2.1. Về quyền yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập của người có quyền và nghĩa vụ liên quan 

Tại điều 201 Bộ luật tố tụng dân sự quy định

  1. Trường hợp người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây:
  2. Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ
  3. Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết
  4. Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn
  5. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải.

Như vậy theo quy định trên thì quyền yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan chỉ được đưa ra do đó nếu bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập 

 Thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải.

Khoản 1 điều 201 Bộ luật TTDS thì cần phải có đơn gửi cho Tòa án cùng với ý kiến về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn theo khoản 1 điều 199 BLTTDS quy định:

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ chứng minh kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có)

Trường hợp cần gia hạn thì phải có đơn đề nghị gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do; nếu việc đề nghị gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn nhưng không quá 15 ngày.

Tuy nhiên trong thực tế không phải đương sự nào cũng hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng, hơn nữa họ cũng không hiểu thế nào là yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập nếu không được Thẩm phán giải thích đầy đủ, đặc biệt đối với các đương sự là người đồng bào, dân tộc thiểu số do trình độ nhận thức về pháp luật còn hạn chế, có thể dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn có yêu cầu phản tố hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không được bảo vệ kịp thời.

2.2. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Là người tuy không khỏi kiện, không phải là người yêu cầu, không bị kiện, nhưng khi giải quyết vụ việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ dân sự nên họ có thể tự mình để nghị hoặc đương sự khấc để nghị đưa họ vào tham gia tố tụng: hoặc do Tòa án chủ động đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Có hai dạng:

  • Dạng 1: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, họ tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu; yêu cầu của họ có thể buộc nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu phải thực hiện nghĩa vụ đối vối họ. Thông thường, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập có đủ điều kiện pháp lý khỏi kiện vụ án dân sự nhưng do vụ việc dân sự đã xuất hiện giữa nguyên đơn, bị đơn, người yêu cầu mà quyền lợi của họ. gắn với nguyên đơn, bị đơn hoặc với cả hai. Vì vậy, họ phải tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nếu không việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ sau đó có thể sẽ gặp khó khăn hơn.
  • Dạng 2: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, tham gia tố tụng không độc lập là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà quyền hoặc nghĩa vụ của họ gắn với nguyên đơn, bị đơn hoặc lợi ích của họ gắn với yêu cầu của người yêu cầu trong việc dân sự, nên việc tham gia tố tụng của họ ít nhiều bị phụ thuộc vào hành vi tố tụng của các đương sự nói trên. Tuy nhiên, trong quá trình tố tụng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn có quyền định đoạt các vấn đề thuộc lợi ích của mình.

 Người yêu cầu trong việc dân sự

Là người tham gia tố tụng đưa ra các yêu cầu về giải quyết việc dân sự. Việc tham gia tố tụng của người yêu cầu trong việc dân sự cũng chủ động như nguyên đơn trong vụ án dân sự. Tuy nhiên, yêu cầu của họ chỉ giới hạn trong phạm vi yêu cầu  án công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

2.3. Quyền yêu cầu độc lập của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan

Yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

là một loại quan hệ pháp luật cho nên để yêu cầu của họ được xem xét, được tham gia tố tụng trong vụ án thì theo quy định tại Điều 202 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải làm các thủ tục như thủ tục của nguyên đơn khi khởi kiện, các thủ tục đó là: phải làm đơn trình bày rõ yêu cầu độc lập của mình là gì, và xuất trình các chứng cứ cơ bản kèm theo đơn yêu cầu, phải nộp tiền tạm ứng án phí, V.V.. Khi đã thực hiện đúng các yêu cầu đó thì Tòa án mối cho phép người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.

Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án giải thích rõ, nhưng vẫn không nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp phải nộp tạm ứng án phí thì Tòa án trả lại đơn yêu cầu, không giải quyết yêu cầu của họ. 

Về thời điểm đưa ra yêu cầu:

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 201 Bộ luật tố tụng dân sự: từ thời điểm Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mối xuất hiện và đưa ra yêu cầu thì Tòa án không chấp nhận, không cho họ tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự quy định thủ tục phản tố hoặc yêu cầu độc lập, thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Do đó, đương sự có yêu cầu độc lập phải làm đơn thể hiện rõ yêu cầu của mình, xuất trình chứng cứ cơ bản nhằm chứng minh yêu cầu của mình là thực tế, có thực, không phải bịa đặt để kéo dài vụ kiện, phải nộp tiền tạm ứng án phí… Khi đã thực hiện đúng các yêu cầu thì Tòa án phải thông báo cho các đương sự khác biết về yêu cầu của người phản tố, hoặc yêu cầu độc lập, kèm theo các chứng cứ mà họ đã xuất trình để các đương sự khác nếu không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn, của đương sự có yêu cầu độc lập thì chuẩn bị tài liệu, chứng cứ phản bác, tranh luận trước Tòa. Tất cả các hành vi tố tụng mà các bên đương sự, cũng như Tòa án phải thực hiện đều đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định.

Trên đây là quy định về quyền đưa ra yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập có liên quan đến vụ án. Nếu có thắc mắc gì thêm, vui lòng liên hệ với Công ty Luật 24h qua hotline 1900 65 74 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của công ty giải đáp thắc mắc.

Xem thêm: công ty luật 24H

>>Xem thêm: Tội cản trở giao thông trong luật hình sự theo quy định pháp luật – Luật 24h

>>Xem thêm: Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình – Luât 24h

>>>Xem thêm: Tòa án làm mất hồ sơ khởi kiện của người khởi kiện thì phải làm thế nào?

>>Xem thêm: Tội xâm phạm thư tín Xử lý hành vi xem trộm thư, tin nhắn facebook – Luật 24h