định như thế nào?.luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả phải chăng, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.

Các Luật sư của Luật 24H sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên.

1. Căn cứ pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình 2014;

Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

2. Giải quyết vấn đề:

2.1 Khái niệm và đặc điểm hạn chế quyền cha mẹ với con chưa thành niên:

– Khái niệm: hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên là việc giới hạn của pháp luật nhằm không cho cha, mẹ thực hiện một số quyền đối với con chưa thành niên trong một thời hạn nhất định.

– Đặc điểm:

  • Thứ nhất, đây là một chế tài của luật hôn nhân và gia đình.. Pháp luật quy định cha mẹ có quyền và nghĩa vụ yêu thương chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục, làm gương tốt cho con về mọi mặt. Khi cha mẹ có hành vi nghiêm trong đối với con chưa thành niên hoặc có lối sống đồi trụy…thì cha mẹ sẽ bị áp dụng chế tài đối với hành vi vi phạm, đó là hạn chế một số quyền đối với con chưa thành niên thông qua một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Tòa án. 
  • Thứ hai, đây là một biện pháp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên.  Về mặt sinh học con chưa thành niên còn đang trong độ tuổi hình thành, hoàn thiện về mọi mặt. Cho nên, con chưa thành niên phải trong một môi trường an toàn, lành mạnh có sự chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng, của cha mẹ. Tuy nhiên, khi cha mẹ có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của con chưa thành niên thì hạn chế quyền cha mẹ là cần thiết. 
  • Thứ ba, hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên chỉ làm hạn chế một số quyền của cha mẹ chứ không làm chấm dứt mới quan hệ giữa cha mẹ và con.

2.2 Các trường hợp hạn chế quyền cha mẹ với con chưa thành niên:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

– Thứ nhất, bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của con được coi là hành vi nghiêm trọng nhất trong các hành vi mà cha, mẹ có thể bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định rất rõ: “1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thực đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”.

Nhóm tội phạm xâm phạm tới quyền sống, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được quy định tại Chương XIV (từ Điều 123 đến Điều 156) của BLHS năm 2015. Tuy nhiên, cần phải lưu ý là cha mẹ, mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý mới bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. 

– Thứ hai, phá tán tài sản của con.

Theo quy định tại các Điều 75, 76 và 77 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì: Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con; Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý; Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con; Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ… Hành vi phá tán tài sản của con chưa thành niên có thể hiểu là hành vi sử dụng tài sản của con trái với nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của con, gây hậu quả nghiêm trọng đối với tài sản riêng của con chưa thành niên như: dùng tài sản của con chi dùng cho mục đích cá nhân của cha, mẹ; dùng tài sản của con với mục đích kinh doanh bất hợp pháp; có hành vi phá hoại tài sản của con, có hành vi chiếm đoạt tài sản của con…

– Thứ ba, có lối sống đồi trụy.

Người chưa thành niên là đối tượng chưa hoàn thiện về thể chất, tinh thần và nhân cách nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi hành vi, lối sống của cha mẹ mình và rất dễ bị lôi kéo, xúi giục thậm chí ép buộc làm những điều sai trái mà bản thân họ chưa nhận thức được. Lối sống đòi trụy của cha mẹ có thể lối sống buông thả, thiếu lành mạnh; nghiện chất kích thích, ham mê cờ bạc, rượu chè, tàng trữ, mua bán văn hóa phẩm bạo lực, đồi trụy… 

– Thứ tư, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Một trong nghĩa vụ của cha mẹ đối với con được quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 là “không được xúi giục, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”. Hành vi sau của cha mẹ có thể được xác định là “xúi giục, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”: Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; Lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác.

Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên
    Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên

2.3 Phạm vi hạn chê quyền:

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con.

2.4 Thời gian hạn chế quyền:

Tòa án ra quyết định hạn chế một hoặc một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

2.5 Người có quyền yêu cầu toà án hạn chế quyền:

Theo quy định tại điều 86, Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế vê quyền:

– Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

  •  Người thân thích;
  •  Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  •  Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  •  Hội liên hiệp phụ nữ.

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

2.6 Hậu quả pháp lý :

Theo quy định tại Điều 87, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì hậu quả pháp lý của việc hạn chế quyền của cha mẹ với con chưa thanh niên

– Trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

– Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này trong các trường hợp sau đây:

  •  Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;
  •  Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;
  •  Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.

– Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến vấn đề Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên bao gồm:

Tư vấn các vấn đề có liên quan đến vấn đề này;

Soạn thảo hồ sơ có liên quan đến các lĩnh vực như hình sự, dân sự , đất đai, thừa kế….

Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng.

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H . Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website https://luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Tham khảo thêm các bộ luật hiện hành Tại đây 

>>Xem thêm:Thuận tình ly hôn cần những hồ sơ gì theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Vợ chồng ly hôn muốn chia tài sản thì phải làm thế nào – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Cách thức để ly hôn khi một bên ở nước ngoài theo quy định pháp luật mới nhất – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Các bước để ly hôn đơn phương theo quy định hiện hành – Hãng luật 24H

>>Xem thêm: Trình tự thủ tục thuận tình ly hôn theo quy định mới nhất – Hãng luật 24H

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

( Lĩnh vực: Luật sư Bào chữa, bảo vệ, tư vấn, Trung tâm pháp lý

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

 

 

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : hangluat24h@gmail.com

Website         : luat24h.net

Facebook       : https://www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tố cáo hành vi bạo lực gia đình của bố

Tố cáo hành vi bạo lực gia đình của bố theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết tư vấn ...

Xem thêm

Tư vấn thủ tục thành lập hợp tác xã tại Huyện Mê Linh

Tư vấn thủ tục thành lập hợp tác xã tại Huyện Mê Linh, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, vớ...

Xem thêm

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở h...

Vợ chồng đều hộ khẩu thường trú tại huyện Như Xuân muốn ly hôn ở huyện khác có được khô...

Xem thêm

Anh G có hành vi hành hạ, bỏ mặc không chăm sóc bố đẻ già yếu. Hàn...

Anh G có hành vi hành hạ, bỏ mặc không chăm sóc bố đẻ già yếu. Hành vi này của anh G bị...

Xem thêm

Bố đánh đập con gái vì nhà không có con trai?

Bố đánh đập con gái vì nhà không có con trai theo quy định mới nhất, luật 24H cam kết t...

Xem thêm

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con theo quy định của pháp luật

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con theo quy định của pháp luật Giải quyết tranh chấp đất đai g...

Xem thêm

Ly hôn khi chồng ngoại tình và có con riêng thế nào?

Ly hôn khi chồng ngoại tình và có con riêng thế nào? Ly hôn khi chồng ngoại tình và có ...

Xem thêm

Ly hôn khi chồng ngoại tình và chung sống với bồ thế nào?

Ly hôn khi chồng ngoại tình và chung sống với bồ thế nào? Ly hôn khi chồng ngoại tình v...

Xem thêm

Có nên yêu người đã ly hôn và có con riêng?

Có nên yêu người đã ly hôn và có con riêng? Có nên yêu người đã ly hôn và có con riêng?...

Xem thêm
 
 
 
Gọi ngay
1900 6574